BÀI 5: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỘP PHÂN PHỐI (HỘP SỐ PHỤ)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH mô ĐUN đào tạo: sửa CHỮA và bảo DƯỠNG (Trang 25 - 28)

Học xong bài này người học có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hộp phân phối.

- Giải thích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp phân phối.

- Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được hộp phân phối đúng yêu cầu kỹ thuật.

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp phân phối:

1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu:

Tăng thêm số lượng số truyền (tăng số lượng các số) của hệ thống truyền lực, do đó tạo khả năng lựa chọn số thích hợp nhất đối với điều kiện làm việc của xe.

Tăng thêm mômen xoắn ở bánh xe chủ động nhằm khắc phục lực cản của mặt đường.

Yêu cầu hộp số phụ làm việc êm dịu, sang số phải nhẹ nhàng 1.2. Phân loại:

Hộp số phụ có các loại: + Loại hai cấp giảm:

+ Loại một cấp giảm, một cấp tăng

+ Loại một cấp giảm, một cấp tăng, một truyền thẳng

+ Hộp số phụ có số lùi làm tăng lực kéo của bánh xe chủ động và có khả năng lùi ở tất cả các số

+ Hộp số phụ được đặt tách rời hộp số chính và nối với hộp số chính bằng các đăng trung gian

2. Cấu tạo và hoạt động của hộp phân phối. 2.1. Cấu tạo:

Hình 5.1: Sơ đồ hộp số phụ ba cấp

1,2: Bánh răng di động 3,4,10 Bánh răng trên trục trung gian 5. Vành răng trong của bánh răng 6. Bánh răng liền với trục sơ cấp 7. Trục sơ cấp của hộp số phụ 8. Trục thứ cấp

9. Trục trung gian

- Hộp số phụ này gồm một số truyền thẳng, một số truyền tăng và một số truyền giảm.

- Các bảnh răng trên trục trung gian được đúc liền thành một khối và trục quay tự do nhờ hai ổ bi ở hai đầu. Trục sơ cấp hộp số phụ nối với trục thứ cấp hộp số chính qua cơ cấu các đăng. Trục thứ cấp của hộp số phụ nối với các đăng truyền ra cầu sau chủ động.

- Hộp số phụ xe Uoát gồm một số truyền giảm, một số truyền tăng. Khi truyền giảm buộc phải gài cầu trước, khi truyền thẳng có thể cắt không gài cầu trước. Trục 2 cần số phụ có tấm chặn hai đầu.

2.2. Nguyên lý làm việc:

Hộp số được gài nhờ các bánh răng 1 và 2

- Khi gài số truyền thẳng (truyền thẳng mômen từ hộp số chính đến cầu sau chủ động): Gạt bánh răng 1 sang trái ăn khớp với vành răng 5. Mômen được truyền từ trục sơ cấp đến bánh răng 6, vành răng 5, bánh răng 1 đến trục thứ cấp 8

- Khi gài số truyền giảm: Gạt bánh răng 2 sang phải ăn khớp với vành răng 3. Mômen được truyền từ trục sơ cấp 7 đến bánh răng 6, bánh răng 10, trục 9, bánh răng 3, bánh răng 2 đến trục thứ cấp 8.

- Khi gài số truyền tăng: Gạt bánh răng 1 sang phải ăn khớp với bánh răng 4. Mômen được truyền từ trục sơ cấp 7 đến bánh răng 6, bánh răng 10, trục 9, bánh răng 4, bánh răng 1 đến trục thứ cấp 8.

3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp phân phối.

3.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng:

- Khó khăn trong việc gài và tách số:

+ Càng cua bị cong, phải tháo càng cua ra nắn lại, nếu cong quá mức quy định phải thay thế

+ Các ổ bi, các mối ghép then hoa bị mòn, phải tháo ra kiểm tra, sửa chữa và thay cái mới

- Hộp số phụ phát ra tiếng ồn:

+ Khe hở giữa các bánh răng quá lớn, then hoa và trục quá rộng, cần kiểm tra, nếu vượt quá yêu cầu kỹ thuật thì phải thay thế

+ Các bạc lót bị mòn, cần kiểm tra, nếu quá yêu cầu kỹ thuật thì thay thế mới + Thiếu dầu bôi trơn, kiểm tra và bổ xung dầu mới

+ Đường tâm các ổ đỡ trục không thẳng - Hộp số phụ bị rò rỉ dầu:

+ Dầu bôi trơn không đúng hoặc quá nhiều, cần kiểm tra thay dầu mới hoặc bớt dầu đi đúng mức quy định

+ Các gioăng đệm bị rách, phải tháo ra kiểm tra thay cái mới + Vỏ hộp số bị nứt vỡ, cần kiểm tra hàn lại hoặc thay cái mới.

3.2. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa.

Trục hộp số phụ: mòn sử dụng phương pháp hàn đắp, sau đó gia công lại kiểm tra ổ bi bằng quan sát và dùng đồng hồ so, nếu khe hở hướng kính lớn quá 0.07mm thì thay cái mới.

Kiểm tra các rãnh then hoa bị mòn, bị bavia sứt mẻ thì phải phục hồi bằng cách hàn đắp rồi gia công lại cho đúng kích thước ban đầu. nếu sứt mẻ nhỏ thì có thể dùng giũa mài lại.

Các bánh răng của hộp số bị mòn:

+ Dùng phương pháp quan sát hoặc dùng kẹp chì để đo độ mòn

+ Nếu các bánh răng bị mòn quá 1/3 thì ta có thể lắp xoay mặt bánh răng lại. + Các bánh răng sứt mẻ thì phải hàn đắp rồi gia công lại, cho phép trên một bánh răng không được vượt quá 3 răng sứt mẻ hoặc 2 răng liền nhau. Nếu quá tiêu chuẩn thì phải thay mới.

4. Bảo dưỡng và sửa chữa hộp phân phối.

- Bảo dưỡng: + Tháo lắp, kiểm tra chi tiết.

+ Làm sạch và thay dầu bôi trơn. - Sửa chữa: + Vỏ và nắp hộp số, các càng đi số và thanh trượt. + Các bánh răng, trục số.

BÀI 6: CẤU TẠO TRUYỀN ĐỘNG CÁC ĐĂNG

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH mô ĐUN đào tạo: sửa CHỮA và bảo DƯỠNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)