Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 31)

7. Kết cấu của Luận văn

1.1.1. Một số khái niệm

niệm

- Khái niệm đào tạo nghề:

Tại khoản 2, Điều 3, Luật GDNN được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27/11/2014 đưa ra khái niệm: “Đào tạo nghề nghiệp là

hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp” [21, tr.1].

Như vậy, đào tạo nghề nghiệp bao gồm hai q trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là dạy nghề và học nghề. Luật GDNN cũng quy định có các cấp trình độ đào tạo là sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xun.

Nói cách khác, ĐTN là q trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành và phát triển có hệ thống những kỹ năng, kiến thức và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu người học nghề, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu quốc gia.

Mục tiêu của ĐTN là nhằm đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng

sáng tạo, thích ứng với mơi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hồn thành khóa học có khả năng tm việc làm, trình độ cao hơn.

9

Bên cạnh những đặc điểm của giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề cịn có

những đặc điểm riêng như sau:

Một là, ĐTN tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp và giáo

dục đạo đức cho người học; đáp ứng hợp lý về thời gian đào tạo ở các cấp trình

độ khác nhau theo yêu cầu của thị trường lao động. ĐTN là đào tạo cho người học có được các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp ở trình độ nhất định để có thể làm việc sau khi tốt nghiệp, đồng thời giáo dục cho HSSV những phẩm chất nghề nghiệp như: lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động sản xuất. Đó chính là phẩm chất, năng lực tạo nên nhân cách người lao động mới mà các trường đào tạo nghề phải mang lại cho người học trong quá trình đào tạo nghề.

Hai là, ĐTN gắn liền chặt chẽ và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao

động và việc làm; gắn liền với quá trình lao động nghề nghiệp thực tế và công việc hàng ngày của người lao động. Đặc thù cơ bản của đào tạo nghề là hoạt động dạy - học gắn liền với quá trình sản xuất, muốn nắm được nội dung nghề nghiệp thì phải trực tiếp nhìn nhận q trình sản xuất hay ít nhất được thấy mơ hình của nó (thiết bị, máy móc thực hành nghề).

Ba là, ĐTN hướng tới từng bước xoá bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa

khu

vực nông thôn và khu vực thành thị, giữa lao động chân tay và lao động trí óc.

Bốn là, kinh phí hỗ trợ hoạt động ĐTN được lấy từ ngân sách trung

ương, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hoạt

động ĐTN; các cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác ĐTN được thụ hưởng mức thuế ưu đãi theo đúng quy định của pháp luật.

- Khái niệm cơ sở đào tạo nghề (cơ sở GDNN):

Trong Luật GDNN, GDNN ”là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc

dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

11

các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên” [21,

tr.1].

Theo Điều 5, Chương 1, Luật GDNN, cơ sở GDNN bao gồm: Trung tâm GDNN, trường Trung cấp và trường Cao đẳng. Cơ sở GDNN được tổ chức theo hình thức:

- Cơ sở GDNN cơng lập là cơ sở GDNN thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật

chất.

- Cơ sở GDNN tư thục là cơ sở GDNN thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp; tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân,… đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

- Cơ sở GDNN có vốn đầu tư nước ngồi gồm cơ sở GDNN 100% vốn nhà đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Mục tiêu cụ thể đối với trình độ GDNN được quy định cụ thể như sau: - Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.

- Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các cơng việc đơn giản của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số cơng việc có tnh phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

- Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có khả năng thực hiện được các cơng việc trình độ trung cấp và giải quyết được tính phức tạp chuyên ngành hoặc nghề, có khả năng ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại vào

công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện cơng việc.

13

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w