Sự kiện thực tế

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm án lệ (lý luận pháp luật về quyền con người) (Trang 36 - 40)

Người Maori ở New Zealand là bộ tộc lâu đời, có nhiều đóng góp cũng như có nền văn hóa đặc sắc ảnh hưởng đến NZ hiện nay. Năm 1840, người Maori và người tiền nhiệm của Chính phủ New Zealand, Hoàng gia Anh, đã ký Hiệp ước Waitangi, trong đó khẳng định các quyền của người Maori, bao gồm quyền tự quyết của họ và quyền kiểm soát nghề cá của các bộ lạc. Điều II của Hiệp ước Waitangi đảm bảo cho người Maori: “Quyền sở hữu hoàn toàn không bị xáo trộn đối với đất đai, rừng, nghề cá và các tài sản khác của họ mà họ có thể sở hữu chung hoặc riêng miễn là họ muốn và mong muốn được giữ nguyên thuộc sở hữu của họ"

Vào năm 1840, điều này hầu như chỉ đề cập đến đánh bắt cá ven biển quy mô nhỏ, nhưng theo thời gian, ngành đánh bắt cá của New Zealand đã có sự phát triển mạnh mẽ. Chính phủ đã ra lệnh cấm cấp giấy phép mới và loại bỏ những người đánh cá bán thời gian khỏi ngành này. Biện pháp này có tác dụng ngoài ý muốn là loại bỏ nhiều ngư dân Maori khỏi ngành thương mại.

Năm 1986, Chính phủ New Zealand sửa đổi Đạo luật Thủy sản hiện hành và đưa ra hệ thống quản lý hạn ngạch đối với việc sử dụng và khai thác thủy sản vì mục đích thương mại. Tại khoản 2 điều 88 của Đạo luật quy định rằng "không có điều gì trong Đạo luật sẽ ảnh hưởng đến quyền đánh bắt của người Maori”. Năm 1987, các bộ lạc Maori đệ đơn lên Tòa án Tối cao New Zealand, tuyên bố rằng việc thực hiện hệ thống hạn ngạch sẽ ảnh hưởng đến các quyền của Hiệp ước bộ lạc của họ, trái với khoản 2 điều 88 của Đạo luật.

Sau khi đàm phán với đại diện của người Maori, chính phủ đã thông qua một giải pháp tạm thời bằng cách thông qua Đạo luật nghề cá Maori năm 1989. Theo Đạo luật này, 10% hạn ngạch được chuyển ngay lập tức cho Ủy ban nghề cá Maori.

Vào tháng 2/1992, người Maori đã đề xuất rằng Chính phủ cung cấp tài trợ cho việc mua cổ phần Sealords như một phần của việc giải quyết các yêu sách của Hiệp ước về nghề. Sau các cuộc đàm phán, chính phủ đồng ý sẽ cung cấp cho người Maori số tiền cần thiết để cổ phần của công ty này.

Các nhà đàm phán nghề cá Maori đã kêu gọi sự ủy quyền từ Maori cho thỏa thuận được nêu trong biên bản ghi nhớ. Bản ghi nhớ đã được tranh luận tại hội nghị của bộ lạc tại quốc gia và tại 23 hội nghị theo phong tục của bộ lạc Maori trong cả nước. Báo cáo đàm phán giữa người Maori có nhiều luồng quan điểm (phần đông số người ủng hộ, đồng ý). Trên cơ sở báo cáo này, Chính phủ New Zealand và đại diện người Maori đã ký kết 1 chứng thư. Căn cứ vào Chứng thư, Chính phủ trả cho các bộ lạc Maori một số tiền để phát triển nghề đánh bắt và cho họ 20% hạn ngạch mới cho

các loài. Quyền đánh bắt cá của người Maori sẽ không còn hiệu lực trước tòa nữa và sẽ được thay thế bằng các quy định.

Nguyên đơn nhận thấy rằng một trong những khó khăn của việc xác định số lượng chính xác các bộ lạc đã ký vào Chứng thư Hòa giải, liên quan đến việc xác minh thẩm quyền thay mặt cho các bộ lạc để ký và cho rằng là một số bộ tộc không có thẩm quyền đã ký. Sau khi Chứng thư được ký kết, nguyên đơn đã khởi xướng thủ tục pháp lý tại Tòa án cấp cao của New Zealand với mong muốn có 1 lệnh tạm thời để ngăn cản Chính phủ thực hiện Chứng thư theo luật định. Họ cho rằng các hành động của Chính phủ đã vi phạm Đạo luật về Quyền của New Zealand 1990.

Tuy nhiên sau khi các khiếu nại được đưa ra tòa án thì tòa án chỉ có thể đưa ra các khuyến nghị như là hủy bỏ các lợi ích của hiệp ước đối với nghề cá thương mại và phi thương mại là không phù hợp. Pháp luật không có quy định về việc loại bỏ các lợi ích thương mại đối với nghề cá thương mại và pháp luật, trên thực tế các lợi ích đó đã được các dân tộc chấp nhận tuy nhiên thì các quy định và chính sách về nghề cá có thể được xem xét lại tại các Tòa án chống lại Hiệp ước về các nguyên tắc và các trường hợp khiếu nại trong tương lai gây ảnh hưởng đến luật quản lý cá thương mại.

Quan hệ giữa người đứng đầu đối với người Maori sẽ thông qua thỏa thuận để có thể giải quyết đầy đủ các vấn đề về quyền đánh bắt cá thương mại của dân tộc Maori nhằm không phát sinh đối với các quyền bằng tiếng Maori hoặc các nghĩa vụ đối với người đứng đầu nhà nước vẫn có hiệu lực pháp luật và tộc Maori vấn sẽ phải tuân theo Hiệp ước Waitangi và làm phát sinh nghĩa vụ đối với người đứng đầu.

Trong phần 9 có nêu rõ rằng tất cả các vấn đề của người Maori về đánh bắt cá thương mại … cuối cùng đã được giải quyết và ngoài ra còn nhận được khoản trợ cấp 150tr $. Và cuối cùng thì tất cả 2 bên đều đã thống nhất ý chí về vấn đề đánh bắt cá thương mại và phát triển văn hóa đối với người Maori. Và không Tòa án hay trọng tài nào có thẩm quyền xét hỏi tính hợp lệ hay sự tổn tại các quyền và lợi ích của người Maori trong việc đánh bắt cá thương mại, hoặc định lượng chúng etc.

Hiệu quả của việc giải quyết các quyền và lợi ích đánh bắt cá phi thương mại của người Maori sẽ tiếp tục làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của Hiệp ước đối với người đứng đầu và các quy định này sẽ tiếp tục phát huy nhằm bảo đảm cho người Maori thu thập lương thực theo phong tục.

3. Khiếu nại

Phía gửi đơn khiếu nại cho rằng Đạo luật giải quyết trong Hiệp ước Waitangi (Yêu sách về đánh bắt thủy hải sản) đã tịch thu tài nguyên đánh bắt cá, từ chối quyền xác định địa vị chính trị và cản trở quyền tự do phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của họ.

Họ cho rằng phía chính phủ đã vi phạm Điều 27 của Công ước PICCR. Đánh bắt cá là văn hóa là bản sắc dân tộc của họ và họ mong muốn được thực hiện và phát triển văn hóa của họ, ngoài ra họ không phân biệt rõ ràng về đánh bắt cá thương mại và các loại đánh bắt cá khác. Luật mới đã tước đi quyền đánh bắt cá truyền thống của họ ngoài, ngoài việc bị hạn chế việc đánh bắt thì nó còn mang ý nghĩa về mặt thương mại và bảo tồn truyền thống nữa thay thế cho vấn đề này thì họ được nhận lại một phần hạn ngạch đánh bắt.

Mâu thuẫn về hệ thống quản lý hạn ngạch đối với Hiệp ước Waitangi đã được Tòa án Waitangi phát hiện. Vì nó đã trao quyền hạn đánh bắt cá độc lập cho những cá nhân không phải người dân tộc Maori, ngoài ra Tòa án cấp cao New Zealand và tòa phúc thẩm trong những năm 1987 - 1990 đã có quyết định về việc hạn chế hệ thống quản lý hạn ngạch vì nó đã vi phạm bất hợp pháp các quyền đánh bắt của người Maori. Tuy nhiên với việc ban hành Đạo luật giải quyết trong Hiệp ước Waitangi thì quyền đánh bắt cá của người Maori đã không còn được bảo vệ nữa.

Một số cá nhân của bộ tộc cho rằng không có bất kỳ thông báo ngừng hợp tác được ký bởi người đại diện bộ hoặc tiểu bộ lạc của họ liên quan đến khiếu nại nghề cá đang được chờ để xử lý trước tòa án và đã bị dừng theo luật định mà không có sự chấp thuận từ phía người đại diện của bộ lạc hay tiểu bộ lạc. Nó đã vi phạm Điều

14(1) theo Công ước. Họ có đệ trình lên Tòa án Waitangi và được Tòa án xem xét song những quyền hạn của Tòa án chỉ mang tính chất khuyến nghị.

Ban hành Đạo luật giải quyết theo Hiệp ước Waitangi 1992 đã làm mất đi quyền tiếp cận tòa án của họ một cách công bằng và công khai theo Điều 14(1) của công ước. Trước đó thì họ có thể dựa theo Điều 88 của Bộ luật thủy sản để có thể bảo vệ, xác định tính chất, mức độ thực thi luật chung của họ và Hiệp ước về quyền và lợi ích đánh bắt cá Waitangi để có thể bảo vệ mình.

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm án lệ (lý luận pháp luật về quyền con người) (Trang 36 - 40)