BÀI 9: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TRUYỀN LỰC CHÍNH

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH mô ĐUN đào tạo: sửa CHỮA và bảo DƯỠNG (Trang 37 - 41)

Học xong bài này người học có khả năng:

- Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của truyền lực chính.

- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa truyền lực chính. - Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được truyền lực chính đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nội dung của bài: Thời gian: 23 h (LT: 3h; TH: 20 h)

1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của truyền lực chính.

a. Dầu chảy ra vỏ cầu và bánh xe * Nguyên nhân:

- Các phớt cao su đầu trục quả dứa bị rách, mòn, trai cứng - Các gioăng đệm của cầu bị rách

- Các bu lông bắt không chặt và xiết không đều - Vỏ cầu bị nứt, các ren bị hỏng

- Các cổ trục bị mòn

- Dầu đổ qúa nhiều, lỗ thông hơi bị tắc * Tác hại:

- Làm cho thiếu dầu bôi trơn, nên khi cầu làm việc sẽ sinh nhiệt, mài mòn các chi tiết trong cầu nhanh.

- Dầu chảy ra bánh xe sẽ gây ra mất an toàn trong quá trình làm việc b. Khi chạy có tiếng kêu

* Nguyên nhân:

- Thiếu dầu bôi trơn

- Các bánh răng bị mòn, khe hở ăn khớp quá lớn sinh ra tiếng va đập. - Các vòng bi mòn, điều chỉnh độ rơ không đúng.

* Tác hại:

- Làm hư hỏng nhanh các chi tiết trong cầu chủ động c. Khi làm việc cầu bị nóng

* Nguyên nhân:

- Do thiếu dầu bôi trơn

- Các chi tiết lắp ráp không có độ rơ điều chỉnh không đúng theo yêu cầu kỹ thuật

- Khe hở ăn khớp quá nhỏ * Tác hại:

- Làm cho các chi tiết bị mài mòn nhanh, các bề mặt bánh răng nhanh hỏng.

2. Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa truyền lực chính. 2.1. Phương pháp kiểm tra.

- Dùng phương pháp quan sát để phát hiện hư hỏng như: nứt, vỡ, cháy, rỗ, trờn ren, chai cứng

- Dùng dụng cụ đo như: panme, thước cặp để kiểm tra độ mòn của cổ trục và phớt căn đệm

- Dùng dưỡng để kiểm tra các bánh răng và các rãnh then hoa của trục - Dùng dây chì để kiểm tra khe hở ăn khớp của bánh răng

2.2. Phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa.

- Vòng bi mòn nhiều, vỡ thì thay cái mới. Nếu mòn ít thì ta bảo dưỡng sạch sẽ và dùng lại

- Các cổ trục mòn thì dùng phương pháp phun kim loại, các đầu ren hỏng thì ta rô ren mới

- Các rãnh then hoa mòn, sứt mẻ nếu trong phạm vi cho phép ta có thể hàn đắp, gia công lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (lưu ý phải đảm bảo độ cứng như ban đầu) hoặc sửa chữa bằng phương pháp thêm chi tiết, nếu như mòn nhiều thì thay cái mới.

- Đinh tán rơ lỏng thì tán lại.

3. Bảo dưỡng và sửa chữa truyền lực chính.

- Quy trình tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa. - Bảo dưỡng:

+ Tháo lắp kiểm tra chi tiết: vỏ, các bánh răng, ổ bi và ca bi. + Làm sạch.

+ Lắp và điều chỉnh vết tiếp xúc

a. Kiểm tra điều chỉnh cụm bánh răng quả dứa (điều chỉnh độ rơ dịch dọc)

Ta lắp đầy đủ các chi tiết trong cụm bánh răng quả dứa. Sau đó, kẹp cụm bánh răng quả dứa lên êtô, xiết chặt ốc hãm đầu trục đúng mômen quy định từ 20-

25KG.cm2, sau đó dùng lực kế móc vào mặt bích kéo lực kế làm quay trục (lực kéo phải đúng quy định)

Ví dụ: Xe ôtô KMAZ : 1.3-2.6KG; Uóat: 1,3-3KG

Nếu không đúng tiêu chuẩn thì ta phải điều chỉnh lại hoặc có thể dùng đồng hồ so để kiểm tra. Ta gắn đồng hồ so vào đầu mút trục bánh răng quả dứa và dịch chuyển trục theo hướng dọc trục, nếu độ rơ dịch dọc từ 0.03-0.05mm thì phải điều chỉnh lại.

Ngoài phương pháp trên ta có thể kiểm tra bằng kinh nghiệm là dùng tay lắc (đẩy kết hợp quay trục nhẹ nhàng không có tầm nặng là đạt tiêu chuẩn)

b. Cách điều chỉnh cụm bánh răng vành chậu

* Kiểm tra độ dọc trục của bánh răng vành chậu, trục trung gian:

- Bắt gá đồng hồ so vào quả cầu để đầu đo đồng hồ tì vào mặt lưng của bánh răng vành chậu. Dùng tay đòn quay bánh răng vành chậu, dịch đi dịch lại theo chiều trục

- Quan sát chỉ số dao động của kim đồng hồ. Độ rơ này không quá 0.1mm. Nếu lớn hơn phải điều chỉnh lại. Tuỳ theo kết cấu cụ thể của từng loại xe mà có cách điều chỉnh khác nhau.

- Đối với xe Zil 130, ta bớt căn đệm điều chỉnh ở nắp ổ bi đĩa đỡ đầu trục. - Nếu độ rơ quá nhỏ thì thêm căn đệm

- Cách kiểm tra độ dịch dọc của trục trung gian: Khi lắp ta phải chia đều các căn đệm ra hai bên, mỗi bên 5 tấm (1 mm, 0.5mm, 0.2mm, 0.1mm, 0.05mm), chú ý đặt các tấm đệm dầy phía dưới, mỏng phía trên và xiết chặt 2 nắp mặt bích đúng lực quy định. Dùng đồng hồ so để kiểm tra, dùng lơ-via để xê dịch trục theo hướng trục. Nếu khe hở vượt quá 0.1mm thì ta điều chỉnh lại, bằng cách tháo hai nắp mặt bích ra và bớt các căn đệm.

* Điều chỉnh vết ăn khớp bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu

- Tiến hành điều chỉnh sau khi đã điều chỉnh cụm bánh răng quả dứa và cụm bánh răng vành chậu

- Kiểm tra vết ăn khớp:

+ Lau sạch bề mặt làm việc của hai bánh răng

+ Bôi một lớp bột màu hoặc sơn mỏng lên mặt bánh răng quả dứa

- Lắp cụm bánh răng quả dứa vào quay vài vòng rồi tháo ra kiểm tra vết ăn khớp trên bánh răng vành chậu

- Vết ăn khớp đúng:

+ Vết màu nằm trong khoảng giữa chiếm 2/3 chiều dài răng + Cách đều hai đầu răng từ 2-4 mm. Nếu sai ta điều chỉnh lại. * Phương pháp điều chỉnh

Vị trí tiếp xúc trên bánh răng bị động Các phương pháp điều chỉnh ăn khớp đúng các bánh răng

Vết tiếp xúc dịch ra phía ngoài của bánh răng thì ta phải đẩy bánh răng bị động vào bánh răng chủ động. Nếu khe hở nhỏ quá thì ta dịch chuyển bánh răng chủ động ra.

Vết tiếp xúc dịch vào phía trong thì ta phải đẩy bánh răng bị động ra khỏi bánh răng chủ động, nếu khe hở lớn quá ta phải đẩy bánh răng chủ động vào

Vết tiếp xúc nằm ở phía đâu răng ta đẩy bánh răng chủ động vào bánh răng bị động. Nếu khe hở nhỏ quá thì ta phải dịch bánh răng bị động ra

Vết tiếp xúc nằm ở phía đáy răng thì ta phải đẩy bánh răng chủ động ra khỏi bánh răng bị động. Nếu khe hở lớn quá thì ta phỉa dịch bánh răng bị động vào.

- Khe hở ăn khớp từ 0.15-0.4mm.

- Sửa chữa: + Vỏ, nắp, các bánh răng và trục. + Lắp và điều chỉnh vết tiếp.

BÀI 10: CẤU TẠO BỘ VI SAI

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH mô ĐUN đào tạo: sửa CHỮA và bảo DƯỠNG (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)