Nội dung kiểm soát hoạt động tín dụng trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp bảo việt chi nhánh bình định (Trang 27 - 31)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.1. Nội dung kiểm soát hoạt động tín dụng trong ngân hàng

1.3.1.1. Quy trình tín dụng và nhận diện rủi ro.

Quy trình tín dụng: Có khá nhiều khái niệm đƣợc đƣa ra. Nhiều ý kiến cho rằng: Quy trình tín dung là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, bao gồm các công việc theo một trình tự nhất định kể từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một qúa trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt ch và gắn bó với nhau

Nói một cách ngắn gọn hơn thì quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng, thẩm định khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.[PL:1]; Bao gồm các bƣớc sau:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng căn cứ vào chế độ thể lệ tín dụng của từng loại cho vay để hƣớng dẫn ngƣời vay thành lập hồ sơ vay vốn. Về cơ bản, hồ sơ vay vốn gồm:

Xác định khả năng hiện tại và tƣơng lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay

Bước 3: Quyết định cấp tín dụng

Ngân hàng s ra quyết định chấp thuận hay không chấp thuận cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Bước 4: Giải ngân

Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng hay phát tiền vay trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Giám sát món vay hiệu quả s làm giảm tổn thất tín dụng thông qua việc phát hiện và đánh giá vấn đề sớm nhất có thể. Đồng thời, nó cũng giúp phát hiện những cơ hội kinh doanh mới.

Bước 6: Thanh lí tín dụng

- Thu hồi, gia hạn nợ - Thanh lí tín dụng

Nhận diện rủi ro:

 Lập hồ sơ vay vốn

- Khách hàng cung cấp những thông tin không đúng sự thật.

- Cán bộ tín dụng không thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng, thiếu các giấy tờ thủ tục cần thiết nhƣng vẫn đƣợc chấp nhận.

- Cán bộ tín dụng và khách hàng có thông đồng với nhau

 Phân tích tín dụng

- Cán bộ tín dụng chƣa đủ trình độ chuyên môn nên chƣa phát hiện và tiên liệu đƣợc những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, dẫn đến:

+ Chƣa phát hiện ra đƣợc hoặc chƣa đánh giá đúng về khả năng của khách hàng

+ Đánh giá không đúng về tính chân thực về hồ sơ vay vốn của khách hàng - Có sự móc nối, thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, cố tình bỏ qua hoặc bỏ sót những thông tin có ảnh hƣởng lớn đến quyết định cho vay của ngân hàng

 Quyết định cấp tín dụng

- Quyết định chấp nhận cho vay đối với khách hàng không tốt nên dẫn đến không thu hồi hoặc thu hồi không đủ cả gốc và lãi, gây thiệt hại tài chính

- Từ chối cho vay những khách hàng tốt làm mất cơ hội và uy tín cho vay của ngân hàng

 Giải ngân

- Chƣa có chữ ký của ngƣời có thẩm quyền mà vẫn thực hiện giải ngân. - Đã có quyết định giải ngân nhƣng lại chậm tr trong việc thực hiện, gây khó khăn cho khách hàng

- Giải ngân không đúng khách hàng, không đúng hạn mức, cách thức nhƣ đã cam kết

 Giám sát tín dụng

- Khách hàng sử dụng vốn vào những mục đích khác với cam kết khi vay vốn.

- Tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn nên mất khả năng thanh toán dẫn đến không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền cả gốc và lãi

- Cán bộ tín dụng đánh giá sai về tình hình kinh doanh và hoạt động của khách hàng nên chƣa phát hiện ra những rủi ro có thể có

 Thanh lí tín dụng

- Khách hàng mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng hoặc có ý định lừa đảo, không muốn trả nợ

- Giá trị tài sản thế chấp có thể bị xuống cấp, hƣ hỏng hoặc bị thay đổi cốt l i... không còn giá trị nhƣ lúc thẩm định [13], [14];

1.3.1.2 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng;

Gồm nhiều bƣớc kiểm soát bao gồm: Kiểm soát quá trình xét duyệt cho vay, kiểm soát quá trình giải ngân, kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân, kiểm soát rủi ro tín dụng, kiểm soát việc chấp hành các nguyên tắc trong thực hiện nghiệp vụ. Cụ thể:

- Kiểm soát quá trình xét duyệt cho vay

+ Kiểm soát thủ tục đề nghị vay vốn nhằm đảm bảo rằng mọi hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng đều đƣợc cấp thẩm quyền theo d i chặt ch để ghi nhận và phân công chuyên viên hoặc nhóm thẩm định thích hợp thực hiện thẩm định khoản vay;

+ Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay nhằm bảo đảm rằng việc đề xuất cho vay tuân theo đúng tiêu chuẩn về điều kiện pháp luật quy định;

+ Kiểm soát việc thực hiện phân tích thông tin tín dụng nhằm đảm bảo thông tin tín dụng đƣợc trình bày trung thực, chính xác và đƣợc phân tích khách quan,

cẩn trọng để làm cơ sở cho cấp xét duyệt ra quyết định cho vay;

+ Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo rằng việc định giá đã đƣợc tiến hành trên cơ sở các căn cứ định giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tài sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh;

+ Kiểm soát thực hiện quyền phán quyết tín dụng nhằm đảm bảo việc xét duyệt cấp tín dụng là đúng thẩm quyền và nằm trong hạn mức xét duyệt đã đƣợc phê chuẩn bởi cấp điều hành cao nhất;

+ Kiểm soát việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo và hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý cần thiết đã đƣợc tiến hành đầy đủ và không có sự sơ hở nào về mặt pháp lý có thể ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng cho nguồn vốn ngân hàng.

- Kiểm soát quá trình giải ngân

Kiểm soát thực hiện hạn mức tín dụng đã đƣợc phê duyệt nhằm đảm bảo rằng việc giải ngân là hợp lệ vì nằm trong hạn mức tín dụng đã đƣợc phê duyệt và phù hợp với các điều kiện giải ngân đã xác định khi xét duyệt cấp tín dụng.

- Kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân

+ Kiểm soát quá trình giám sát việc tuân thủ cam kết trả vốn, lãi vay nhằm đảm bảo rằng việc theo d i tình hình trả nợ của các khách hàng vay vốn di n ra thƣờng xuyên và đầy đủ;

+ Kiểm soát quá trình thẩm tra, cập nhập thƣờng xuyên tình hình tài chính, kinh doanh của ngƣời vay vốn và việc ghi nhận kết quả thẩm tra trong các biên bản kiểm tra nhằm đảm bảo rằng thủ tục kiểm tra, giám sát sau cho vay đã đƣợc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc;

+ Kiểm soát việc tập hợp các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn nhằm đảm bảo rằng các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn, tr kỳ đƣợc cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các cấp có thẩm quyền và nhà quản trị cao cấp nhất để có những biện pháp ứng phó thích hợp. Đây là yếu tố thuộc về thông tin và truyền thông trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Để đạt đƣợc điều này, yêu cầu các ngân hàng phải có hệ thống thông tin kế toán hiệu quả, kịp thời và hệ thống kiểm soát trong môi trƣờng

xử lý thông tin máy tính hữu hiệu.

+ Kiểm soát báo cáo số liệu báo cáo tín dụng nhằm đảm bảo tính chính xác và thời gian cung cấp kịp thời cho nhà quản lý để phục vụ cho việc phân tích, giám sát danh mục tín dụng.

+ Kiểm soát quá trình thu hồi nợ xấu và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu để quyết định mức trích lập dự phòng thích hợp;

- Kiểm soát rủi ro tín dụng

+ Kiểm soát việc xác định hệ thống hạn mức tín dụng nhằm đảm bảo rằng hạn mức tín dụng cấp cho mỗi khách hàng dựa trên cơ sở tính toán hợp lý giữa nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Tiêu chuẩn lập quỹ dự phòng cho khoản vay có khả năng không thu hồi đƣợc nhằm đảm bảo răng việc trích lập các khoản nợ không thu hồi đƣợc là xác thực và hợp lý.

+ Đánh giá độ an toàn của tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo rằng mức cho vay hiện hành trên tài sản đảm bảo luôn hợp lý và an toàn;

+ Vấn đề trích trƣớc hay ngƣng trích trƣớc khoản lãi cho vay nhằm đảm bảo việc phản ánh thu nhập lãi cho vay trên báo cáo tài chính là trung thực, hợp lý.

+ Thực hiện giám sát thƣờng xuyên ngay cả đối với những khoản vay trả nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp bảo việt chi nhánh bình định (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)