- Khoản 1 và 3 Điều 14:
2. Thân chủ tôi cáo buộc Cameroon vi phạm Điều 9 ICCPR, vì ông không nhận
được lệnh tống đạt. Các cáo buộc không được đưa ra cho đến gần 2 tháng sau đó. Hơn nữa, tòa án quân sự được chỉ định thụ lý vụ án của ông đã hoãn việc xét xử vụ án nhiều lần cho đến ngày 5/5/1989, họ thông báo rằng họ đã được lệnh của Nguyên thủ quốc gia rút lại các cáo buộc và trả tự do cho tác giả. Một lần nữa, vụ bắt giữ vào ngày 26/2/1990 xảy ra mà không có lệnh nào được tống đạt. Vào dịp này, các cáo buộc đã không được nộp cho đến một tháng sau đó.
- Trong cả 2 lần Mukong bị bắt giam, Cameroon đã không gửi thông báo hay lệnh tống đạt nào. Việc giam giữ này được cho là vô cớ bởi không có thông báo
từ nhà nước. Do đó, đã tước đi quyền tự do và an toàn cá nhân của Mukong căn cứ theo khoản 1 Điều 9 ICCPR.
- Sự chậm trễ trong việc xét xử vụ án của Cameroon không chỉ vi phạm khoản 3
“Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội” ảnh hưởng đến quyền được trả tự do hợp pháp; mà NN còn vi phạm về
việc “Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền
yêu cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp” thuộc khoản 4 công ước trên ảnh
hưởng đến việc xét xử của Ủy ban là hợp pháp hay bất hợp pháp.
🡺 Thân chủ tôi hoàn toàn có quyền được hưởng đầy đủ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình được quy định ở công ước trên.