BÀI 11: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BỘ VI SAI

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH mô ĐUN đào tạo: sửa CHỮA và bảo DƯỠNG (Trang 44 - 46)

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng nguyên lý hoạt động của bộ vi sai.

- Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bộ vi sai.

- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ vi sai.

- Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được bộ vi sai đúng yêu cầu kỹ thuật.

1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bộ vi sai.

- Biểu hiện sự sai hỏng của bộ vi sai là khi quay vòng xe - Sai hỏng chính của bộ vi sai là sự mòn hỏng các bánh răng

- Bánh răng bán trục bị mòn hỏng phần then hoa lắp với bán trục, nguyên nhân chính là do va đập, phanh xe đột ngột hoặc thay đổi tốc độ đột ngột.

- Các đệm lưng của bánh răng và trục chữ thập bị mòn

- Nếu các chi tiết mòn hỏng nhiều gây mất an toàn khi xe hoạt động

2. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ vi sai. a. Kiểm tra:

- Dùng panme, kẹp chì và quan sát để kiểm tra các chi tiết như: bánh răng ăn khớp, trục chữ thập, bán trục mòn

- Các căn đệm cũng kiểm tra bằng panme, thước cặp

b. Sửa chữa:

- Lỗ của bánh răng hành tinh bị mòn cho phép doa rộng sau đó ép bạc mới, rồi gia công lại theo kích thước sửa chữa (nếu bánh răng còn tốt)

- Đệm căn lưng của bánh răng hành tinh mòn quá quy định thì thay thế cái mới. Khe hở lưng khi lắp ráp cho phép là 0.25-0.4mm

c. Yêu cầu kỹ thuật:

- Khe hở mối ghép then hoa cho phép là 0.05-0.15mm - Lực siết bulông vỏ vi sai là 11Kg/cm2

- Khe hở dọc trục các bánh răng bằng 0.25-0.4mm, khe hở ăn khớp nhỏ hơn 2mm.

- Sau khi lắp dùng tay quay bán trục cụm vi sai phải hoạt động bình thường.

3. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ vi sai..

- Quy trình tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.

Stt Những sai hỏng Phương pháp kiểm tra Phương pháp sửa chữa Yêu cầu kỹ thuật 1 Các bánh răng mòn, cháy, rỗ, rạn, nứt Bằng phương pháp quan sát, dùng dưỡng đo răng hoặc ép dây chì đo khe hở

Mòn ít, vết rạn nhỏ, các răng không liền nhau thì ta dùng lại. Mòn nhiều, vết rạn nứt lớn, các răng hỏng gần nhau thì thay thế 2 Phớt cao su làm kín hỏng, rách, cứng, chảy dầu

Quan sát Thay cái mới 3 Các bulông êcu

trờn ren

Khẩu 14-17 Nếu ít thì ta rô lại, nhiều thì thay mới 4 Các bánh răng bán trục, bánh răng hành tinh mòn Quan sát và dưỡng đo Mòn ít thì dùng lại được, mòn nhiều thì thay thế

5 Các trục chữ thập Pan-me đo Thay cái mới 6 Đệm căn lưng của

các bánh răng

Quan sát, pan- me đo

Nếu mòn nhiều thì thay cái mới

hành tinh mòn

- Bảo dưỡng: + Tháo lắp kiểm tra chi tiết: vỏ, các bánh răng. + Làm sạch.

+ Lắp và điều chỉnh khe hở (- Khe hở mối ghép then hoa cho phép là 0.05-0.15mm, lực siết bulông vỏ vi sai là 11Kg/cm2, khe hở dọc trục các bánh răng bằng 0.25-0.4mm, khe hở ăn khớp nhỏ hơn 2mm, Sau khi lắp dùng tay quay bán trục cụm vi sai phải hoạt động bình thường)

- Sửa chữa: + Vỏ, nắp, các bánh răng và chốt chữ thập. + Lắp và điều chỉnh khe hở.

BÀI 12: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BÁN TRỤC

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH mô ĐUN đào tạo: sửa CHỮA và bảo DƯỠNG (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)