Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của truyền động các đăng. - Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của truyền động các đăng.
- Tháo lắp, nhận dạng và bảo dưỡng bên ngoài được truyền động các đăng đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 15 h (LT: 2h; TH: 13 h)
I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại truyền động các đăng.
1. Nhiệm vụ:
- Truyền mômen quay giữa các trục trong điều kiện đường tâm của hai trục cùng nằm trên một mặt phẳng khoảng cách và góc giữa hai trục luôn thay đổi khi xe chuyển động
- Truyền động các đăng được dùng để truyền chuyển động trong các trường hợp sau:
+ Truyền mômen từ hộp số đến cầu chủ động
+ Truyền mômen từ truyền lực chính đến các bánh xe chủ động dẫn hướng + Truyền mômen từ hộp số đến hộp phân phối
2. Phân loại:
- Theo số lượng khớp các-đăng:
+ Loại đơn: Trục truyền có một khớp các đăng + Loại kép: Trục truyền có hai khớp các đăng + Loại có nhiều khớp các đăng
- Theo tốc độ:
+ Khớp các đăng khác tốc + Khớp các đăng đồng tốc
II. Cấu tạo và hoạt động của truyền động các đăng.
1. Cấu tạo:
Truyền động các đăng gồm ba phần chính: khớp các đăng, trục truyền, gối đỡ trung gian.
1. Khớp các đăng:
Có hai loại: khớp các đăng đồng tốc và khớp các đăng khác tốc: a. Khớp các đăng khác tốc:
+ Gồm có hai nạng trên đầu trục chủ động và trục bị động, các nạng chủ động và bị động nối với nhau bằng trục chữ thập, các ngõng trục chữ thập được đặt trong ổ bị kim thuộc nạng tương ứng, đầu ngoài các lỗ có các nắp đậy, phía vai trục chữ thập có vòng đệm chặn dầu.
+ Nhược điểm lớn nhất của khớp các đăng khác tốc là vận tốc góc của hai trục không bằng nhau. Mức độ khác nhau phụ thuộc vào góc giữa hai trục. Để khắc phục nhược điểm này người ta thường dùng khớp các đăng kép, cơ cấu này gồm ba trục và hai khớp các đăng, điều kiện để đảm bảo đồng tốc là góc nghiên giưa các trục phải bằng nhau:
Hình 6.1: Khớp các đăng khác tốc
b. Khớp các đăng đồng tốc:
+ Khớp các đăng đồng tốc loại bi (khớp cầu) được sử dụng rộng rãi ở các cầu chủ động dẫn hướng. Điều kiện để đảm bảo đồng tốc là góc nghiên giữa hai trục nhỏ hơn hoặc bằng 350.
+ Khớp các đăng đồng tốc gồm hai nửa khớp, khớp cầu được chế tạo liền trục, ở mỗi nửa khớp cầu có khoét 5 rãnh, trong các rãnh của khớp có đặt 4 viên bi để truyền mômen từ trục chủ động đến nạng bị động, viên bi thứ năm dùng để định tâm nằm ở giữa khớp được giữ bằng chốt.
Hình 6.2: Khớp các đăng đồng tốc
2. Trục truyền động:
Trục truyền động được chế tạo bằng thép theo kiểu ống và được chia làm hai phần, các phần nối với nhau bằng then hoa, đảm bảo chiều dài trục thay đổi dọc trục.
3. Gối đỡ trung gian:
- Trong trường hợp trục các đăng quá dài, để hạn chế dao động của trục các đăng phải có gối đỡ trung gian.
- Vỏ gối đỡ trung gian được chế tạo bằng thép, phía trong gối đỡ có đặt ổ bi và đệm cao su đàn hồi. Toàn bộ gối đỡ trung gian được treo trên dầm ngang của khung xe bằng bu lông.
Hình 6.3: Cấu tạo gối đỡ trung gian
III. Bảo dưỡng bên ngoài truyền động các đăng.
- Quy trình tháo lắp và bảo dưỡng bên ngoài.
+ Trước khi lắp phải đảm bảo vệ sinh, đủ dầu, mỡ bôi trơn;
+ Trước khi lắp trục chữ thập, yêu cầu phải cẩn thận siết chặt bulông hãm, chống xoay;
+ Lắp vòng bi gối đỡ trung gian vào vị trí, chú ý để vú mỡ quay xuống phía dưới;
+ Lắp toàn bộ trục các đăng lên xe khớp nối đàn hồi, then hoa phải cùng nằm trên một đường thẳng;
- Bảo dưỡng bộ phận: + Tháo và nhận dạng: trục các đăng và khớp chữ thập. + Làm sạch và vô mỡ các ổ bi, chốt và then hoa. - Lắp, vặn chặt các bộ phận: Khớp chữ thập và trục các đăng.
BÀI 7: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TRUYỀN ĐỘNG CÁC ĐĂNG