Một số khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 39)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.1. Một số khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề

tạo được niềm tin cho xã hội góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội, nâng cao năng lực đào tạo nghề và đóng vai trị ngày càng quan trọng trong giáo dục Việt Nam. Hơn nữa, các trường đào tạo nghề đã tạo công việc cho hàng nghìn cán bộ và nhà giáo, huy động được nguồn lực to lớn của xã hội để hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa GDNN của Đảng và Nhà nước; sự ra đời và phát triển của các trường đào tạo nghề đã có tác động mạnh mẽ và góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Mặc dù, các trường đào tạo nghề cịn gặp nhiều khó khăn; đặc biệt là trong tạo dựng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, nhà giáo và tổ chức hoạt động ĐTN; nhưng phương thức này cho phép huy động sự đóng góp của các nhà đầu tư để xây dựng hệ thống trường đào tạo nghề, góp phần thực hiện xã hội hóa GDNN, đáp ứng nhu cầu học nghề và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện NSNN còn hạn hẹp.

1.2. Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề

1.2.1. Một số khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trường đào tạo nghề

- Khái niệm quản lý nhà nước:

Quản lý nhà nước là hoạt động mang tnh chất quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN được xem là một hoạt động chức năng của Nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.

Giáo trình lý luận hành chính Nhà nước định nghĩa “ QLNN là một dạng

quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân tổ chức trên tất cả các mặt của

đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” [16, tr.3].

17

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước trên cơ sở và để thi hành hiến pháp, luật, và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên nhằm đáp ứng các nhu cầu hợp pháp của cơng dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

- Khái niệm quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề:

Trên cơ sở cách hiểu của khái niệm quản lý nhà nước và các quy định của Luật GDNN năm 2014, có thể hiểu: Quản lý nhà nước đối với trường đào

tạo nghề là hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật trong lĩnh vực GDNN và các lĩnh vực khác có liên quan đến các trường đào tạo nghề; đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của trường đào tạo nghề; bảo vệ quyền lợi của người học tại các trường đào tạo nghề và lợi ích của xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu chung và từng mục tiêu cụ thể của trường đào tạo nghề theo quy định tại Luật GDNN.

Theo cách hiểu về khái niệm quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề như trên cho thấy, khách thể quản lý (cũng là đối tượng quản lý) ở đây chính là các trường đào tạo nghề, với tư cách là một cơ sở GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.

- Đặc điểm quản lý nhà nước đối với trường đào tạo nghề:

Một là, kết hợp QLNN và quản lý chuyên môn hoạt động trường đào

tạo nghề. Nó vừa theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động của quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường đào tạo nghề nói riêng, vừa theo nguyên tắc hành chính giáo dục đối với một cơ sở ĐTN. QLNN đối với trường đào tạo nghề thực chất là triển khai chức năng, nhiệm vụ quyền hạn do Nhà nước quy định; các cơ quan, tổ chức thay mặt nhà nước

triển khai sự nghiệp giáo dục và điều hành, điều chỉnh các hoạt động ĐTN tương ứng phù hợp đối với từng địa phương. QLNN thực chất là việc xây dựng các văn bản pháp quy

19

và chấp hành các văn bản. Kết hợp với quản lý giáo dục là đưa việc xây dựng các văn bản cho các hoạt động chuyên môn của trường đào tạo nghề và làm cho mọi người hiểu, biết được các quy định của văn bản để thực hiện cho đúng.

Hai là, về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý. QLNN đối

với các trường đào tạo nghề cũng là đặc điểm nổi bật của QLNN ở mọi lĩnh vực, đó là tính quyền lực nhà nước trong các hoạt động quản lý. Đặc điểm này biểu hiện ở các nội dung sau:

+ Điều kiện để triển khai QLNN là phải có tư cách pháp nhân và yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý là yêu cầu đầu tên. Muốn có tư cách pháp nhân để quản lý phải được bổ nhiệm và khi đã được bổ nhiệm cần phải thực hiện đúng, đủ chức năng, thẩm quyền. Trong QLNN sẽ khơng có tư cách pháp nhân để "ra quyền” khi chưa được bổ nhiệm. Tuy nhiên, mỗi tư cách pháp nhân đều có trách nhiệm và quyền hạn tương ứng, việc hiểu cho đúng, làm cho đủ “thẩm quyền” là thước đo khả năng “sử dụng quyền lực nhà nước” của một tư cách pháp nhân.

+ Phương tện QLNN đối với trường đào tạo nghề là các văn bản pháp luật. Cần nhận thức rằng văn bản pháp luật là sự cụ thể hố chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phản ánh lợi ích của tồn dân, đây chính là lành lang pháp lý cho việc triển khai các hoạt động QLNN đối với trường đào tạo nghề, bảo đảm tnh quyền lực nhà nước trong quản lý. Việc không tuân thủ hành lang pháp lý trong các hoạt động QLNN tức là vi phạm trật tự kỷ cương và sẽ bị xử lí tuỳ theo quy định của pháp luật.

+ Trong QLNN phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lý theo sự phân công, phân cấp rõ ràng và mệnh lệnh, phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trong QLNN. Tính quyền lực Nhà nước ở đây cũng chính là việc cán bộ quản lý trường đào tạo nghề cấp địa phương cần nhận thức đầy

đủ rằng cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương

21

trong quá trình QLNN đối với trường đào tạo nghề.

Ba là, phải có sự kết hợp Nhà nước và xã hội trong quá trình triển khai

QLNN đối với các trường đào tạo nghề. Chúng ta đều biết công tác ĐTN là một hoạt động mang tính xã hội cao nhằm tạo ra nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành và Đảng ta cũng đã nhấn mạnh ĐTN là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Rõ ràng, dân chủ hố và xã hội hóa hoạt động ĐTN mang tnh chiến lược và nó có vai trị rất to lớn trong sự phát triển giáo dục nói chung và GDNN nói riêng.

Tóm lại, QLNN đối với các trường đào tạo nghề là thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do Nhà nước quy định, phân công, phân cấp trong các hoạt động GDNN.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w