Vai trò của trường đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của Luận văn

1.1.2. Vai trò của trường đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục Việt Nam

Nam

Trường đào tạo nghề là cơ sở ĐTN thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Về mặt pháp lý, trường đào tạo nghề là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Trường đào tạo nghề giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong cấu trúc nền giáo dục Việt Nam. Trong nền kinh tế trí thức, khi mà trí thức là động lực của kinh tế thì sự phân cơng lao động có sự khác biệt với nền kinh tế truyền thống. Đó là xuất hiện đội ngũ những người lao động tri thức, có trình độ cao là các kỹ sư, những nhà khoa học, sản phẩm của họ là ý tưởng, những cơng trình nghiên cứu khoa học trên một số lĩnh vực cụ thể được đưa trực tiếp vào nền kinh tế và tạo ra giá trị cho xã hội; họ là những người đưa lý thuyết đến thực hành, đưa khoa học công nghệ tới các vùng chậm phát triển của đất nước.

Vai trò của trường đào tạo nghề được xác định dựa trên mục têu của loại hình cơ sở giáo dục này, đó là “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong

sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước” [21, tr.2].

Như vậy, trường đào tạo nghề đóng vai trị là cơ sở đào tạo nguồn lực lao động kỹ thuật trực tiếp có trình độ cao nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới GDNN, vai trò của các trường đào tạo nghề lại càng được khẳng định và nâng cao hơn.

Hệ thống trường đào tạo nghề tuy chưa phát triển mạnh nhưng cũng đã có những nỗ lực vượt khó khăn, tìm tịi cách đi, cách hoạt động, gánh vác một phần tải trọng giáo dục nói chung và GDNN nói riêng và mở rộng cơ hội học

15

nghề cho xã hội. Nhiều trường đào tạo nghề đã khẳng định được chất lượng, tạo được niềm tin cho xã hội góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội, nâng cao năng lực đào tạo nghề và đóng vai trị ngày càng quan trọng trong giáo dục Việt Nam. Hơn nữa, các trường đào tạo nghề đã tạo cơng việc cho hàng nghìn cán bộ và nhà giáo, huy động được nguồn lực to lớn của xã hội để hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa GDNN của Đảng và Nhà nước; sự ra đời và phát triển của các trường đào tạo nghề đã có tác động mạnh mẽ và góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Mặc dù, các trường đào tạo nghề cịn gặp nhiều khó khăn; đặc biệt là trong tạo dựng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, nhà giáo và tổ chức hoạt động ĐTN; nhưng phương thức này cho phép huy động sự đóng góp của các nhà đầu tư để xây dựng hệ thống trường đào tạo nghề, góp phần thực hiện xã hội hóa GDNN, đáp ứng nhu cầu học nghề và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện NSNN còn hạn hẹp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w