Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 136 - 141)

- Trình độ Tin học (đạt chuẩn theo quy định)

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn

Việc chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế là điều rất có ý nghĩa và quan trọng, bởi chỉ khi biết được nguyên nhân chúng ta mới có cơ sở để khắc phục những hạn chế, qua đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thể kể ra như sau:

Thứ nhất, việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản chưa bám sát

thực tễn, chưa cụ thể hóa kịp thời và đầy đủ trong việc hoạch định một số chính sách để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hoạt động ĐTN trên địa bàn tỉnh; cũng như hệ thống văn bản còn nhiều hạn chế, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Bên cạnh đó, hiệu quả cơng tác thơng tn truyền thông, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề đã được quan tâm và chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao vì kinh phí dành cho cơng tác tun truyền vẫn cịn hạn chế.

Thứ hai, nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và trường đào tạo nghề còn hạn chế, chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; công tác QLNN đối với trường đào tạo nghề chưa chặt chẽ, thiếu sâu sát; năng lực của cán bộ làm công tác quản lý hoạt động ĐTN còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ĐTN trong bối cảnh mới; phân cấp quản lý ĐTN của các đơn vị còn chưa rõ ràng dẫn đến còn chống chéo, phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong hoạt động ĐTN còn nhiều bất cập.

119

Thứ ba, hệ thống trường đào tạo nghề chưa hợp lý về phân bố ngành

nghề, trình độ đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương; việc sáp nhập các trường đào tạo nghề cịn mang tính hành chính, cơ học, chưa bảo đảm

tính khoa học và phù hợp thực tiễn, chưa có cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt động của các trường sau sắp xếp, sáp nhập; công tác dự báo phát triển ĐTN chưa đáp ứng được yêu cầu tạo nên cơ chế phân bổ, đầu tư nguồn vốn mang tính bình qn và phân bổ NSNN còn dàn trải nên hiệu quả sử dụng NSNN chưa cao.

Thứ tư, việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách có liên quan đến

cơng tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực cịn gặp khó khăn do khơng đủ nguồn lực; yếu kém từ khâu dự báo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo đến tổ chức thực hiện; đổi mới tư duy về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực theo nguyên tắc thị trường cịn chậm; chưa có những chính sách đủ mạnh như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương và môi trường làm việc để thu hút đội ngũ cán bộ và nhà giáo cũng như việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội về vai trò quan trọng của hoạt động ĐTN còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên và đầy đủ.

Thứ năm: Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế là do một số nguyên nhân sau:

- Một số cơ chế, chính sách thu hút và khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động ĐTN đã ban hành (thuế, tn dụng ưu đãi, học phí...) nhưng chưa phát huy hiệu quả, chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp ổn định và phát triển. Các văn bản dưới Luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động ĐTN cịn thiếu, khơng ràng buộc được các doanh nghiệp có trách nhiệm.

- Nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp về lĩnh vực ĐTN chưa đầy đủ. Các doanh nghiệp chưa ý thức được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp phải trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.

121

- Nhà trường và doanh nghiệp chưa có tếng nói chung về thơng tin, dự báo nhu cầu về lao động của doanh nghiệp; một số doanh nghiệp chưa quan

tâm đến việc nâng cao tay nghề cho công nhân đang làm việc và quyền lợi của người lao động sau khi nâng cao trình độ, tay nghề.

Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các trường đào tạo nghề đã được tăng cường nhưng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân đó là: lực lượng thanh, kiểm tra về lĩnh vực ĐTN thiếu về số lượng; chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh, kiểm tra còn hạn chế. Bên cạnh đó, các trường đào tạo nghề hầu như chưa thành lập đơn vị chuyên môn về thanh tra hoạt động ĐTN; công tác tự thanh tra, kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức, chưa quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm.

Thứ bảy, công tác huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực và xã hội

hóa hoạt động ĐTN cịn tiến triển chậm và hiệu quả chưa cao; một phần do thiếu cơ chế và chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức tham gia công tác đào tạo nghề; mặt khác, do nguồn NSNN eo hẹp nên phân

bổ dàn trải “ cầm chừng” dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho công

tác đào tạo nghề hiệu quả thấp.

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 của luận văn nêu những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thực trạng các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Thực trạng QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Qua đó luận văn cũng làm rõ được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 3.

123

Chương 3:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 136 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w