Đảng ở Cameroon. Ông thường xuyên công khai ủng hộ nền dân chủ đa đảng và nỗ lực hướng tới việc thành lập một đảng chính trị mới. Các tác phẩm của ông đều bị cấm xuất bản và lưu hành.
2 Cameroon là quốc gia rộng thứ 53 trên thế giới (475.442 km2), thuộc Tây Phi. Thủ đô của nước này là Yaounde. Quốc gia này thường được gọi là "châu Phi thu nhỏ" do đa dạng về địa chất và văn hóa. So với các quốc gia khác tại châu Phi, gia này thường được gọi là "châu Phi thu nhỏ" do đa dạng về địa chất và văn hóa. So với các quốc gia khác tại châu Phi, Cameroon có ổn định tương đối cao về chính trị và xã hội.
- Ngày tiếp nhận đơn kiện là ngày 8/7/1992, tại phiên họp thứ 45. Ngày chấp nhận chính thức là 21/7/1994, tại phiên họp thứ 51.
- Chủ đề: Sự bắt bớ và sách nhiễu nhà báo vì các hoạt động chính trị bởi các nhà chức trách Nhà nước.
1.2. The facts as submitted by the author - Các sự kiện được trình bày bởi Mukong:
Ngày 23/4/1988: Mukong tham gia 1 buổi phỏng vấn với phóng viên của BBC. Tại
đây, ông đã đưa ra những cáo buộc và chỉ trích cả Tổng thống và Chính phủ Cameroon, do đó ông đã bị bắt vào ngày 16/6/1988. Trong thời gian bị giam giữ, ông bị thẩm vấn và bị đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo. Cụ thể: từ 18/6-10/8/1988, ông bị giam trong căn phòng không có thiết bị vệ sinh rộng khoảng 25m2 cùng với 25 đến 30 người khác. Mukong không có thức ăn trong vài ngày, cho đến khi bạn bè và gia đình tìm thấy ông.
13/7-10/8/1988, Mukong bị giam trong phòng giam với tội phạm thông thường. Tại đây, ông ko được phép giữ quần áo của mình và phải ngủ trên sàn bê tông. Sau 2 tuần, ông đã bị viêm phế quản. Lúc này, Mukong mới được phép mặc quần áo của mình và sử dụng thùng giấy cũ làm chiếu ngủ.
5/5/1989, Mukong được trả tự do, đến ngày 26/2/1990, ông lại bị bắt vì đã tham gia thảo luận công khai về nên dân chủ đa đảng trong Cameroon.
26/2-23/3/1990, Mukong bị giam tại Trại Mbope3. Tại đây, ông không được phép gặp luật sư, vợ hoặc bạn bè của mình; đồng thời ông ta đã bị đe dọa và tra tấn tinh thần. Ông còn bị nhốt trong phòng giam suốt 24h, chịu đựng cái nóng trên 40° C, thậm chí còn bị quản giáo đánh đập khi ông không chịu ăn.
Mukong cho rằng ông nên được coi là đã tuân thủ các yêu cầu tại điểm b, khoản 2, Điều 5, Nghị định thư tùy chọn4.
2 lần Mukong bị bắt giam đều căn cứ theo Sắc lệnh 62/OF/18. Dù Sắc lệnh này đã bị hủy bỏ vào 19/12/1990 nhưng tại thời điểm đó, việc bày tỏ ý kiến của người dân vẫn bị coi là 1 tội ác.
Theo lệnh ngày 25/1/1989, Thẩm phán của Tòa án Bafoussam đã đặt ông dưới
quyền tài phán quân sự. Tuy nhiên, Mukong cho rằng, thẩm phán này không đưa ra quyết định về việc có tội hay không đối với ông, mà dường như là đang kéo dài thời gian giam giữ và đặt Mukong dưới quyền tài phán của quân đội.