Tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 101 - 107)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3.3. Tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đào tạo nghề

quản lý và nhà giáo đào tạo nghề

UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo đối với trường đào tạo nghề bằng các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết về lĩnh vực ĐTN tại địa phương. Thực hiện QLNN đối với trường đào tạo nghề theo phân công, phân cấp của Chính phủ; trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, kiểm tra việc chấp hành đúng pháp luật; có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ cán bộ và nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành thực hiện quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đào tạo,

bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo, biên

85

chế công chức, viên chức. Chịu trách nhiệm về phát triển GDNN, thực hiện chức năng QLNN về GDNN, quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đình chỉ hoạt động các cơ sở ĐTN trên phạm vi toàn tỉnh.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh QLNN nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực GDNN. Sở LĐ-TB&XH có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản liên quan đến lĩnh vực GDNN, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án phát triển hoạt động GDNN sau khi được phê duyệt; hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về GDNN; têu chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ, nhà giáo và HSSV học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ĐTN theo thẩm quyền; hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và nhà giáo; tổ chức hội giảng nhà giáo, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến cơng tác HSSV học nghề.

Tỉnh Đắk Lắk cũng thực hiện theo Luật GDNN là phân thành 3 cấp quản lý gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã/phường. Cấp tỉnh: Phòng Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk là đơn vị QLNN về lĩnh vực ĐTN cấp tỉnh. Số cán bộ được bố trí nhiệm vụ QLNN về GDNN là

05 người trong đó có 01 Trưởng phịng, 01 Phó phịng và 03 chuyên viên; đồng thời, tất cả đều có trình độ đào tạo đại học và trên đại học. Hàng năm, theo đánh giá mức độ hồn thành cơng việc chun mơn và đánh giá ý thức trách nhiệm với cơng việc thì 5/5 người đều được đánh giá là hồn thành tốt

cơng việc và có ý thức trách nhiệm cao đạt tỷ lệ 100%. Với số lượng và trình độ cán bộ như

87

hiện có thì mới dừng lại ở việc hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên để sâu sát hơn và theo dõi thường xuyên, chặt chẽ cũng như quản lý tổng thể mọi hoạt động ĐTN trên địa bàn tỉnh là rất khó khăn, thực tế đã có những khâu trong hoạt động này mà chưa quản lý đến như tuyển sinh; có những khâu đã quản lý mà chưa chặt chẽ, thường xuyên như cấp bằng, chứng chỉ.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2012 về việc ”Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân

lực Đắk Lắk đến năm 2020”. Theo đó, các Sở, Ngành thực hiện chức năng,

nhiệm vụ liên quan và phối hợp trong tham gia QLNN về ĐTN nhằm tránh tnh trạng chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị [36].

Nhìn chung, cơng tác tổ chức bộ máy QLNN đối với các trường đào tạo nghề tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Nội dung, phương pháp, cách làm có nhiều đổi mới và tiến bộ trong từng khâu, từng việc, bảo đảm các bước theo quy định; nêu cao tính chủ động, sáng tạo của từng cấp, ngành, đơn vị; xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án cụ thể về công tác tổ chức cán bộ, triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tnh hình thực tiễn của địa phương; tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, chất lượng và tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; đặc biệt, đẩy mạnh các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, đổi mới phương thức làm việc, đáp ứng các điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN nói chung và bộ máy quản lý đối với các trường đào tạo nghề nói riêng.

Những năm qua, cùng với sự phát triển hệ thống trường đào tạo nghề, quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, cán bộ quản lý và nhà giáo đào tạo nghề cũng tăng lên về số lượng và chất lượng. Trình độ chun mơn, kỹ năng nghề

89

của cán bộ quản lý và nhà giáo đào tạo nghề ngày càng được nâng cao thông qua việc tham gia các lớp tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ.

Bảng 2.4. Cơ cấu và trình độ chun mơn đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo các trường ĐTN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tnh đến năm 2020

ĐVT: Người

St Chỉ têu Tổng số

1 Số cán bộ quản lý tại các trường ĐTN 85

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w