Cấu tạo (bộ bốc hơi) giàn lạnh

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình thực hành trên hệ thống điện động cơ 5s fe và hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (Trang 42 - 45)

35 1. Cửa dẫn mơi chất vào 4. Luồng khí lạnh

2. Cửa dẫn môi chất ra 5. Ống dẫn môi chất 3. Cánh tản nhiệt 6. Luồng khí nóng

Trong xe ơ tơ bộ bốc hơi được bố trí dưới bảng đồng hồ. Một quạt điện kiểu lồng sóc thổi một số lượng lớn khơng khí xun qua bộ này đưa khí mát vào cabin ơ tơ.

 Nguyên lý hoạt động

Trong quá trình hoạt động, bên trong bộ bốc hơi (giàn lạnh) xảy ra hiện tượng sôi và bốc hơi của mơi chất lạnh. Quạt gió sẽ thổi luồng khơng khí qua giàn lạnh, khối khơng khí đó được làm mát và được đưa vào trong xe.

Trong thiết kế chế tạo, một số yếu tố kỹ thuật sau đây quyết định năng suất của bộ bốc hơi:

- Đường kính và chiều dài ống dẫn mơi chất lạnh.

- Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh kim loại. - Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại.

- Khối lượng và lưu lượng khơng khí thổi xun qua bộ bốc hơi. - Tốc độ của quạt gió.

Bộ bốc hơi hay giàn lạnh cịn có chức năng hút ẩm, chất ẩm sẽ ngưng tụ thành nước và được hứng đưa ra bên ngồi ơ tơ nhờ ống xả bố trí dưới giàn lạnh. Đặc tính hút ẩm này giúp cho khối khơng khí mát trong cabin được tinh chế và khơ ráo.

Tóm lại, nhờ hoạt động của van giãn nở hay của ống tiết lưu, lưu lượng môi chất phun vào bộ bốc hơi được điều tiết để có được độ mát lạnh thích ứng với mọi chế độ tải của hệ thống điện lạnh. Trong công tắc tiết lưu này, nếu lượng môi chất chảy vào bộ bốc hơi quá lớn, nó sẽ bị tràn ngập, hậu quả là độ lạnh kém vì áp suất và nhiệt độ trong bộ bốc hơi cao. Môi chất không thể sôi cũng như không bốc hơi hồn tồn được, tình trạng này có thể gây hỏng hóc cho máy nén. Ngược lại, nếu môi chất lạnh lỏng nạp vào không đủ, độ lạnh sẽ rất kém cho lượng mơi chất ít sẽ bốc hơi rất nhanh khi chưa kịp chạy qua khắp bộ bốc hơi.

36

2.2.4.7. Ống dẫn môi chất lạnh

Những thiết bị khác nhau trong hệ thống điều hịa khơng khí ơ tơ phải được nối liền với nhau, để mơi chất lạnh lưu thơng tuần hồn trong hệ thống. Cả hai loại ống mềm và ống cứng được sử dụng để nối các thiết bị lại với nhau. Khi nối hệ thống với máy nén phải sử dụng ống mềm, điều này cho phép máy nén và động cơ có thể chuyển động tương đối với nhau. Các loại ống mềm được sử dụng trong hệ thống điều hịa khơng khí hiện nay được chế tạo bằng cao su có thêm một hoặc hai lớp khơng thấm ở bên trong và bên ngồi cịn gia cố thêm một lớp nilon không thấm tạo ra một lớp màng chắn khơng bị rị rỉ.

Các loại ống làm bằng kim loại được sử dụng nhiều trong hệ thống làm lạnh, để nối những thiết bị cố định như từ giàn ngưng tụ đến van tiết lưu, từ van đến bộ bốc hơi. Mặc dù ống kim loại không bị thấm qua nhưng nước hoặc dung dịch trong ắc quy tràn ra có thể ăn mịn và làm thủng ống và gây ra rò rỉ. Đường ống dẫn trong hệ thống điều hịa khơng khí được đặt tên theo cơng việc của chúng hoặc theo trạng thái của chất làm lạnh chứa bên trong. Đường ống thoát nối từ máy nén đến bộ ngưng tụ được gọi là ống gas nóng. Đường ống dẫn chứa dung dịch chất làm lạnh nối từ bộ ngưng tụ đến phin sấy lọc và đến thiết bị giãn nở. Đường ống hút nối bộ bốc hơi đến máy nén thường có đường kình lớn nhất vì nó truyền dẫn hơi mơi chất lạnh ở áp suất thấp.

2.2.4.8. Cửa sổ kính (mắt gas)

Cấu tạo của kính xem gas bao gồm phần thân hình trụ trịn, phía trên có lắp một kính trịn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát chất lỏng. Kính được áp chặt lên phía trên nhờ một lị xo đặt bên trong. Trên đường ống cấp môi chất của hệ thống lạnh có lắp đặt kính xem gas, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và chất lượng của nó một cách định tính. Cụ thể như sau :

37

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình thực hành trên hệ thống điện động cơ 5s fe và hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)