Nguyên lí hoạt động của EBD:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và biên soạn các hệ thống an toàn trên hệ thống phanh thủy lực ô tô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 56 - 58)

Hình 3.24 Sơ đồ điều khiển của hệ thống EBD

68

3.2.3.1 Quá trình điều khiển của hệ thống EBD:

3.2.3.2 Phân phối lực phanh ở các bánh trước và bánh sau:

Hình 3.25 Phân phối lực phanh khi xe đang thực hiện quá trình phanh

Khi xe thực hiện quá trình phanh, trọng lượng xe di chuyển về phía trước. Ở xe có động cơ đặt phía trước làm tăng thêm tải trọng tác dụng lên các bánh trước và làm tăng độ bám ở bánh trước, giảm độ bám ở bánh sau. Điều này làm cho bánh sau dễ bị khóa cứng trong khi phanh. Khi bánh sau bị trượt, chiếc xe bắt đầu bị lắc đuôi hoặc bị xoay vòng. Ở hệ thống cũ, hệ thống phanh sử dụng van điều hòa lực phanh để phân bố lực phanh cho bánh xe trước và sau. Tuy nhiên, với ABS van điều hòa lực phanh không còn cung cấp giải pháp lý tưởng cho vấn đề này nữa. Đối với hệ thống EBD, nếu ECU điều khiển trượt xác định bánh sau có nguy cơ bị trượt thì ECU sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển lực phanh tác dụng ít lực phanh ở bánh sau hơn trong khi vẫn giữ hoặc tăng lực phanh tác dụng lên bánh trước.

3.2.3.3 Phân phối lực phanh ở các bánh trong và bánh ngoài khi xe đang quay

69

Hình 3.26 Phân phối lực phanh khi xe đang quay vòng

Khi xe đang quay vòng, các bánh xe bên ngoài sẽ quay nhanh hơn các bánh xe bên trong. Nếu tác dụng phanh trong khi xe đang quay vòng tải trọng tác dụng lên các bánh phía ngoài tăng lên, khi quá nhiều lực phanh cần thiết tác dụng lên các bánh xe bên trong thì bánh xe bên trong có thể bị khóa cứng. ECU điều khiển trượt xác định điều kiện này bằng các tín hiệu từ các cảm biến và điều khiển bộ chấp hành để điều chỉnh lực phanh ở các bánh phía trong giảm đi trong khi vẫn giữ hoặc tăng lực phanh tác dụng lên các bánh phía ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và biên soạn các hệ thống an toàn trên hệ thống phanh thủy lực ô tô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 56 - 58)