III. QUYỀN BỊ VI PHẠM
4. Ủy ban nhân quyền
CASE LANSMAN VS FINLAND 1 Case Fact
1. Case Fact
Ban Lâm nghiệp Trung ương đã cấp giấy phép cho một công ty tư nhân khai thác đá từ núi Etela-Riutusvaara. Các thành viên bản địa của Ủy ban Người chăn nuôi Muotkatunturi khẳng định rằng việc khai thác đá và vận chuyển đá qua lãnh thổ chăn nuôi tuần lộc của họ sẽ vi phạm quyền hưởng thụ văn hóa của họ theo Điều 27 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Cụ thể, những người chăn nuôi tuần lộc từ khu vực Angeli và Inari phản đối quyết định của Ban Lâm nghiệp Trung ương về việc thông qua hợp đồng với công ty Arctic Stone vào năm 1989. Nội dung hợp đồng cho phép công ty được khai thác đá trên diện tích 10ha sườn núi Etela Riutusvaara, hoạt động này sẽ được cho phép đến năm 1993. Những người chăn nuôi cho rằng, hợp đồng được ký giữa Công ty Artic Stone và Ban Lâm nghiệp Trung ương không chỉ cho phép khai thác đá, mà còn vận chuyển qua hệ thống hàng rào tuần lộc. Việc khai thác đá và vận chuyển anorthocite sẽ làm xáo trộn các hoạt động chăn nuôi tuần lộc của họ, và hệ thống rào tuần lộc phức tạp được xác định bởi môi trường tự nhiên. Ngoài ra, con đường vận chuyển đá đi qua khu giết mổ tuần lộc – nơi cần được đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu nghiêm ngặt. Núi Etela Riutusvaara là nơi linh thiêng của tôn giáo Sami cũ.
Ủy ban đã xác nhận cách giải thích trước đây của mình rằng các hoạt động kinh tế (hoặc phương tiện sinh kế) tuân theo quy định của Điều 27 nếu chúng là một yếu tố thiết yếu của văn hóa thiểu số. Họ lưu ý rằng những phương tiện truyền thống như vậy có thể phát triển theo thời gian với công nghệ hiện đại. State Party không có quyền quyết định trong việc lựa chọn các hoạt động phát triển của mình; Quyền tự do theo đuổi phát triển kinh tế của một Quốc gia bị hạn chế bởi các nghĩa vụ của quốc gia đó theo Điều 27.