Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp bảo việt chi nhánh bình định (Trang 93 - 96)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng

Dựa trên mô hình tổ chức tín dụng thành lập phòng QLRR tại chi nhánh chịu trách nhiệm trong công tác nhận diện dấu hiệu cảnh báo, nhắc nhở QLKH khi khách hàng có dấu hiệu bất thƣờng, cùng QLKH thu hồi và xử lý nợ, bên cạnh đó bộ phận này còn phối hợp cùng bộ phận QLKH trong công tác xếp hạng và điều chỉnh nhóm nợ khách hàng, nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra tại BAOVIET Bank Bình Định, quy trình quản lý rủi ro tín dụng đƣợc đề xuất nhƣ sau:

Nguồn: Đề xuất của tác giả

PHÂN LOẠI KHOẢN VAY

Nhận diện các dấu hiệu cảnh báo

Thu thập thông tin Phân tích tình hình qua các nhóm dấu hiệu XẾP HẠNG KHOẢN VAY Từ nhóm 3 đến nhóm 5 Từ nhóm 1 đến nhóm 2 Khoản vay đảm bảo giữ nguyên

hạng Khoản vay bị xếp xuống hạng Xuống nhóm 3 Xuống nhóm 5 Xuống nhóm 4 Biện pháp phòng ngừa Biện pháp khắc phục Biện pháp xử lý Quản lý, giám sát khoản vay Kiểm soát, bổ sung TSĐB Các BP khuyến khích trả nợ Trả nợ Kiểm tra, đánh giá TSĐB Đánh giá, cơ cấu nợ Phát mại Hoàn thiện hồ

sơ pháp lý Thu hồi nợ

Bán nợ Khởi kiện

Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo để có những giải pháp tối ƣu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của BAOVIET Bank Bình Định. Vì vậy, đối với từng nhóm nợ của khoản vay s có những nhóm biện pháp tƣơng ứng nhƣ trên. Để thực hiện đƣợc các nhóm biện pháp trên các bộ phận cần phải phối hợp với nhau nhƣ sau:

+ Đối với Phòng Khách hàng doanh nghiệp/cá nhân: thƣờng xuyên và định kỳ rà soát các danh mục tín dụng để phát hiện các dấu hiệu phát sinh và có báo cáo cụ thể. Báo cáo này là một văn bản không thể thiếu trong hồ sơ tín dụng của từng khoản vay. Khi một khoản vay đƣợc Phòng tín dụng xếp hạng là nợ xấu, ngay lập tức, Phòng tín dụng chuyển hồ sơ khoản nợ sang Phòng quản lý rủi ro tại Chi nhánh để theo dõi. Các cán bộ quản lý khách hàng của Phòng khách hàng doanh nghiệp/cá nhân phải có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ cung cấp các thông tin cần thiết về khoản vay cho Phòng quản lý rủi ro.

+ Đối với Phòng quản lý rủi ro: Ngay sau khi nhận bàn giao các khoản nợ xấu từ Phòng khách hàng doanh nghiệp/cá nhân, Phòng quản lý rủi ro phải đồng thời thực hiện và hoàn tất các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Cùng cán bộ quản lý khách hàng hoàn tất báo cáo tình trạng và nguyên nhân xuống hạng của khoản nợ (cả nguyên nhân chủ quan và khách quan).

Bƣớc 2: Chuyển các khoản nợ này sang các tài khoản nợ xấu tƣơng ứng theo quy định hiện hành. Đề xuất trích lập dự phòng rủi ro với các khoản nợ xấu đó.

Bƣớc 3: Kiểm tra, rà soát:

- Toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay và tài sản đảm bảo. Kiểm tra và đánh giá lại tài sản đảm bảo.

- Kiểm tra lại khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng hoặc ngƣời bảo lãnh.

- Đánh giá lại tình hình tài chính.

- Đánh giá thứ tự ƣu tiên trả nợ của khách hàng.

Bƣớc 4: Sau khi thực hiện các bƣớc trên, Phòng phải có báo cáo tình hình cụ thể trong đó phải đề xuất kế hoạch áp dụng các biện pháp xử lý, hành động và

triển khai thực hiện gửi Giám đốc chi nhánh xét duyệt sau đó trình Trụ sở chính. Bƣớc 5: Sau khi có dự phê duyệt của Hội sở, BAOVIET Bank Bình Định áp dụng ngay kế hoạch hành động đã đăng ký (kể cả khi khoản nợ đó đƣợc chuyển sang theo dõi ngoại bảng). Và hàng tháng phải xếp hạng lại mức độ rủi ro của khoản vay khi đã áp dụng các biện pháp xử lý và báo cáo về Hội sở.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp bảo việt chi nhánh bình định (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)