Tổ chức Tỉnh ủy một số tỉnh của Việt Nam
1.3.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức ở Ban Tổ chức Tỉnh ủy một số tỉnh của Việt Nam
-Kinh nghiệm ở Ban Tổ chức Thành ủy thành phố Hà Nội:
Hà Nội là trung tâm chính trị quốc gia vừa là trung tâm giáo dục cả nước. Vì vậy, kinh ngiệm nâng cao chất lượng cơng chức ở các cơ quan Đảng và Nhà nước toàn thành phố ngày càng được nâng lên.
Xuất phát từ yêu cầu của tình hình thực tế và xác định tầm quan trọng của nhân tài, của nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở chủ trương của Đảng bộ Thành phố, Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Ban Tổ chức Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Ban Tổ chức Thành ủy thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Ban Tổ chức gồm những các giải pháp sau:
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng; đặc biệt chú trọng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chun mơn sâu về ngành, lĩnh vực;
+ Đánh giá, xếp loại công chức được thực hiện kết hợp giữa công khai dân chủ với trách nhiệm của người đứng đầu và người trực tiếp giao nhiệm vụ cho công chức. Từng bước xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể;
+ Ban hành quy trình giới thiệu cơng chức vào nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý; quan tâm đối với cơng chức trẻ có trình độ năng lực và cơng chức nữ;
+ Tinh giản biên chế nhưng bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi và các phòng ban; thực hiện luân chuyển nội bộ để tăng kinh nghiệm và cọ xát trong công việc;
+ Tiết kiệm trong quản lý hành chính để có nguồn tăng thu nhập cho cán bộ, công chức;
+ Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
+ Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xun, trở thành hoạt động mang tính chất bình thường.
- Kinh nghiệm ở Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Quang Trị:
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quang trị lần thứ XVI nhiệm kì 2015- 2020 xác định: tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đưa Quang Trị phát triển mạnh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Một trong bốn giải pháp đột phá mà Quang Trị đưa ra là: tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, gắn đào tạo với sử dụng.
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Quang Trị đã đề ra một số mục tiêu, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Quang Trị như sau:
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đảm bảo trên cả ba yếu tố là thể lực, trí lực và thái độ làm việc; đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý; có tư duy đổi mới, sáng tạo và năng lực hoạt động thực tiễn; có kiến thức chun mơn, ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế;
+ Thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm theo hướng trẻ hóa, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển. Phân tích nhu cầu đào tạo cơng chức để triển khai có hiểu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm;
+ Xây dựng bản mô tả công việc đối với từng vị trí cơng tác cụ thể, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá cơng chức, đảm bảo tính rõ ràng, khách quan trong việc đánh giá công chức;
+ Xác định tiêu chuẩn công chức để làm cơ sở cho công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm công chức;
+ Thực hiện chế độ đãi ngộ theo vị trí cơng tác và mức độ hồn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
1.3.3.2. Bài học vận dụng cho Lào
Qua nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức ở Ban Tổ chức Thành ủy thành phố Hà Nội và Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Quang Trị có thể vận dụng cho Lào như:
+ Làm tốt công tác tuyển dụng để tuyển chọn được người thực sự có trình độ, năng lực, phẩm chất. Đây là nền tảng để có được nguồn nhân lực chất lượng, làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cơng chức giỏi chun mơn, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt;
+ Bố trí, sử dựng cơng chức phải khoa học, hợp lý, đúng người, đúng việc nhằm phát huy tốt cả năng lực, sở trường của mỗi cá nhân. Xây dựng các tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý. Công tác quy hoạch cán bộ cần quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ;
+ Hồn thiện bản mơ tả cơng việc và khung năng lực vị trí việc làm; đây là cơ sở để thực hiện tốt cơng tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức;
+ Có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công sức mà công chức đã bỏ ra, đảm bảo đời sống của công chức ngày càng được cải thiện, đặc biệt là tiền lương để công chức yên tâm công tác, nỗ lực và cống hiến. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, khách quan, đúng quy định;
+ Tuyên truyền, giáo dục để mỗi cơng chức thấy được vị trí, vai trị, trách nhiệm của mình trong tổ chức; từ đó bản thân nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ, khắc phục khó khăn hồn thành tốt nhiệm vụ được giao;
+ Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Xây dựng các tiêu chí cụ thể, khoa học làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả, chất lượng.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về công chức, chất lượng công chức của cơ quan Đảng cấp tỉnh. Trên cơ sở khái niệm nói chung đã xây dựng được khái niệm cơng chức trong cơ quan Đảng cấp tỉnh.
Kế thừa những cơng trình nghiên cứu trước đó về chất lượng cơng chức, đã xác định được các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức cơ quan Đảng cấp tỉnh bao gồm: (1) Tiêu chí về phẩm chất chính trị; đạo đức (Nhận thức chính trị của người cơng chức, Thái độ chính trị của người cơng chức, Hành vi chính trị của người cơng chức; Ý thức đạo đức của người công chức, Thái độ đạo đức của người công chức, Hành vi đạo đức của người công chức (2) Tiêu chí về trình độ đào tạo (Tiêu chí về trình độ văn hóa, Tiêu chí về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, Tiêu chí về trình độ lý luận chính trị, Tiêu chí về trình độ quản lý nhà nước, Tiêu chí về trình độ tin học, ngoại ngữ) (3) Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp (Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng soạn thảo văn bản, Kỹ phân tích, tổng hợp, Kỹ năng phân cơng phối hợp, Kỹ năng tham mưu, Kỹ năng quản lý hồ sơ, Kỹ năng tổ chức và điều hành hội họp, Kỹ năng đánh giá thực thi cơng vụ) (4) Tiêu chí về sức khỏe thể chất và tinh thần (Sức khỏe thể chất, Sức khỏe tinh thần) (5) Tiêu chí về khả năng đáp ứng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức cơ quan Đảng cấp tỉnh; Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cơ qaun Đảng cấp tỉnh và Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức ở Ban Tổ chức Tỉnh ủy một số tỉnh của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Chương này se là cơ sở lý thuyết quan trọng để nghiên cứu và đánh giá thực trạng chất lượng công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy ở Chương 2.
Chƣơng 2