Phần điện động cơ 5S-FE

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình thực hành trên hệ thống điện động cơ 5s fe và hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (Trang 56 - 65)

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

3.2. Các bước thực hiện đề tài

3.2.1. Phần điện động cơ 5S-FE

 Tìm hiểu về các loại cảm biến

 Cảm biến áp suất đường ống nạp (MAP sensor)

Cảm biến áp suất đường ống nạp được dùng cho hệ thống EFI kiểu D để cảm nhận áp suất đường ống nạp. Đây là một trong những cảm biến quan trọng nhất trong EFI kiểu D.

49 Cảm biến MAP sử dụng trong động cơ 5S-FE là loại cảm biến có điện áp thấp khi bướm ga đóng hồn tồn và điện áp cao nhất khi động cơ chưa nổ hay bướm ga mở hồn tồn.

Hình 3.1 : Cảm biến MAP

Nó bao gồm có 3 chân : VC, PIM, E2.

Hình 3.2 : Thứ tự các chân cảm biến MAP

Ta xác định 3 chân đó như sau : Bước 1 : Tháo giắc nối đến cảm biến

Mass PIM

50

Hình 3.3 : Giắc của cảm biến MAP

Bước 2 : Bật khóa điện ON

Bước 3 : Đo điện áp giữa VC và E2. Điện áp tiêu chuẩn của nó là 5V Đo điện áp giữa PIM và E2. Điện áp tiêu chuẩn là 3.6V Từ đó ta xác định được VC, PIM, E2

 Cảm biến G và NE

Tín hiệu Ne và G được tạo ra bởi cuộn nhận tín hiệu, sử dụng nguyên lý điện từ, bao gồm một cảm biến vị trí trục cam hoặc cảm biến vị trí trục khuỷu, và đĩa tín hiệu ( rotor tín hiệu). Thơng tin từ hai tín hiệu này được kết hợp bởi ECU động cơ để phát hiện đầy đủ góc của trục khuỷu và tốc độ động cơ.

51 Nó bao gồm có 4 chân : NE+, NE-, G+, G-

Hình 3.5 : Thứ tự các chân của cảm biến NE và G

 Cảm biến vị trí bướm ga

Hình 3.6 : Cảm biến vị trí bướm ga

Một đầu điện trở được gắn với cực Vc (cấp nguồn 5V), đầu còn lại gắn với cực E2 của cảm biến (cấp Mass). Một đầu của con trượt trượt lên điện trở và đầu còn lại gắn với cực VTA của cảm biến. Các cực của cảm biến được nối với các chân tương ứng trên ECU. ECU cấp nguồn 5V và Mass đến cho cảm biến, đồng thời nhận tín hiệu điện áp từ cực VTA của cảm biến, điện áp được đặt vào cực này sẽ tỉ lệ thuận với độ mở của cánh bướm ga.

Khi điện áp từ chân VTA gởi về ECU nằm trong khoảng 0.3 – 0.8 V, ECU sẽ hiểu là bướm ga đã đóng, khi cánh bướm ga mở hồn tồn thì điện áp gởi về là 4.9 V.

NE- G-

52 Khi cánh bướm ga mở, con trượt trượt dọc theo điện trở và tạo ra điện áp tăng dần ở cực VTA tương ứng với góc mở cánh bướm ga. Khi cánh bướm ga đóng hồn tồn, tiếp điểm cầm chừng nối cực IDL với cực E2. Tín hiệu sẽ được đưa đến những hộp điều khiển khác để thực hiện việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cho động cơ.

Hình 3.7 : Thứ tự các chân của cảm biến vị trí bướm ga

 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Hình 3. 8 : Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Dùng để xác định nhiệt độ động cơ, thường là một trụ rỗng có ren ngồi, bên trong có gắn một điện trở dạng bán dẫn có hệ số nhiệt điện trở âm.

Cảm biến này sử dụng có hệ số nhiệt điện trở âm nên khi nhiệt độ tăng điện trở giảm và ngược lại.

Mass VTA

53 Sự thay đổi giá trị điện trở sẽ làm thay đổi giá trị điện áp được gởi đến ECU trên nền tảng cầu phân áp.

 Cảm biến kích nổ

Cảm biến kích nổ được gắn vào thân máy và truyền tín hiệu KNK tới ECU động cơ khi phát hiện tiếng gõ động cơ. ECU động cơ nhận tín hiệu KNK và làm trễ thời điểm đánh lửa để giảm tiếng gõ.

Hình 3.9 : Cảm biến kích nổ

 Cảm biến oxy

Cảm biến oxy được bố trí trên đường ống thải, dùng để nhận biết nồng độ oxy có trong khí thải, từ đó xác định tỉ lệ nhiên liệu và khơng khí trong buồng đốt của động cơ là đậm hay nhạt so với tỉ lệ hịa khí lí thuyết, từ đó gửi tín hiệu về ECU để ECU xử lý và cho tín hiệu điều chỉnh lại tỉ lệ khơng khí/nhiên liệu cho phù hợp.

Nó bao gồm có 4 chân : B+, OX, HT, E1

54  Van ISCV

Van ISCV được bố trí phía dưới sau bướm ga, dùng để điều chỉnh tốc độ chạy khơng tải thơng qua việc đóng mở van cho khơng khí đi qua.

Nó có 3 chân: ISCO, ISCC, B+

Hình 3.11 : Thứ tự các chân của van ISCV

Hình 3.12 : Van ISCV

 Igniter

Igniter sẽ điều khiển dòng điện đi qua cuộn sơ cấp của bobin để thực hiện đánh lửa. Nó có 5 chân: C (nối âm bobin), B+, IGF, IGT, Tach

ISCC

B+ ISCO

55 Hình 3.13 : Igniter Hình 3.14 : Vị trí các chân Igniter EXT C T B F

56  Thực hiện đi dây điện động cơ

Ta tiến hành đi dây điện động cơ như hình 3.15 :

57  Kiểm tra các tín hiệu và tình trạng hoạt động của động cơ

Sau khi đã hoàn tất việc đi dây điện tồn bộ động cơ, ta kiểm tra lại các tín hiệu từ các cảm biến gửi về ECU. Đồng thời, bật khóa điện ON cho phép động cơ nổ máy.

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình thực hành trên hệ thống điện động cơ 5s fe và hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)