Cấu tạo và chức năng từng chi tiết trong hệ thống DAC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và biên soạn các hệ thống an toàn trên hệ thống phanh thủy lực ô tô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 96 - 97)

Tín hiệu đầu vào:

- Công tắc DAC: một trong những điều kiện để kích hoạt hệ thống DAC

- Cảm biến tốc độ bánh xe: xác định tốc độ và hướng đi của xe. Nếu phát hiện tốc độ xe tăng lên và không tác động bàn đạp ga thì DAC sẽ hoạt động can thiệp vào hệ thống phanh thông qua ABS ECU.

- Cảm biến vị trí bàn đạp phanh: xác định vị trí bàn đạp phanh hiện tại nhằm xác định điều kiện để DAC có thể kích hoạt hay không

- Cảm biến vị trí hộp số: xác định vị trí của tay số hiện tại nhằm xác định điều kiện để DAC có thể kích hoạt hay không.

- Cảm biến bị trí bàn đạp ga: xác định vị trí bàn đạp ga hỗ trợ cho hoạt động của DAC

- Cảm biến tốc độ động cơ: xác định tốc độ động cơ để tính được momen động cơ khi đi xuống dốc từ đó điều chỉnh lực phanh cho phù hợp tránh làm xe bị bó cứng khi xuống dốc

- Cảm biến độ lệch thân xe Yaw và cảm biến giảm tốc: đo độ lệch thân xe và gia tốc dọc và ngang từ đó xác định độ nghiêng của dốc.

Bộ xử lí: ABS ECU nhận biết được tốc độ góc của tất cả các bánh xe và tốc độ của xe thông qua hệ thống các cảm biến. Đưa các tín hiệu điều khiển bộ chấp hành để điều khiển áp suất trong các xy lanh bánh xe một cách phù hợp nhất.

Bộ chấp hành thủy lực ABS: có chức năng điều khiển lực phanh tại các bánh xe

dựa theo tín hiệu điều khiển từ ABS ECU.

Đèn báo DAC, đèn phanh, đèn báo trượt: có nhiệm vụ cho người lái biết trạng

108

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và biên soạn các hệ thống an toàn trên hệ thống phanh thủy lực ô tô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 96 - 97)