Các loại hình du lịch nông thôn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 41 - 45)

Với những điều kiện (về kinh tế, xã hội, tự nhiên khác nhau), hình thức DLNT cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lãnh thổ. Ở Úc, DLNT chủ yếu dựa vào các trang trại lớn; còn ở Nhật Bản, các nhà nghỉ thân thiện là chủ yếu; ở Hàn Quốc, du lịch được tổ chức theo các trang trại nhỏ; ở Đài Loan, du lịch tổ chức theo nhóm sở thích của cộng đồng; Trung Quốc và Ấn Độ, DLNT được tổ chức theo quy mô làng.

Theo các cách tiếp cận và các điểm đến nông thôn khác nhau mà các tác giả phân loại DLNT cũng khác nhau. Perales phân chia DLNT thành DLNT truyền thống và DLNT hiện đại. Đối với DLNT truyền thống thì chỗ ở được cung cấp tại trang trại và DLNT hiện đại là nơi mà du khách muốn có được một kiến thức sâu sắc hơn về bản chất và các di sản kiến trúc (Perales, 2002). IIrshad (2010) đã chỉ ra DLNT bao gồm loại hình du lịch sau: 1) Du lịch di sản - trải nghiệm tại các địa điểm và những hoạt động đã xảy ra trong quá khứ. 2) Du lịch dựa vào thiên nhiên hoặc du lịch sinh thái dựa vào thiên nhiên (hoặc du lịch dựa vào giải trí). Loại du lịch này bao gồm du lịch thiên nhiên chủ động và bị động. 3) Du lịch nông nghiệp là dạng cơ bản của DLNT. 4) Du lịch dựa vào nông trang, tuy

nhiên không chỉ dựa vào nông trang mà còn là sự kết hợp của những kỳ nghỉ dựa vào tài nguyên du lịch, du lịch thể thao và chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái. Darău và cộng sự (2010) đã chỉ ra các loại hình DLNT đa dạng phụ thuộc vào các điều kiện tài nguyên nông nghiệp của từng vùng, từng quốc gia. Ví dụ ở Finland, DLNT thường thể hiện ở hoạt động cho thuê cabin hoặc cung cấp dịch vụ như ăn uống, lưu trú và vận chuyển. Ở Hungary - du lịch làng; ở Slovenia - du lịch nông trại, trang trại; ở Netherlands - du lịch cắm trại ở trang trại; ở Hy Lạp - lưu trú tại các cơ sở lưu trú truyền thống. Trong nhiều trường hợp có sự nhầm lẫn giữa DLNT và du lịch nông nghiệp. Do đó, một số tác giả cũng đã chỉ rõ sự khác nhau giữa hai loại hình DLNT và du lịch nông nghiệp này và khẳng định du lịch nông nghiệp là một loại của DLNT (Darău và cộng sự, 2010).

Bảng 2.3: Phân biệt du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn

Đặc điểm Du lịch nông thôn Du lịch nông nghiệp

Phạm vi, không gian

Các vùng lãnh thổ nông thôn có sức hấp dẫn về tài nguyên du lịch (phong tục tập quán, truyền thống).

Các vùng lãnh thổ nông nghiệp. Tài nguyên du lịch Tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Tài nguyên nông nghiệp (công

cụ, nông cụ, nhà vườn,…). Loại hình du lịch

Gồm nhiều loại hình du lịch như du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp,…

Là một loại hình du lịch.

Nhà cung cấp dịch vụ CĐĐP vùng nông thôn, các tổ chức vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.

Người nông dân, hộ gia đình, nông trại, trang trại cung cấp lưu trú, ăn uống.

Sản phẩm du lịch

Môi trường nông thôn với các điểm thu hút về thiên nhiên, giá trị văn hóa, các kỳ nghỉ, hoạt động thể thao và giải trí.

Các nhà nghỉ, khu cắm trại, các cửa hàng ăn uống, cửa hiệu, điểm giải trí, thông tin du lịch.

Nông sản, lối sống, các kỳ nghỉ, các hoạt động thương mại. Nghỉ đêm tại các trang trại, nông trại, các công ty sản xuất nông nghiệp, các cửa hàng ăn uống, cửa hiệu bán các hàng hóa giải trí.

Nguồn: Darău và cộng sự (2010); Bùi Thị Lan Hương (2010)

Roberts và Hall (2003) khi nghiên cứu định nghĩa về DLNT đã đề cập một số thuật ngữ như du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch nông trại, du lịch xanh, du lịch dựa vào thiên nhiên,… liên quan đến du lịch, dựa trên các nguồn lực của các gia đình sinh sống ở vùng nông thôn. Barkauskas và cộng sự (2015) đã phân loại DLNT thành du lịch nông sinh học, du lịch nông nghiệp, du lịch trang trại (sản phẩm dựa vào sản xuất nông nghiệp và nơi lưu trú trong các ngôi nhà trong trang trại, nông trại); du lịch xanh (thân thiện môi trường và đối lập với du lịch đại chúng); du lịch tham quan

rừng và động vật hoang dã. Như vậy, có thể thấy, với mỗi bối cảnh điểm đến, loại hình du lịch cũng sẽ khác.

Khi nghiên cứu về các loại hình DLNT, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch (2014) đã cho rằng loại hình DLNT rất đa dạng phụ thuộc vào tài nguyên tại các khu vực nông thôn và điều quan trọng trong PTDLNT là vận dụng tính đặc sắc có ở từng vùng nông thôn đó.

Bảng 2.4: Các loại hình du lịch nông thôn

Loại hình Đặc trƣng Nét hấp dẫn điển hình

Du lịch di sản (Heritage tourism)

Là du lịch bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong làng (nhà cổ, đình làng, miếu, đền, nhà thờ họ, bia đá) được truyền lại cho hậu thế và các hoạt động của người xưa, để người

bên ngoài có thể học tập, giao lưu.

Thăm thú và học tập về các di tích lịch sử, thăm các nhà cổ, lưu trú, ẩm thực tại nhà hàng nông gia, hướng dẫn viên du lịch địa phương.

Du lịch văn hóa (Cultural tourism)

Du lịch sử dụng các đặc trưng văn hóa, nghi lễ, nghệ thuật truyền thống và văn hóa phi vật thể độc đáo của làng.

Tham quan các buổi trình diễn nghệ thuật truyền thống, tour tham quan nguồn gốc văn hóa truyền thống, tham quan và trải nghiệm các nghi lễ,… Du lịch làng nghề

truyềnthống (Craft tourism)

Du lịch trải nghiệm, giao lưu nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ, các tác phẩm nghệ thuật, nghề gốm v.v

có nguồn gốc từ nông thôn.

Trải nghiệm nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân, mua các sản phẩm nghề truyền thống, tham gia tour đi tham quan nguồn gốc sản phẩm nghề truyền thống,… Du lịch cộng đồng (Community based tourism)

Du lịch với thú vui hòa mình vào cuộc sống và người dân vùng nông thôn, giao lưu với họ.

Trải nghiệm và giao lưu liên quan đến nghề truyền thống, nghề nghiệp do người dân sinh sống trong làng, kinh doanh, tour tiếp xúc đời sống nông thôn, tour vận

dụng môi trường tự nhiên,… Du lịch sinh thái

(Ecotourism)

Du lịch sử dụng các không gian tự nhiên như cảnh quan sông nước, cây xanh, công

viên, vườn cây ăn quả, nhà vườn.

Tour khám phá môi trường thiên nhiên như sông nước, phong cảnh, thăm và dùng thử

tại các cơ sở chế biến trái cây,… Du lịch nông

sinh học

(Agro - tourism)

Du lịch có các hoạt động nghề và cuộc sống tại các vùng nông thôn.

Các chương trình trải nghiệm, học tập về nông nghiệp, dùng thử nông sản, giao lưu

với người dân làm nông nghiệp,… Du lịch dân tộc

thiểu số

(Ethno-tourism)

Du lịch áp dụng đời sống và văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Lý giải đời sống, trải nghiệm văn hóa dân tộc, tham gia các buổi trình diễn, âm

nhạc của người dân tộc thiểu số.

Nghiên cứu của Lebe và Milfelner (2006) thì DLNT được hiểu rộng hơn trước. Theo đó, DLNT bao gồm nhiều hoạt động, nhiều doanh nghiệp và các loại hình du lịch

Du lịch nông thôn

Du lịchDu lịch thiên nhiêncộng đồngDu lịch làng nghềDu lịch nông nghiệp/Du lịch trang trại

Du lịch văn hóa Du lịch di

sản ...

diễn ra ở vùng nông thôn. Còn theo Wang và cộng sự (2013) thì sức hấp dẫn cốt lõi của DLNT chính là nông nghiệp, bao gồm cảnh quan nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, phong tục tập quán gắn với các hoạt động nông nghiệp. Cũng đề cập đến nội dung này, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch đã phân chia loại hình DLNT mà không đề cập đến loại hình du lịch nông nghiệp, trong khi du lịch nông nghiệp được hiểu là loại hình du lịch cơ bản của DLNT (Wang và cộng sự, 2013). Vì vậy, dựa vào các cách tiếp cận trên, có thể khái quát về loại hình DLNT như sau:

Hình 2.1: Khái quát các loại hình du lịch nông thôn

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w