BÀI 14: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BÁNH XE

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH mô ĐUN đào tạo: sửa CHỮA và bảo DƯỠNG (Trang 50 - 54)

Học xong bài này người học có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bánh xe.

- Giải thích được cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bánh xe.

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bánh xe đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nội dung của bài: Thời gian: 16 h (LT: 3h; TH: 13 h)

1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại và cấu tạo bánh xe.

- Nhiệm vụ, yêu cầu:

Bánh xe là bộ phận trực tiếp biến chuyển động quay của bánh xe thành chuyển động tịnh tiến của ôtô (nhờ lực bám của bánh xe với mặt đường)

Làm tăng độ êm dịu khi xe chuyển động - Phân loại:

+ Theo vị trí bánh xe trong ôtô:

Bánh xe chủ động (Lắp trên cầu chủ động) Bánh xe bị động (Lắp trên cầu dẫn hướng)

Bánh xe hỗn hợp (Vừa chủ động vừa dẫn hướng) + Theo cấu tạo:

Bánh xe có săm Bánh xe không săm - cấu tạo:

Hình 1.4: Cấu tạo bánh xe

Bánh xe gồm: vành 1, trên vành có hai vòng hãm 2 và 3, vòng 2 hở miệng còn vòng 3 dập liền với vành. Vòng hở miệng dùng để lắp và khoá vòng 3 trên vành xe. Trên đĩa có các lỗ bulông khoét mặt côn để lắp bánh xe và gudông trên moayơ. Đầu êcu cũng có dạng mặt côn để lắp hai phần côn ăn khớp với nhau đảm bảo đồng tâm giữa moayơ và bánh xe.

Săm, lốp lắp trên vành bánh xe dùng để làm êm và để hấp thụ các va đập do bánh xe vấp phải khi xe đi trên đường.

Có ba loại Săm lốp: Săm lốp làm rời, Săm lốp làm liền, Săm lốp làm liền với bánh xe

Ký hiệu săm lốp:

Ví dụ: P205/60 HR15

P: Vỏ dùng cho ôtô con (LT: Vỏ dùng cho xe tải nhẹ) 205: Bề rộng của vỏ xe (mm)

60: phần trăm giữa chiều cao và chiều rộng của vỏ xe (%) H: tốc độ danh nghĩa của vỏ xe

Mẫu tự Tốc độ tối đa

Z Trên 240 km/h

V (loại không thể sửa chữa) Trên 210 Km/h V (loại có thể sửa được) 240km/h

H 210 km/h

U 200 km/h

T 190 km/h

S 180 km/h

Khi thay vỏ xe tốc độ danh nghĩa phải bằng hoặc cao hơn vỏ xe cũ. Khi vỏ xe bị thủng sau khi sửa chữa thì tốc độ danh nghĩa không còn giá trị nữa

R: Bố vỏ xe hướng tâm (D: bố vỏ xe đặt chép)

2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bánh xe.

2.1. Sai hỏng và nguyên nhân hư hỏng. Sai hỏng:

+ Lốp bị mòn mặt ngoài, nứt thủng, đứt tanh + Săm bị thủng

Nguyên nhân:

+ Do Săm lốp làm việc lâu ngày

+ Do tình trạng mặt đường quá xấu làm nhanh mòn lốp xe 2.2 Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.

+ Kiểm tra chủ yếu bằng quan sát

+ Sửa chữa có thể là vá săm, nếu thời gian săm sử dụng quá lâu thì chúng ta phải thay thế

3. Bảo dưỡng và sửa chữa bánh xe.

- Quy trình tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. Bước 1: Xả hơi ở lốp

Bước 2: Tháo các căn đệm, đối trọng cân bằng bánh xe ra

Bước 3: Sử dụng dụng cụ chuyên dùng để thực hiện móc lốp, lấy săm bánh xe ra Bước 4: Sau khi tiến hành kiểm tra, sửa chữa lốp xe tiến hành lắp lốp lại ngược với quy trình tháo

Bước 5: Vặn ty van vào, và bơm lốp với áp suất đúng quy định Bước 6: Vệ sinh lốp sau đó tiến hành cân bằng lại lốp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH mô ĐUN đào tạo: sửa CHỮA và bảo DƯỠNG (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)