Kim phun trong hệ thống PGM – FI được đặt trên đường ống nạp kiểu PI (port injection) – đặt trước xú – páp hút. Thời gian mở kim và lưu lượng phun được ECU điều khiển sau khi nhận các tín hiệu từ các cảm biến.
40
Kết cấu kim phun
Hình 2.39: Kết cấu của kim phun
Theo hình 2.42, cấu tạo của kim gồm: 1. Bộ lọc: bảo đảm nhiên liệu đi vào kim phun
phải thật sạch; 2. Giắc cắm: nối với mạch điện điều khiển; 3. Cuộn dây: tạo ra từ trường khi có dòng điện; 4. Ty kim: (lò xo từ) tác động đến sự đóng mở của van kim; 5. Van kim: đóng kín vòi phun, khi có điện sẽ bị nhấc lên cho nhiên liệu phun ra; 6.Vòi phun: định góc phun và xé tơi nhiên liệu; 7. Vỏ kim.
Hoạt động của kim phun
Trong quá trình hoạt động của động cơ, ECU liên tục nhận được những tín hiệu đầu vào từ cảm biến. Qua đó, ECU sẽ tính ra thời gian mở kim phun. Quá trình mở và đóng kim phun diễn ra ngắt quãng. ECU gởi tín hiệu đến kim phun trong bao lâu phụ thuộc vào độ
41 rộng xung. Độ rộng xung thay đổi tùy theo chế độ làm việc của động cơ. Khi bướm ga mở lớn lúc tăng tốc, động cơ cần nhiều nhiên liệu hơn, do đó ECU sẽ tăng bề rộng xung tức thời gian mở kim phun. Điều này có nghĩa là ty kim sẽ giữ lâu hơn trong mỗi lần phun để cung cấp thêm nhiên liệu.
Hình 2.40: Xung điều khiển kim phun ứng với các chế độ làm việc của động cơ
Khi dòng điện đi qua cuộn dây của kim phun sẽ tạo một lực vừa đủ mạch để thắng sức căng lò xo, thắng lực trọng trường của ty kim và thắng áp lực của nhiên liệu đè lên ty kim, kim sẽ được nhấc khỏi bệ khoảng 0,1 mm nên nhiên liệu được phun ra khỏi kim phun. Công thức tính lượng nhiện liệu phun ra khỏi kim – Q như sau:
𝑄 = ∫ 𝑇 0
𝑞(𝜏)𝑑𝜏
Trong đó
− Q: Lượng nhiên liệu phun ra khỏi kim. − T: chu kỳ xung.
− 𝜏: độ dài xung
42