Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bán trục.
- Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa của bán trục.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bán trục đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 17 h (LT: 4h; TH: 13 h)
1. Nhiệm vụ, yêu cầu phân loại bán trục.
1.1. Nhiệm vụ:
Bán trục dùng để truyền mômen xoắn từ truyền lực chính qua vi sai đến bánh xe chủ động
1.2. Phân loại:
Căn cứ theo mức độ chịu tải, bán trục được chia thành: + Bán trục thoát tải một nửa (giảm tải một nửa)
+ Bán trục thoát tải hoàn toàn (giảm tải hoàn toàn) 2. Cấu tạo và hoạt động của bán trục.
- Cấu tạo:
Bán trục là một trục bằng thép, đầu trong có rãnh then hoa để lắp với bánh răng bán trục, đầu ngoài có mặt bích để truyền mômen cho bánh xe chủ động.
+ Bán trục thoát tải một nửa: Ổ bi bên trong đặt trên vỏ vi sai, còn đầu ngoài đặt trên trục vì vậy bán trục vừa chịu tác dụng của mômen quay, vừa chịu phản lực thẳng góc từ mặt đường lên bánh xe.
1: Ổ bi bên trong; 2: Ổ bi đặt bên ngoài
+ Bán trục giảm tải hoàn toàn: Ổ bi bên trong đặt trên vỏ vi sai, còn đầu ngoài bán trục bắt vào moayơ bánh xe, moayơ bánh xe lắp với vỏ ngoài của cầu xe thông quả ổ bi
3: Hai ổ bi lắp giữa moayơ bánh xe và vỏ cầu sau - Nguyên tắc hoạt động:
Khi động cơ làm việc, mômen xoắn được truyền đến bán trục thông qua vỏ của vi sai. Bán trục sẽ truyền mômen xoắn sang moayơ bánh xe và làm quay bánh xe chủ động.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa của bán trục.
- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng:
+ Bán trục bị cong do chịu mômen xoắn lớn và đột ngột
+ Nứt chỗ chuyển tiếp giữa trục và mặt bích do chịu lực đột ngột + Mặt bích bị đảo do xiết bulông không đều
+ Phần then hoa bị mòn do va đập * Tác hại: Không an toàn khi xe hoạt động - Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
+ Trục cong kiểm tra trên hai khối V bằng đồng hồ so. Nếu độ cong vượt quá 0.1 mm phải nắn lại trên máy ép thuỷ lực
+ Độ đảo mặt bích kiểm tra bằng đồng hồ yêu cầu không quá 0.2mm, rãnh then hoa không mòn quá 0,4mm
+ Nếu chỗ chuyển tiếp bị rạn, nứt ít cho phép hàn lại, nếu rạn, nứt nhiều phải thay cái mới.
4. Bảo dưỡng và sửa chữa bán trục.
- Quy trình tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.
Quy trình tháo lắp bán trục xe ôtô TOYOTA HIACE (cầu sau chủ động)
Stt NỘI DUNG CÔNG
VIỆC DỤNG CỤ YÊU CẦU KỸ THUẬT
1 Nới lỏng hai bánh xe sau
Tuýp lốp
2 Kích và kê xe Kích trụ đỡ Chắc chắn và an toàn
3 Tháo hai bánh xe sau Tuýp lốp 4 Tháo tang trống phanh
5 Tháo guốc phanh Tuốc lơ vít 6 Tháo các phanh tay
7 Tháo đường ống dầu phanh ra khỏi xilanh công tác (xilanh con)
Clê miệng 10-12 Hứng dầu vào lọ, chai
8 Tháo bán trục cùng mâm phanh ra khỏi vỏ cầu
Choong 19 9 Tháo rời bán trục,
vòng bi, mâm phanh đưa lên giá đỡ thực tập
Kìm, vam ép Chú ý đệm phớt chắn dầu
- Bảo dưỡng: + Tháo lắp kiểm tra chi tiết: bán trục, ổ bi và ca bi. + Làm sạch và lắp.
- Sửa chữa: + Mặt bích, trục và then hoa. + Làm sạch, vô mỡ và lắp. + Trục và then hoa bị mòn, cong. + Mặt bích bị mòn lỗ côn và vênh.
BÀI 13: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MOAY-Ơ