Nội dung quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 39 - 47)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề

Trong phạm vi của luận văn, tác giả tập trung vào những nội dung sau đây:

Một là, xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với trường đào tạo nghề:

- Công tác xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với trường ĐTN được coi là nhiệm vụ mang tính chất vĩ mơ và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ĐTN. Quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với các trường ĐTN phải phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước, ngành, địa phương, khả năng đầu tư của Nhà nước, khả năng huy động các nguồn lực xã hội, đảm bảo cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu vùng, miền; tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục, gắn đào tạo với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đối với trường đào tạo nghề là cần thiết để đạt được mục têu, sứ mệnh đề ra;

nhằm tạo ra sự chủ động trong công tác thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hoạt động ĐTN. Việc

23

xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đối với trường đào tạo nghề cần phải chủ động, kịp thời, đảm bảo hợp pháp, hợp lý, có tính khả thi và được xây dựng trên các cơ sở pháp lý như: Luật GDNN số

74/2014/QH13 năm 2014; Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 143/2016/NĐ-TTg ngày 14/10/2016 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GDNN; Nghị định số

15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định về chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật GDNN; Thông tư số 06/2017/TT- BLĐTBXH ngày 08/3/2017 Quy định về tuyển dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo GDNN; Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 Quy định về chế độ làm việc của nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp;

Hai là, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật đối với trường đào tạo nghề:

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về GDNN tạo hành lang pháp lý và điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực hoạt động của trường đào tạo nghề. Chủ thể QLNN đối với trường đào tạo nghề tổ chức, triển khai thực hiện văn bản pháp luật của cơ quan cấp trên và ban hành văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Việc tổ chức thực hiện văn bản pháp luật đối với trường đào tạo nghề cần đảm bảo khoa học, xác thực, đầy đủ, kịp thời để điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động ĐTN của các trường. Nội dung và hình thức của văn bản

pháp luật phải được ban hành phù hợp với thẩm quyền của chủ thể ban hành và phải tuân thủ Hiến pháp, Luật, pháp lệnh và các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng cấp; ban hành theo trình tự, thủ tục

25

luật định; cần bảo đảm cả tnh hợp pháp và hợp lý.

Ba là, tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đào tạo nghề:

- Công tác tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ và nhà giáo ĐTN giữ vai trò quyết định đến sự phát triển sự nghiệp đào tạo nghề. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để ra các quyết định tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, thống nhất để phát huy tính chủ động sáng tạo.

- Bên cạnh công tác tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý, cần quan tâm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo ĐTN có đủ năng lực và trình độ chun mơn đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế; thực hiện chuẩn hóa, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ nhà giáo theo quy định của pháp luật.

Bốn là, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực và xã hội hóa hoạt động ĐTN để phát triển trường đào tạo nghề:

Để phát triển trường đào tạo nghề cần có nhiều yếu tố, trong đó các nguồn lực đầu tư là yếu tố có vai trị quan trọng. NSNN là nguồn cung cấp tài chính lớn nhất cho Giáo dục - Đào tạo nói chung, GDNN nói riêng. Tuy nhiên, do nguồn NSNN còn hạn hẹp nên tỷ lệ chi cho phát triển hoạt động ĐTN trong tổng chi NSNN còn ở mức hạn chế. Số phân bổ này cũng chỉ mới tập trung được cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và trả lương cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ĐTN.

Trong những năm gần đây, NSNN đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực ĐTN thơng qua kinh phí của các chương trình mục têu quốc gia, các dự án… Việc huy động thêm từ các nguồn lực ngoài ngân sách (cả trong và ngồi nước) cũng đã có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả công tác ĐTN.

Mục tiêu chung là tăng cường huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực và xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề để phát triển các trường đào tạo nghề;

27

bên cạnh đó, cơ quan QLNN quy định việc quản lý, sử dụng các nguồn lực đúng mục đích và hiệu quả để phát triển các trường đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Năm là, tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo nghề:

- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vừa là phương tiện, vừa là mục đích, là yếu tố đảm bảo chất lượng trường đào tạo nghề, điều này không chỉ phục vụ cho hoạt động của nhà trường mà cịn góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư hướng dẫn về hoạt động khoa học công nghệ và khẳng định giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo. Đặc biệt, ngày 27/02/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số

296/CT-TTg chỉ rõ “nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả công tác nghiên

cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng góp phần tch cực nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” [28].

- Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu xã hội; thực hiện theo hướng kết hợp giảng dạy, học tập với ứng dụng những tri thức khoa học vào thực tiễn và nghiên cứu, bao gồm: nghiên cứu những vấn đề cơ bản tổng hợp thuộc các lĩnh vực công nghệ, máy tnh, phương pháp dạy - học ngoại ngữ, những vấn đề văn hố, tâm lý, ngơn ngữ, du lịch...; nghiên cứu những vấn đề phương pháp luận khoa học nhằm cải tến cơng tác ĐTN, bao gồm: nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, thường xuyên bổ sung vào nội dung giảng dạy những thành tựu và kiến thức mới nhất, hướng dẫn HSSV thực hiện nghiên cứu khoa học.

- Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác ĐTN giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đào tạo nghề cập nhật được kiến thức mới, tếp thu kịp thời những kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy tên tến trong nước

29

và trên thế giới; đồng thời hỗ trợ việc giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tện hơn. Cơng tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tạo điều

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w