7.2.1. Hệ thống truyền động 7.2.1.1. Bộ ly hợp kép
❖ Bộ chấp hành ly hợp
- Quy trình tháo và kiểm tra bộ chấp hành ly hợp: + Dùng cầu nâng để nâng xe lên
+ Tháo cực ắcquy, tháo các giắc kết nối với TCM + Tháo hộp số ra khỏi xe
+ Tháo nắp che bụi cho càng ly hợp, mô men tháo bu lông khoảng 3.9~5.5Nm
+ Dùng dụng cụ đặc biệt (09430-A5100) để giữ càng ly hợp, sau đó tháo các bulông nối với vỏ hộp số để tháo bộ chấp hành.
Hình 7.3 Tháo bộ chấp hành
+ Tháo bulông motor để tháo rời motor bộ chấp hành ly hợp
122 + Dùng dụng cụ đặc biệt (09430-C1302) để xoay trục vít theo chiều kim đông hồ cho đến khi nghe tiếng “click”. Sau đó đo khoảng cách C. Nếu độ dài của C nhỏ hơn 41 mm thì phải thay thế bộ ly hợp kép, bộ chấp hành và bạc đạn đóng ly hợp.
Hình 7.5 Kiểm tra độ dài cần kéo bộ chấp hành ly hợp
+ Tháo 2 nắp cao su 2 bên bộ chấp hành ly hợp, sau đó dùng dụng cụ đặc biệt (09430- C1300) để xoay và điều chỉnh chiều dài cần kéo ly hợp.
Hình 7.6 Điều chỉnh chiều dài cần kéo ly hợp
❖ Kiểm tra, sửa chữa bộ ly hợp kép - Quy trình tháo bộ ly hợp kép
+ Dùng cầu nâng để nâng xe lên .
+ Tháo bình ắc quy, tháo các giắc nối của hộp số. + Tháo hộp số ra khỏi động cơ.
+ Dùng kềm mở phe để mở phe chặn bộ ly hợp. + Tháo moayơ ly hợp ra khỏi bộ ly hợp.
123
Hình 7.7 Mở phe hãm bộ ly hợp
+ Dùng dụng cụ đặc biệt (09430-2A240) để tháo bộ ly hợp kép ra khỏi hộp số.
Hình 7.8 Tháo bộ ly hợp kép ra khỏi hốp số
- Kiểm tra bộ ly hợp:
+ Kiểm tra vòng bi cắt ly hợp chẵn và lẻ: quay vòng bi bằng tay trong khi ấn theo phương dọc trục. Nếu vòng bi quay không trơn tru thì cần thay mới. Vòng bi là loại bôi trơn vĩnh cửu nên không cần rửa hay bôi trơn.
124 + Kiểm tra độ thẳng hàng của các lá lò xo đĩa: dùng đồng hồ so kiểm tra độ thẳng hàng lá lò xo đĩa, nếu độ không phẳng lớn hơn 0.5 mm cần dùng SST (dụng cụ đặc biệt) để chỉnh các lá lò xo.
+ Kiểm tra độ mòn, độ đảo của đĩa ly hợp chẵn và lẻ:
• Dùng SST để đo độ mòn của lớp ma sát trên đĩa ly hợp: nếu độ mòn vượt qua mức cho phép thì cần phải thay thế đĩa ly hợp, vòng bi cắt ly hợp.
• Dùng đồng hồ so có con lăn kiểm tra độ đảo của đĩa ly hợp: độ đảo cho phép là 0.8 mm, nếu vượt quá phải thay đĩa ly hợp.
+ Kiểm tra độ đảo của đĩa dẫn động ly hợp: độ đảo lớn nhất cho phép là 0.1 mm, nếu vượt quá phải thay thế cái mới.
125
7.2.2. Hệ thống chuyển động 7.2.2.1. Hệ thống treo
❖ Giảm chấn
- Sau một thời gian sử dụng, giảm chấn có hiện tượng chảy dầu nên cần thay thế giảm chấn - Quy trình thay giảm chấn bánh trước
+ Đặt xe lên cầu nâng + Nâng xe lên cao
+ Tháo 2 bánh trước, mô men tháo bulông khoảng 88.3 ~ 107.9N.m + Tháo cảm biến tốc độ 2 bánh trước (A), mô men tháo từ 7.8 ~ 11.8N.m
Hình 7.9 Tháo cảm biến tốc độ bánh xe
+ Tháo đai ốc nối rôtuyn thanh cân bằng (A) với giảm chấn, mô men tháo từ
98.1 ~ 117.7N.m
126 + Tháo các đai ốc nối cụm lò xo trụ - giảm chấn với khung xe, mô men tháo từ
44.1 ~ 58.8N.m
Hình 7.11 Tháo đai ốc nối cụm lò xo, giảm chấn với khung tay
+ Tháo đai ốc nối giảm chấn với cam quay, mô men tháo từ 137.3 ~ 156.9N.m
Hình 7.12 Tháo đai ốc nối giảm chấn với cam quay
+ Dùng dụng cụ chuyên dụng SST(09546-26000) để ép lò xo trụ, chú ý không ép lò xo trụ nhiều hơn cần thiết vì sẽ làm hỏng lò xo. Tháo đai ốc C để tách rời lò xo trụ và giảm chấn sau đó tiến hành thay mới giảm chấn.
127
7.2.2.2. Bánh xe - Kiểm tra độ đảo bánh xe:
+ Dùng cầu nâng để nâng xe lên.
+ Quay bánh xe và dùng đồng hồ so để kiểm tra độ đảo của bánh xe.
Hình 7.14 Kiểm tra độ đảo bánh xe
+ Nếu độ đảo vượt quá 0.3 mm thì cần cân bằng động hoặc thay thế lazăng.
- Thay thế van kiểm tra áp suất lốp: + Dùng cầu nâng để nâng xe lên cao. + Tháo bánh xe ra khỏi xe.
+ Tháo chốt van và và dùng máy tháo vỏ để tháo vỏ ra khỏi lazăng.
128 + Tháo đai ốc và tháo rời cảm biến ra khỏi la zăng.
Hình 7.16 Tháo cảm biến áp suất lốp
+ Dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo van cũ và thay van mới.
Hình 7.17 Tháo van ra khỏi cảm biến và thay mới
+ Dùng dụng cụ chuyên dụng để lắp cảm biến lại vào lazăng bánh xe.
129
7.2.3. Hệ thống điều khiển 7.2.3.1. Hệ thống lái
- Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tay lái nặng trên hệ thống trợ lực lái điện + Motor tiếp xúc kém làm giảm lực tác dụng của trợ lực.
+ Điện áp thấp: điện áp thấp làm motor không hoạt động đúng công suất. + Bộ điều khiển trợ lực lái điện bị hỏng.
+ Các cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến mô men lái bị hư hỏng, tín hiệu gửi về bộ điều khiển trợ lực lái điện sai làm tay lái nặng.
- Kiểm tra hành trình quay tự do của vô lăng
+ Đặt xe ở vị trí bằng phẳng, 2 bánh trước phải hướng về phía trước.
+ Quay vô lăng sao cho các bánh xe không bị quay để kiểm tra hành trình tự do vô lăng. + Đo góc quay tự do mà vô lăng quay được.
+ Nếu góc quay vượt quá 10° thì cần kiểm tra trục lái, các thanh nối.
- Thay thế hộp tay lái
+ Dùng cầu nâng để nâng xe lên. + Tháo các bánh xe phía trước.
+ Tháo rôtuyn thanh cân bằng ra khỏi giảm chấn. + Tháo thanh lái ra khỏi cầu trước.
130 + Tháo bulông của khớp các đăng nối trục lái và hộp tay lái.
Hình 7.20 Tháo khớp các đăng
+ Tháo các bulông và đai ốc nối dầm hệ thống treo với khung xe để tháo rời dầm hệ thống treo.
Hình 7.21 Tháo dầm đỡ hệ thống treo
131
7.2.3.2. Hệ thống phanh - Kiểm tra trợ lực phanh
+ Khởi động động cơ khoảng một hoặc hai phút và dừng lại. Nếu bàn đạp phanh được nhấn xuống thấp ở lần thứ 2 ít hơn lần đầu thì trợ lực phanh đang hoạt động. Nếu độ cao bàn đạp phanh không đổi ở mỗi lần đạp thì trợ lực phanh không hoạt động.
Hình 7.22 Kiểm tra hoạt động trợ lực phanh
+ Với trường hợp động cơ không hoạt động, nhấn bàn đạp phanh nhiều lần. Sau đó đạp bàn đạp phanh và khởi động động cơ. Nếu bàn đạp phanh đi xuống nhẹ thì trợ lực phanh hoạt động tốt. Nếu nó không thay đổi, trợ lực phanh không hoạt động.
Hình 7.23 Kiểm tra hoạt động trợ lực phanh
- Quá trình thay thế trợ lực phanh khi nó hư hỏng + Tắt công tắc IG, tháo cực âm của bình ắc quy + Tháo bình ắc quy và hộp điều khiển động cơ + Tháo xylanh phanh chính
132 + Tháo ống (A) của bơm chân không ra khỏi trợ lực phanh
Hình 7.24 Tháo ống của bơm chân không ra khỏi trợ lực phanh
+ Tháo đai ốc (A) sau đó tháo ống dầu phanh ra khỏi bộ chấp hành phanh.
Hình 7.25 Tháo ống dầu phanh
+ Tháo các đai ốc gắn ống phanh.
133 + Tháo vít hãm nối trợ lực phanh với bàn đạp phanh.
Hình 7.27 Tháo vít hãm nối trợ lực phanh với bàn đạp phanh
+ Tháo các đai ốc giữ trợ lực phanh.
Hình 7.28 Tháo các đai ốc giữ trợ lực phanh
+ Tháo các đường ống ra khỏi trợ lực phanh.
Hình 7.29 Tháo các đường ống ra khỏi trợ lực phanh
134
Chương 8. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 8.1. Kết luận
- Sau thời gian hơn 2 tháng làm đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu hệ thống truyền động, chuyển động và điều khiển xe Hyundai Tucson 1.6L T-GDI 2017’’, với sự giúp đỡ tận tình của GVHD. Th.S NGUYỄN NGỌC BÍCH, cùng các thầy trong bộ môn gầm ôtô, về cơ bản đề tài đã hoàn thành, đạt được một số kết quả sau:
+ Hiểu rõ được cấu tạo và nguyên lý hoạt động cũng như quy trình bảo dưỡng, sữa chữa các hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động và hệ thống điều khiển trên xe Hyundai Tucson 1.6L T-GDI 2017.
+ Đặc biệt cuốn thuyết minh có thể làm tài liệu cho các bạn khóa sau tìm hiểu.
- Vì một số lý do khách quan cũng như chủ quan mà đề tài còn một số hạn chế: một số từ tiếng Anh chưa dịch sát nghĩa tiếng Việt, khả năng diễn đạt nguyên lý hoạt động của một số bộ phận còn một số hạn chế.
- Qua đề tài đã bổ sung cho em nhiều kiến thức chuyên ngành và thực tế. Sau cùng em rất mong sự góp ý tận tình từ các thầy trong khoa và bộ môn để đề tài hoàn thiện hơn.
8.2. Đề nghị
- Vì nhiều lý do mà đề tài còn 1 số hạn chế. Nếu có thời gian và kinh phí nên phát triển đề tài thành một cuốn sách nói về hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động và điều khiển trên xe Hyundai Tucson 1.6L T-GDI 2017. Đặc biệt nói về các công nghệ mới trên xe như hộp số sử dụng ly hợp kép; các hệ thống phanh ESC, TCS, BA, HAC, DBC mới trên Hyundai Tucson 1.6L T-GDI để cung cấp nguồn tư liệu cho chuyên ngành.
- Kiến thức chuyên ngành rất quan trọng cho sinh viên. Đây là một tài liệu có ích cho các bạn có sự đam mê về phần gầm ôtô, đặc biệt là các hệ thống mới trên ô tô về hệ thống truyền lực, hệ thống phanh. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô có thể hiểu nhanh và sâu hơn về xe Hyundai Tucson.
135
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu đào tạo “Dual Clutch Transmission’’ của Hyundai [2] Tài liệu đào tạo “Raw TL New Model Training” của Hyundai [3] Tài liệu đào tạo “Brake 2 textbook 2010” của Hyundai” [4] Tài liệu bảo dưỡng của Hyundai
[5] http://www.hvmanual.com/hyundai_veloster_2010_year_service_manual-326.html
[6] http://www.kniro.net/kia_niro_2017_de_hev_service_manual-689.html