Hợp tác các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 133 - 140)

hướng bền vững tại huyện Lạc Dương

4.4.3.1. Những yếu tố để hợp tác thành công trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững tại huyện Lạc Dương

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy quan hệ hợp tác giữa CQĐP với DNDL và CĐĐP diễn ra lỏng lẻo, CQĐP chưa thể hiện được vai trò trong công tác ―quản lý và quy hoạch‖, thiếu ―tầm nhìn‖ dài hạn cho PTDLBV tại địa phương. Sự phối hợp giữa CĐĐP với CQĐP cũng rất lỏng lẻo, trong đó có một bộ phận người dân thì thiếu tinh thần hợp tác, tư duy nhỏ, manh mún, mạnh ai nấy làm, có nguyên nhân từ thiếu nhận thức về hợp tác và PTDL làm ảnh hưởng trực tiếp đến hợp tác thành công cho PTBV tại địa phương:

Nếu đánh giá sự tương tác ở trên địa bàn còn mang tính chất tự phát, với tiềm năng thế này, bởi vì các khu điểm du lịch hầu như các sản phẩm giống nhau, nếu có một yếu tố đặc biệt thì chưa được hình thành và chưa quản lý chặt chẽ, đặc biệt vai trò cộng đồng. Với tiềm năng du lịch cộng đồng rất mạnh, tuy nhiên tinh thần cộng tác trong cộng đồng, đối với dân cư, về mặt hiểu biết thì du lịch cộng đồng là do CĐĐP quản lý, với tinh thần chưa chặt chẽ người dân chưa hợp tác, người dân mạnh ai nấy làm, nên không có tính bền vững. Về lâu dài trách nhiệm hướng dẫn, quản lý chặt chẽ, đưa vào đúng khuôn khổ, dẫn dắt cho loại hình này phát triển vai trò thuộc về cơ quan quản lý nhà nước (CQĐP, nam, 34 tuổi, Lạc Dương).

Kết quả trên cũng cho thấy vai trò của CQĐP chưa thực hiện đầy đủ, các quan hệ hợp tác trong PTDLCĐ diễn ra mang tính chất tự phát và hợp tác giữa các DNDL tại địa phương cũng rất hạn chế. Cụ thể, trên cùng địa bàn nhưng hệ thống sản phẩm du lịch cung ứng lại giống nhau, và điều này là nguyên nhân dẫn đến thay vì hợp tác là cạnh tranh đối đầu giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, để hợp tác thành công cũng cần những buổi thảo luận do CQĐP đứng ra tổ chức có sự tham gia của các bên liên quan du lịch trên cơ sở thảo luận vấn đề và xác định lợi ích cho các bên phù hợp, đảm bảo sự đồng thuận giữa các bên liên quan và:

Để hợp tác thành công, CQĐP nên tổ chức các buổi họp và mời đông đủ các bên liên quan du lịch để cùng ngồi lại thảo luận, thảo luận kỹ, cởi mở, chứ ông nào cũng bo bo thì sao hợp tác được, lợi ích của mỗi bên liên quan được xác định rõ ràng và phải đồng thuận giữa các bên trên cơ sở cơ chế, thỏa thuận hợp tác. CQĐP phải đứng ra điều hành và chốt vấn đề trên cơ sở sự đồng thuận ý kiến của các bên. Nếu cần thì cho ký cam kết. Chỉ có thông qua thảo luận cởi mở, rõ ràng như vậy, vấn đề lợi ích mới được thống nhất đảm bảo cho quyền lợi các bên thì hợp tác mới hiệu quả

được. Mới hạn chế được cạnh tranh, xung đột không đáng có hiện nay. (Đại diện

CQĐP, nam, 32 tuổi, Lạc Dương).

Cũng vậy, đại diện một DNDL cũng là thành viên dự án JICA cho thêm ý kiến về cách tiếp cận hợp tác đối với cộng đồng và cần được thay đổi. Cách tiếp cận này không thể thực hiện từ trên xuống bởi liên quan đến việc xác định các bên liên quan cho hợp tác không phù hợp và rủi ro hợp tác cao. Bản thân mỗi hình thức hợp tác luôn có thời gian thực hiện nhất định, đối tác không có năng lực sẽ ảnh hưởng đến quá trình và hiệu quả hợp tác:

Thay đổi cách tiếp cận đối với cộng đồng, không thể từ trên xuống dưới từ Chủ tịch, Phó chủ tịch, trưởng thôn. Vì ông trưởng thôn tốt thì không sao còn các thành viên không tốt vì ông chỉ vào các thành viên gia đình và dòng họ tham gia, chẳng hạn như đôi khi họ không có năng lực, qua thời gian mới biết năng lực của họ thì lại phí thời gian của mình đi. (Đại diện doanh nghiệp, nam, 35 tuổi, Lạc Dương)

Còn đối với ý kiến của nhà nghiên cứu du lịch cho thấy thực tế hợp tác thời gian qua để thực hiện dự án du lịch cũng không hiệu quả. Vai trò của các bên không được phát huy tối đa trong và sau dự án. Những hạn chế cũng thể hiện ở vai trò của CQĐP, các thủ tục hành chính, cơ chế hợp tác, quyền lợi các bên. Sự tương tác với các bên dừng lại khi dự án kết thúc, CQĐP thiếu công cụ, cơ chế, lộ trình theo dõi, giám sát dự án lâu dài để đánh giá được hiệu quả của dự án đầy đủ nhất và có những cải tiến khắc phục phía sau:

Thực tế thời gian dài qua hợp tác không tốt. Nhà nước buông lỏng, không thúc đẩy vai trò hợp tác. Nhà nghiên cứu khó tiếp cận CQĐP, công văn giấy tờ phức tạp, rào cản. Nhiệm vụ nghiên cứu, đóng góp những ý kiến về mặt chính sách. Cơ chế xin cho quá nặng nề. Người muốn làm bỏ công bỏ sức nhưng phải xin cho từ đó làm thui chột sự tham gia, quản lý trong tổ chức, thủ tục thanh quyết toán phức tạp làm giảm hiệu quả hợp tác do nhu cầu không đáp ứng đúng. Dự án kết nối các bên liên quan nhưng chỉ giúp giai đoạn đầu về lâu dài là sự chủ động của địa phương, quyền lợi nhà nghiên cứu, nên có chương trình giám sát, theo dõi dự án về lâu dài, phê duyệt đề tài cần dài hơi đề thử nghiệm hiệu quả. (Nhà nghiên cứu, nữ, 43 tuổi, Đà Lạt)

Kết quả phân tích dữ liệu về hợp tác giữa người dân địa phương với các bên liên quan (doanh nghiệp, CQĐP) cho thấy sự tham gia của họ rất hạn chế. Trong chuỗi cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch, vai trò của người dân khá mờ nhạt, không có sự gắn kết lâu dài. Nguyên nhân bởi họ không có tư cách pháp nhân, không có khả năng phát triển mô hình kinh doanh du lịch ở mức độ cao hơn, không chi phối các kênh marketing, tiếp cận thị trường. Theo đại diện DNDL thì trong mạng lưới kết nối để giá trị được tạo ra thì các bên liên quan khác đã cung cấp đủ

và không cần thiết phải kết nối và tương tác với người dân địa phương. Điều này có nghĩa sự tham gia của người dân địa phương vào hợp tác bị lệ thuộc vào các bên liên quan khác và thiếu tính chủ động, trong khi CQĐP chưa can thiệp và tác động vào các quan hệ hợp tác này:

Người dân tham gia dường như rất ít vì hợp tác với doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân, thì ở đó là điểm đến (vé, hoặc có hóa đơn) để quyết toán. Còn điểm quá cảnh đi qua bổ sung thì không nhất thiết. (Đại diện doanh nghiệp, nam, 35 tuổi,

Đà Lạt)

Sự tham gia của người dân rất là thấp, chính vì vậy không tạo ra sự cộng hưởng để phát triển mô hình ở bậc cao hơn, nó chỉ mang lại lợi ích tức thời cho bên cung cấp dịch vụ, và khách hàng muốn trải nghiệm sự mới lạ của địa phương chứ không tạo ra sự gắn kết lâu dài ….Tại cô biết sao không vì người dân không chi phối được các kênh marketing, cách tiêp cận khách hàng duy nhất của họ là qua các mối quan hệ…. Rõ ràng là đã đủ vòng quay kết nối để tạo ra giá trị, và kết nối với người dân là không cần thiết. (Đại diện doanh nghiệp, nam, 33 tuổi, Đà Lạt).

Kết quả này đã cho thấy người dân địa phương ở vùng nông thôn không phài là chủ thể chính trong các quan hệ hợp tác và trong PTDLNT theo hướng bền vững. Người dân địa phương vẫn ―bên ngoài, bên cạnh‖ trong quá trình PTDLNT và vì thế lợi ích hầu hết thuộc về doanh nghiệp. Để đảm bảo PTDLBV cần thiết có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, đặc biệt người dân địa phương trong chuỗi cung ứng, cần thiết phải phát huy vai trò của CQĐP trong quá trình PTDLNT theo hướng bền vững.

Để hợp tác thành công, một yếu tố nữa cũng được nhấn mạnh qua quan điểm của đại diện Sở VH, TT & DL về trách nhiệm các bên và cần được xác định đầy đủ và sự hỗ trợ của CQĐP về kiến thức và nguồn vốn cho người dân địa phương:

Trách nhiệm các bên cần được xác định đầy đủ. Cơ quan quản lý Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các bên. Ví dụ phát triển du lịch dưới tán rừng thì chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Với người dân thì đó là thói quen làm nương rẫy, tham gia có thường xuyên liên tục hay không, Chính quyền hỗ trợ họ về kiến thức, nguồn vốn. DNDL thì phát triển sản phẩm độc đáo, quảng bá,… (Đại diện Sở VH,TT & DL, nam,

42 tuổi, Đà Lạt).

4.4.3.2. Những khó khăn, thách thức phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững tại huyện Lạc Dương

Kết quả phỏng vấn phát hiện ra những khó khăn và thách thức trong PTDLNT theo hướng bền vững tại huyện Lạc Dương thể hiện ở nhiều vấn đề. Trước hết là sự chồng chéo về phát triển sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp và tinh thần thiếu hợp

tác của các DNDL. Điều này cho thấy vai trò của CQĐP chưa được phát huy trong công tác quy hoạch và định hướng phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để tạo ra sự khác biệt và hấp dẫn du lịch:

Định hướng cho sản phẩm vùng, qua trao đổi phải định hướng cho người ta biết trong vùng này định hướng sản phẩm, những lĩnh vực không khuyến khích để tránh trường hợp trong cùng một vùng nhiều doanh nghiệp cùng làm một sản phẩm dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Nếu tinh thần hợp tác đối với các khu điểm du lịch gần nhau, phải chia sẻ dịch vụ, mỗi một điểm du lịch nên hình thành một dịch vụ đặc thù du lịch tránh trường hợp trùng nhau dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh dịch vụ. (Đại diện CQĐP, nam, Lạc Dương)

Đại diện CQĐP đã nêu ra thực trạng phân cấp trong quản lý tại địa phương. Phạm vi quản lý của CQĐP cấp huyện rất hạn chế, chủ yếu là quản lý địa bàn như quản lý du lịch, quản lý đất sản xuất nông nghiệp, quản lý khu, điểm du lịch,... CQĐP cấp huyện không có thẩm quyền trong cấp phép hoạt động du lịch mà trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý cấp cao hơn:

Quản lý sử dụng đất và đất rừng. Đất thuộc Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà. Doanh nghiệp muốn làm phải xin phép với tỉnh vì không xin phép chúng tôi. Chúng tôi trực tiếp quản lý du lịch văn hóa cồng chiêng thôi. Đất Nhà nước quản lý nhưng chúng tôi chỉ quản lý địa bàn. Phạm vi quản lý của Chính quyền Lạc Dương rất eo hẹp, chúng tôi chỉ quản lý đất sản xuất nông nghiệp. (CQĐP, nam, 56 tuổi, Lạc Dương)

Thứ hai, khó khăn thách thức về giá trị văn hóa bản địa có nguy cơ bị mai một do phần lớn giới trẻ hiện nay chạy theo những cái mới, hiện đại ít quan tâm nhiều đến bảo tồn và duy trì các giá trị văn hóa. Một khó khăn lớn nhất trong quá trình hoạt động của các nhóm cồng chiêng là xây dựng chương trình du lịch mang đậm bản sắc đặc thù địa phương. Hiện tại, các chương trình biểu diễn mới chỉ phát huy ở một khía cạnh nào đó, chưa mang tính tổng thể và khái quát được diễn biến văn hóa của người Cơ Ho. PTDLBV tại địa phương có nguyên nhân từ việc thiếu sự phối hợp trong kiểm duyệt về nội dung chương trình biểu diễn và đây cũng chính là khó khăn thách thức ảnh hưởng đến việc giữ gìn các giá trị văn hóa bản địa và duy trì PTBV:

Đây là vấn đề nan giải từ trước đến giờ. Thứ nhất mở rộng không gian văn hóa cồng chiêng, chương trình đầu tư, nhạc cụ, các nhân viên phải tiếp tục hoàn thiện, trước tiên hoàn thiện cơ sở từ đó giúp liên kết với đối tác và sẽ mang sức thu hút với các cơ sở và doanh nghiệp. Các nhóm ở đây tự phát sinh, tự đầu tư, nên giải pháp rất khó để PTBV vì văn hóa gắn liền như thế với người con buôn làng... Người già (nghệ nhân) cũng đánh nhưng bắt đầu bị mai một nên người trẻ đang tập tành để đánh để

giữ lại văn hóa còn lại. nếu mình không giữ lại thì con cái mình sau này sẽ không biết.

(Trưởng nhóm cồng chiêng, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).

Bây giờ em thấy kịch bản chung theo kiểu mô típ là ông viết kịch bản tôi viết kịch bản, .. rất tiếc là bản thân các kịch bản không được phân lọc rõ ràng, ... không kể lại câu chuyện cuộc sống và văn hóa đặc trưng của họ. Nó chỉ chung chung về mặt hình thức. Họ là người dân tộc, họ mặc trang phục của họ, và họ biểu diễn sân khấu hóa và họ thu tiền và bản thân họ cũng cảm thấy họ mở đầu diễn giải và kết thúc câu chuyện về cuộc sống về dân tộc của họ không có. (Đại diện doanh nghiệp, nam, 33

tuổi, Đà Lạt).

Bên cạnh đó, sự mai một giá trị văn hóa truyền thống còn thể hiện ở vì sinh kế và đôi khi vì thiếu hiểu biết mà nhiều gia đình đã mang bán nhạc cụ truyền thống, nên số lượng các nhạc cụ có trong mỗi gia đình hiện nay đã giảm nhiều. Và cũng từ đây, các cuộc phỏng vấn đã giúp chỉ ra nguyên nhân các nghệ nhân hoặc người già không đánh cồng chiêng dẫn đến mai một các giá trị văn hóa truyền thống bản địa:

Vì vấn đề sức khỏe, lý do gia đình bán chiêng. Thế hệ thứ nhất là những người nghệ nhân, đến con 2/5 người con biết cồng, chiêng, trống, đến thế hệ thứ ba không biết về cồng chiêng, thích những vấn đề khác ngoài xã hội, làm sự mai một của cồng chiêng. Từ đó trong nhà thờ tụ họp nghệ nhân, kêu gọi các em, mùa hè ngoài học giáo lý học hát dân ca, thổi tù và đánh cồng chiêng để giữ lại âm nhạc của người bản địa phải học hết, một cách nào đấy may ra giữ lại được một tý. Các điểm cồng chiêng cũng vậy, từ các hoạt động ở nhóm mình, cũng một cách nào đấy cũng truyền đạt cho tụi nó cách hiểu biết về văn hóa, thấm nhuần từ từ chứ không thể một sớm một chiều, vì văn hóa rất là khó. (Trưởng nhóm cồng chiêng, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).

Thứ ba, cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm cồng chiêng trong PTDL. Hiện tại có nhiều nhóm cồng chiêng kinh doanh du lịch nhưng chính bản thân các nhóm cũng đang gặp những khó khăn rất lớn:

Trong làng nhiều nhóm cồng chiêng, nên sự cạnh tranh, dẫn đến mức giá khác nhau, đối tác bên ngoài lợi dụng điều ấy, ví dụ 50 ngàn đồng/1 người, nhưng đơn vị kia lấy 45 ngàn đồng/1 người,”cò” sẽ lấy 5 ngàn/1 người bỏ túi. (Trưởng nhóm cồng

chiêng, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).

Câu trả lời trên cũng được lặp lại nhiều lần khi phỏng vấn đại diện các nhóm cồng chiêng khác, CQĐP, DNDL trên địa bàn và người dân. Sự ―ép giá‖ chương trình biểu diễn cồng chiêng của các ―cò‖ du lịch đã gây ra nhiều tiêu cực tại địa phương. Khi được hỏi ―cò‖ du lịch là ai, họ từ đâu đến thì gần như tất cả các câu trả lời đều khẳng định

tác động du lịch do ―cò‖ du lịch gây ra chi phối đến hoạt động du lịch tại địa phương, đó là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở cồng chiêng. Để có khách, nhiều chủ cơ sở sẵn sàng hạ giá xuống thấp nhất vì vậy nhiều nội dung chương trình cũng bị cắt xén làm giảm chất lượng và hình ảnh du lịch điểm đến. Từ cạnh tranh này, các nhóm cồng chiêng trên cùng địa bàn cũng khó thống nhất được tiếng nói chung cho sự PTDL tại địa phương. Mặc dù huyện Lạc Dương đã có những quy định nhằm đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chất lượng chương trình của các nhóm cồng chiêng và cũng là một cách để huyện Lạc Dương nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 133 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w