Tôi cáo buộc quốc gia thành viên đã vi phạm khoản 1 điều 6, điều 7, khoản 1 điều 10 ICCPR Cụ thể: quốc gia thành viên đã để cho tình trạng tù

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm án lệ (pháp luật về quyền con người) (Trang 32 - 35)

7, khoản 1 điều 10 ICCPR. Cụ thể: quốc gia thành viên đã để cho tình trạng tù

giam không phù hợp với quy định hiện hành, đặc biệt là vì quá đông đúc, hệ thống thông gió kém, thức ăn không đầy đủ và các điều kiện chăm sóc cho tù nhân quá kém. => Tất cả điều đó cho thấy quốc gia thành viên đang xâm phạm

đến quyền được sống, quyền không bị tra tấn, đối xử nhân đạo.

- Căn cứ vào khoản 1 điều 6 ICCPR: “ Mọi người đều có quyền cố hữu

là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện”. Cái chết của ông Lantsov được giám định pháp y

cho thấy nguyên nhân tử vong là do viêm phổi, màng phổi hai bên do phế cầu, biến chứng xẹp phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, bệnh lý tim mạch cấp tính trên nền bệnh nhân suy tuần hoàn, say và hội chứng suy mòn không rõ nguyên nhân. Tôi cho rằng một thanh niên 25 tuổi trẻ khỏe không thể nào bị các căn bệnh nặng như vậy trong vòng mấy ngày mà không do tác động của các điều kiện khách quan khác. Nguyên nhân chính của cái chết Lanstov là do bệnh nhân không được hỗ trợ y tế và các điều kiện trong nhà tù, đã góp phần gây ra cái chết nhanh chóng. Điều này cho thấy quốc gia thành viên vì sự chủ quan đã

tước đi tính mạng, quyền được sống của nạn nhân trong khi quyền sống là quyền không ai có thể bị tước đoạt một cách tùy tiện.

- Căn cứ điều 7 ICCPR : “Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng

phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó”. Ông Lantsov bị đối xử 1 cách vô nhân đạo: môi

trường trong trại giam vô cùng tệ, thức ăn không đầy đủ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản không đáp ứng,… quốc gia thành viên đã xem nhẹ tính

mạng của tù nhân. Điều đó khiến cho ông Lantsov rơi vào tình trạng nguy kịch, khi đưa đi chữa trị thì không qua khỏi.

- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 10 ICCPR: “Những người bị tước tự do phải

được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người”. Ông Lantsov đang bị giam giữ vì đã gây thương tích cho người khác. Mặc dù bị giam giữ và bị hạn chế một số quyền, tuy nhiên Lantsov vẫn có quyền con người, ông phải được đối xử nhân đạo, và không bị coi là người đáng bị trừng phạt mà nhẫn tâm tước đoạt đi các quyền của ông. Hành xử của quốc gia

thành viên đã vi phạm nghiêm trọng ICCPR. *ĐẠI DIỆN NHÀ NƯỚC

Tôi đại diện Nhà nước Liên Bang Nga đồng ý với cáo buộc của phía Luật sư đại diện nguyên đơn là: Quốc gia thành viên đã vi phạm Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 10 ICCPR. Chúng tôi thừa nhận rằng tại thời điểm ông Lantsov bị bắt, các trại giam đã giam giữ nhiều hơn gấp đôi so với công suất thiết kế của họ, do đó các điều kiện giam giữ không phù hợp với các quy định hiện hành và nhận thấy sự hạn chế của nhà tù, gây ra tình trạng bệnh tình nguy hiểm và dẫn đến cái chết của anh Lantsov. Theo thực tiễn thì đây là tình hình khó khăn ở Nga, các vấn đề về trại giam giữ vẫn được từng bước cải thiện. Một loạt các biện pháp cải cách hệ thống nhà tù đã được thiết lập, nhằm cải thiện điều kiện trong các trại giam và đưa chúng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về đối xử với tù nhân. Sự gia tăng số lượng các trung tâm giam giữ và nhà tù đang được tiến hành, nhưng đang bị cản trở bởi những khó khăn về tài chính. Do đó, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện một cách nhanh nhất.

Tôi không đồng ý với cáo buộc của phía đại diện luật sư bên nguyên đơn rằng: quốc gia thành viên vi phạm Điều 7 ICCPR. Bởi khi được

đưa vào trại tạm giam, Lantsov đã được kiểm tra y tế theo đúng quy trình đã lập. Vào thời điểm đó, anh ta không phàn nàn nào về sức khỏe của mình, không có bất thường nào về thể chất được ghi nhận và kết quả kiểm tra lồng ngực bằng huỳnh quang cho thấy không có bệnh lý. Hơn nữa, ban quản lý trại tạm giam xác nhận không dùng bất kỳ hình thức tra tấn hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo đối với tù nhân. Việc Lanstov bị tạm giam là do phạm lỗi và điều đó sẽ được xét xử đúng theo quy định của pháp luật Liên Bang Nga. Tôi khẳng định lại với đại diện luật sư và Ủy ban Nhân quyền: quốc gia thành viên không và sẽ không bao giờ đối xử vô nhân đạo hay dùng bất kỳ hình thức tra tấn, xử phạt nào khác đối với tù nhân.

*QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN QUYỀN

 Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định thư Ủy ban Nhân quyền đã xem xét đơn khởi kiện này.

 Sau khi xem xét, Ủy ban nhận thấy việc giam giữ tù nhân Lanstov trong các điều kiện áp dụng tại nhà tù trong thời gian đó, quốc gia thành viên đã vi phạm các quyền của anh ta theo Khoản 1 Điều 10 của ICCPR.

 Nhà nước Liên Bang Nga đã không thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo vệ tính mạng của ông Lantov trong thời gian ông ở trong trại giam bởi vậy Ủy ban Nhân quyền kết luận Nhà nước Liên Bang Nga đã vi phạm khoản 1 Điều 6 ICCPR. Nhà nước phải có đền bù thích đáng cho gia đình nạn nhân.

 Ủy ban nhận thấy quốc gia thành viên không vi phạm Điều 7 ICCPR. Bởi, quốc gia thành viên không có áp dụng hình thức tra tấn hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo đối với tù nhân Lanstov.

THÔNG BÁO SỐ 182/1984 (NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1987)I. PHẦN TÓM TẮT I. PHẦN TÓM TẮT

- Bà Zwaan de Wries thất nghiệp vào tháng 2 năm 1979 và đã nhận trợ cấp thất nghiệp từ đó đến tháng 10 năm 1979. Tuy nhiên, bà đã bị từ chối tiếp tục hỗ trợ theo Đạo luật Trợ cấp Thất nghiệp (WWW) với lý do bà là một phụ nữ đã có gia đình và không phải là “trụ cột gia đình”. Bà Zwaan de Wries tuyên bố bà đã bị từ chối quyền lợi vì tình trạng hôn nhân và tình dục của mình và việc này đã vi phạm vào điều 26, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Chính phủ tuyên bố rằng việc cấm phân biệt đối xử trong điều 26 không áp dụng cho lĩnh vực kinh tế, xã hội văn hóa như các điều ước quốc tế khác đề cập đến những vấn đề này (ví dụ: quyền được đảm bảo an sinh xã hội trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa)

- Ủy ban nhận thấy rằng các quy định của ICCPR phải được áp dụng đầy đủ theo các điều khoản của riêng họ. Điều 26 yêu cầu rằng tất cả các luật không được phân biệt đối xử. Điều này không yêu cầu Quốc gia phải cung cấp an sinh xã hội, mà chỉ để đảm bảo rằng bất kỳ luật nào được ban hành đều không có sự phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử sẽ được phát hiện nếu sự đối xử khác biệt trong luật pháp không dựa trên các tiêu chí hợp lý và khách quan. Luật pháp trong trường hợp này là phân biệt đối xử dựa trên giới tính vì Đạo luật yêu cầu

phụ nữ đã kết hôn phải đáp ứng một điều kiện không áp dụng cho đàn ông đã kết hôn, khuyến nghị người khiếu nại phải có biện pháp khắc phục thích hợp.

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm án lệ (pháp luật về quyền con người) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w