Đối với khả năng bám, nó tỉ lệ với khối lượng của xe tác động lên các bánh chủ động:
Trong đó:
- Fφx : lực bám dọc - φx : hệ số bám dọc
- 𝑍 : phản lực pháp tuyến từ mặt đường tác dụng lên bánh xe. 𝑍 = 𝐺 Với G là tải trọng pháp tuyến tác dụng lên bánh xe chủ động.
Với trường hợp xe một cầu chủ động, tổng tải trọng tác dụng lên các bánh xe chủ động, cụ thể ở đây là 2 bánh, chắc chắn sẽ nhỏ hơn tổng tải trọng tác dụng lên các bánh chủ động của xe ô tô có hệ thống hai cầu chủ động (4 bánh). Đặt ví dụ một loại xe ô tô, một chiếc với hệ thống một cầu chủ động (cầu trước chủ động), ta sẽ có lực bám dọc sẽ là: Fφx4x2 = φx. Z1. Chiếc thứ hai với hệ thống hai cầu chủ động, ta sẽ có lực bám dọc sẽ là:Fφx4x4 = φx. (Z1+ Z2). Trong đó, Z1, Z2 lần lượt là phản lực pháp tuyến từ mặt đường tác dụng lên bánh xe cầu trước và bánh xe cầu sau. Như vậy có thể thấy rằng, lực bám dọc của xe có hệ thống hai cầu chủ động sẽ lớn hơn xe một cầu chủ động. Ngoài ra, đối với xe hai cầu chủ động, lực kéo Fk
truyền từ động cơ đến mỗi bánh chủ động sẽ được chia ra làm 4 phần (4 bánh), trong khi xe hai cầu chủ động chỉ truyền đến 2 bánh. Phân tích như trên có thể thấy, lực kéo tiếp tuyến mỗi bánh Fk của xe hai cầu thì giảm xuống ở mỗi bánh, nhưng lực bám dọc Fφx toàn bộ xe lại tăng lên. Do đó, khả năng bám của xe có hệ thống hai cầu chủ động sẽ tối ưu hơn xe sử dụng một cầu chủ động.