Tại bối cảnh huyện Lạc Dương, ngoài các mối quan hệ hợp tác như huyện Lâm Hà, hình thức hợp tác ở Lạc Dương còn theo mang lưới với các nhóm cộng đồng làm du lịch. Mối quan hệ này tồn tại bên trong nội bộ nhóm và kết nối bên ngoài nhóm cộng đồng với các chủ thể khác. Các quan hệ bên trong thể hiện sự
tương tác giữa các bên liên quan bên trong nhóm với các thành viên nhóm, còn các quan hệ bên ngoài bao gồm các quan hệ hợp tác giữa nhóm cồng chiêng, CQĐP, người dân, doanh nghiệp và đại diện tổ chức JICA. Kết quả tổng hợp và mã hóa dữ liệu về các nhân tố thúc đẩy HTCBLQ tại Lạc Dương được thể hiện thông qua các nhân tố sau đây:
4.4.1.1. Nhân tố thông tin và giao tiếp
Dữ liệu được phân tích cho thấy thông tin và giao tiếp giữa các bên liên quan thúc đẩy HTCBLQ.
… khi nói chuyện với CQĐP họ không tin người dân có thể làm dịch vụ được. Say này khi đối thoại với Sở, Chính quyền, các bên liên quan, các trường Đại học đi nghiên cứu, các bên liên quan mới biết du lịch cộng đồng là như thế nào, từ đó họ mới có khái niệm cơ sở pháp lý sát hơn về du lịch cộng đồng. (Thành viên JICA, nam, 35
tuổi, Lạc Dương).
Đối với nhóm JICA, các quan hệ tương tác trong nhóm dựa trên các nội dung công việc cần thực hiện. JICA làm việc trên tinh thần nhiều bên tham gia như đại diện CQĐP, cơ quan quản lý du lịch địa phương, người dân, DNDL, chuyên gia,... Hợp tác và tương tác giữa các bên là cơ sở quan trọng để lên ý tưởng và xây dựng nội dung hoạt động hiệu quả. Qua đây có thể thấy các bên liên quan có nghĩa vụ tham gia góp ý, thảo luận trên cơ sở sự bình đẳng giữa các bên và do đó quá trình thông tin và giao tiếp rất thuận lợi thúc đẩy hiệu quả hợp tác:
Đối với nhóm làm việc JICA, thảo luận có sự tranh luận rồi mới thống nhất làm. Hay chuyên gia Nhật Bản thống nhất quan điểm trong cuộc họp. Nhóm mỗi người một lĩnh vực, nhiều ý kiến đưa ra trái chiều, họ sẽ lắng nghe, có một chuyên gia tổng hợp ý kiến đưa ra. Nhóm lớn chia ra nhiều nhóm nhỏ để thống nhất dễ dàng hơn. Tranh luận không gay gắt, cơ sở lý luận dựa vào cơ sở và phương pháp luận. Mỗi người một ý kiến và sau đó chọn ra ý kiến khả thi có khả năng phát triển nhất... Mỗi người sẽ có những điểm mạnh nhiều lĩnh vực khác nhau, bổ sung nhau để hoàn thiện để đưa ra lập luận bảo vệ quan điểm. Nếu quan điểm khác hay hơn nên bổ sung... Liên kết đưa ra sản phẩm, ý tưởng, nội dung mang tính hiệu quả cao. Nếu liên kết thiếu tranh luận cũng khó, thiếu sáng tạo, ỷ nại. (Đại diện Sở VH, TT & DL, nam, 46 tuổi,
Đà Lạt).
Còn quan hệ giữa doanh nghiệp tại chỗ và người dân bản địa Cơ ho thì thành viên tương tác với nhau thường xuyên và liên tục tạo nên sức mạnh của nhóm và sự gắn kết các bên liên quan:
Giao tiếp thường xuyên, những lúc không có khách cũng giao tiếp thường xuyên trong nhóm zalo. Hẹn nhau đi cà phê, rất thân thiết. Giao tiếp bằng tiếng Lạch trong nhóm nhưng giao tiếp với khách bằng tiếng Kinh. (Người dân, nữ, 22 tuổi, Lạc
Dương).
Đối với quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và người dân địa phương củng cố sự gắn kết giữa họ, và điều này xuất phát từ sự gắn kết cộng đồng, gắn liền với hệ tình cảm văn hóa của người dân tộc bản địa Cơ ho. Giao tiếp thường xuyên trong nhóm hợp tác là cơ hội để các thành viên chia sẻ vui buồn,... và để bền chặt hơn nữa tình cảm giữa các thành viên và cộng đồng. Khác với hình thức giao tiếp trong quan hệ đối tác tại huyện Lâm Hà, hình thức giao tiếp chính là giao tiếp trực tiếp trong các nhóm hợp tác dịch vụ cồng chiêng tại huyện Lạc Dương. Hình thức giao tiếp này giúp các bên làm việc cùng nhau càng có thêm sự gắn kết và chia sẻ thông tin dễ dàng hơn.
Còn giao tiếp giữa đại diện CQĐP và đại diện doanh nghiệp cồng chiêng thì sự phối hợp được đề cập rất thuận lợi và đầy đủ:
10 nhóm tập trung ở 3 tổ dân phố nên triển khai nhanh, điện thoại hoặc trực tiếp trao đổi. (CQĐP, nam, 56 tuổi, Lạc Dương).
Như vậy giao tiếp thúc đẩy chia sẻ thông tin giữa người tham gia, đồng thời cũng là sự phối hợp trong quản lý kinh doanh du lịch của CQĐP. Và cũng theo đại diện CQĐP, sự tương tác giữa CQĐP và người dân nhìn chung thuận lợi, tuy nhiên vẫn tồn tại khoảng cách trong giao tiếp, đó chính là khoảng cách mà người làm quản lý tự xây dựng cho mình hàng rào ngăn cách trong giao tiếp với người dân địa phương. Mặc dù câu trả lời cho rằng quyền lực không ảnh hưởng đến giao tiếp giữa CQĐP và người dân, nhưng nội hàm của yếu tố quyền lực này có ảnh hưởng chi phối đến quan hệ hợp tác và tạo ra sự thiếu thân thiện trong giao tiếp:
Nói về tiếp xúc CQĐP, cơ quan quyền lực nhà nước, đối với địa phương huyện Lạc Dương chúng tôi, khi tiếp xúc người dân cũng có người rất sợ. Mà sợ không phải vì quyền lực mà là sợ vì nhiều khi không tiếp xúc được với nhau, thân thiện với nhau, phân cách và khoảng cách với nhau. (CQĐP, nam, 56 tuổi, Lạc Dương).
Qua quan sát trong quá trình đi phỏng vấn tiếp xúc với đại diện CQĐP và quan sát quá trình tiếp xúc của đại diện CQĐP với người dân, chúng tôi nhận thấy có nhiều người tham gia trong các cấp quản lý tại địa phương là người Cơ Ho nên họ hỗ trợ rất nhiệt tình cho người dân để nắm bắt các quy định của địa phương về kinh doanh du lịch cũng như các lĩnh vực khác.
Tóm lại, qua phân tích cho thấy thông tin và giao tiếp cởi mở, thuận lợi không chỉ giúp sự phối hợp, hợp tác đạt được hiệu quả hơn mà còn giúp gắn kết mọi thành
viên trong cộng đồng hơn, thúc đẩy sự tương tác, tương trợ lẫn nhau và thúc đẩy đổi mới, sáng kiến du lịch và phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch. Như vậy, thông tin và giao tiếp có ảnh hưởng rất quan trọng và là nhân tố then chốt để thúc đẩy quan hệ mạng lưới HTCBLQ.
4.4.1.2. Nhân tố lợi ích
Giống như kết quả đã nghiên cứu tại huyện Lâm Hà, nhân tố lợi ích nhận được sự quan tâm nhiều nhất và là nhân tố then chốt, nhân tố động lực để thúc đẩy các bên tham gia hợp tác. Sự phối hợp về PTDL giữa các đại diện nhóm cồng chiêng và CQĐP thể hiện thông qua thảo luận và xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề như mục tiêu chung, lợi ích, sự minh bạch, sự tham gia, sự xung đột sẽ là cơ sở quan trọng cho hợp tác hiệu quả:
Để PTBV, tất cả các bên liên quan du lịch quan trọng cùng ngồi lại thảo luận và xem xét các vấn đề một cách kỹ lưỡng, lợi ích của mỗi bên liên quan có thể được phát hiện rõ ràng và có thể đạt được sự đồng thuận hợp tác mặc dù có lợi ích cạnh tranh. Do đó, thông qua các cuộc thảo luận minh bạch, có sự tham gia và xây dựng các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, các lợi ích cạnh tranh hoặc xung đột có thể được hài hòa và từ đó thiết lập sự hợp tác giữa các bên liên quan hiệu quả. Còn hiện tại ở góc độ địa phương thì làm chưa tốt điều này. (CQĐP, nam, 56 tuổi, Lạc Dương).
Khi phỏng vấn người dân địa phương về quan hệ hợp tác giữa họ và trưởng nhóm cồng chiêng về những lợi ích đạt được, họ cho rằng:
Du lịch giúp em cải thiện thu nhập, em nhận theo ca biểu diễn, một buổi biểu diễn khách đông được 160 ngàn/1.5 giờ. (Người dân, nữ, 22 tuổi, Lạc Dương).
Đem lại rất nhiều lợi ích vì tính chất công việc của em rất là áp lực, …, thật sự mà nói em đi làm công việc này để vui để xả stress, một phần em rất thích hát và múa mặc dù hát không hay, múa không đẹp nhưng em rất thích. (Người dân, nữ, 22 tuổi, Lạc
Dương).
Bên cạnh những lợi ích về vật chất, quan hệ mạng lưới hợp tác cũng mang lại cho người dân địa phương những lợi ích về tinh thần, thể hiện họ rất vui khi tham gia làm việc trong nhóm hợp tác. Đồng thời lợi ích cũng chính là động cơ để người dân địa phương tham gia du lịch, mặc dù thù lao không cao nhưng góp phần gia tăng sinh kế cho cuộc sống của họ. Kết quả phỏng vấn trưởng nhóm cồng chiêng về quan hệ của họ với người dân địa phương tham gia trong nhóm hợp tác thể hiện:
Nói chung, tất nhiên gắn kết mới đùm bọc được lẫn nhau, mình cũng tạo điều kiện cho mọi người để đời sống có thêm thu nhập, có niềm vui, làm gì cũng có thù lao.
(Trưởng nhóm cồng chiêng, nam, 48 tuổi, Lạc Dương).
Điều này cho thấy, quan hệ giữa người trưởng nhóm và các thành viên nhóm dựa trên sự tự nguyện, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Đặc điểm của người dân bản địa ở đây là sự gắn kết gia đình, dòng họ, cộng đồng, nơi cư trú trên cơ sở tình cảm nên trong cuộc sống họ có sự phụ thuộc lẫn nhau về nguồn lực và sự hỗ trợ, trong lao động và kinh tế. Lợi ích từ hợp tác mang lại thông qua trao đổi hiểu biết, tương tác xã hội. Tuy nhiên để đạt được lợi ích cũng như tạo ra được việc làm cho thành viên nhóm, trưởng nhóm cồng chiêng với tư cách là đại diện doanh nghiệp luôn phải nỗ lực để tìm kiếm, liên hệ với các đối tác để mang lại nguồn thu, đảm bảo lợi ích cho thành viên tốt hơn:
Liên hệ với nhiều DNDL đến thì mang nhiều lợi ích cho anh em. Thì sẽ chia được cho anh em nhiều hơn. Ví dụ 1 tháng được khoảng 500-600K/ 1 em. Cái này chỉ là phụ thêm cuộc sống chứ không phải cuộc sống chính. (Trưởng nhóm cồng chiêng,
nam, 35 tuổi, Lạc Dương).
Về sự phối hợp giữa các nhóm cồng chiêng và CQĐP, đại diện một nhóm cồng chiêng cho rằng:
Nhà nước không đánh thuế, nhưng một phần nào đó họ làm rất chặt chẽ hàng tháng họp, quản lý nhà nước, tôn trọng quy định nhà nước, pháp chế, Sở VH, TT & DL cấp giấy phép hoạt động, cấp một năm một lần. (Trưởng nhóm cồng chiêng, nam,
35 tuổi, Lạc Dương).
Với chức năng quản lý, sự phối hợp giữa CQĐP và cơ sở cồng chiêng rất chặt chẽ và thường xuyên. Nhà nước không thu thuế là một sự hỗ trợ và điều kiện thuận lợi cho các nhóm cồng chiêng, đảm bảo được lợi ích và sự chia sẻ đến CĐĐP. Đồng thời, về phía CQĐP đã có những cam kết về chương trình du lịch để giữ được bản sắc văn hóa của người Cơ Ho và cũng là cách CQĐP nỗ lực bảo tồn và phát các giá trị văn hóa bản địa, đồng thời hướng đến PTDLBV.
Kết quả phỏng vấn thành viên JICA đồng thời là trưởng nhóm cồng chiêng về quan hệ hợp tác giữa dự án và CĐĐP:
JICA không mang tính chất áp đặt mà vận động người dân tự nguyện tham gia gắn với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, gắn với lợi ích, chia sẻ lợi ích, những người tham gia được ưu tiên vay vốn cải thiện sinh kế. (Thành viên JICA, nam,
Từ thực tiễn những cuộc phỏng vấn đối với thành viên JICA về dự án, thông qua các hợp phần tập huấn cho thành viên đã giúp họ nâng cao hiểu biết về các kỹ năng du lịch như hướng dẫn, diễn giải và nâng cao nhận thức của bà con về bảo vệ môi trường rừng và giúp cải thiện sinh kế của người dân,…
Đối với người đại diện CQĐP, sự phối hợp giữa CQĐP và người dân địa phương cũng thể hiện được những lợi ích cho CĐĐP, không phải bằng vật chất cụ thể mà chính bằng những sự hỗ trợ của CQĐP về hướng dẫn cách giải quyết các công việc và những hiểu biết về các văn bản, đường lối chính sách:
Nhà nước không có vấn đề cản trở nhưng đối với người dân, họ lo cuộc sống của họ, có những vấn đề gì họ cũng lên trên này. Tuy nhiên có những cái họ không hiểu về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, họ lên đây, chúng tôi phải gửi các phòng ban liên quan làm việc trực tiếp. giải thích hướng dẫn cho họ làm chứ còn đích thân họ lên trên này thì nhiều cái cũng khó khăn. Nói chung khó ngôn ngữ, văn hóa, đường lối chính sách của Nhà Nước họ chưa hiểu nhiều. (CQĐP, nam, 56 tuổi,
Lạc Dương)
Như vậy, có thể thấy lợi ích có được từ trong quan hệ hợp tác, nhất là với cộng đồng dân tộc người Cơ Ho thì được quan tâm chia sẻ bởi người trưởng nhóm hoặc qua sự tham gia trong dự án JICA. Từ đây sự gắn kết cộng đồng cũng được phát huy. Và vì vậy, nhân tố lợi ích là nhân tố chính, nhân tố động lực thúc đẩy mọi người có thể làm việc cùng nhau.
4.4.1.3. Nhân tố niềm tin
Sự tin tưởng là nhân tố quan trọng quyết định một mối quan hệ sẽ tồn tại bao lâu, bền chặt hay lỏng lẻo. Nhìn chung trong hầu hết các mối quan hệ, yếu tố niềm tin có vai trò quyết định liệu rằng các thành viên có tham gia hợp tác hay không. Khi xem xét về quan hệ HTCBLQ, đại diện DNDL cho thấy:
Mức độ tin tưởng cao vì mình đề nghị hợp tác với các bên đó thì những bên được đề nghị cũng có năng lực để tạo ra giá trị cộng hưởng. Tụi em không thảo mai, lâu lâu hứng lên, mà coi trọng giá trị kinh tế. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 33 tuổi,
Đà Lạt).
Để có thể hợp tác còn cần có niềm tin vào năng lực của đối tác vì liên quan đến khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Đây là giá trị cốt lõi của vấn đề. Chẳng hạn, quan hệ giữa DNDL và CQĐP thì đại diện DNDL luôn nỗ lực để xây dựng và duy trì mối quan hệ với CQĐP:
―Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ cố gắng kết nối với cơ quan công quyền và
địa phương vì tạo ra mối quan hệ, mặc dù nhu cầu không phát sinh lâu dài nhưng vẫn cố gắng duy trì bởi em tin rằng mang lại nhiều lợi ích cho bên em”. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 33 tuổi, Đà Lạt).
Đối với người dân, mối quan hệ giữa họ và trưởng nhóm cồng chiêng đều khẳng định có niềm tin và sự tin tưởng cao. Sự tin tưởng ở đây là cố hữu, bởi nó được hiện diện trong cuộc sống hàng ngày. Sự tin tưởng có thể diễn ra với người trong cùng cộng đồng bởi người đó làm những việc đáp lại được sự mong đợi của họ. Chính vì thế niềm tin được hình thành, cố kết từ nhiều đời thông qua chia sẻ các khuôn mẫu ứng xử, những chuẩn mực, luật tục, những giá trị văn hóa được kết tinh của cộng đồng, do vậy niềm tin trong cộng đồng và được hình thành trong nhóm cồng chiêng gần như tuyệt đối.
Thành viên trong dòng họ, có niềm tin, sự tin tưởng có sẵn trong cộng đồng vì tin tưởng nhau mới tham gia. (Người dân, nữ, 22 tuổi, Lạc Dương).
Có niềm tin rất cao đối với nhóm, em thấy mọi người cũng cảm nhận giống như em. Đi làm tìm niềm vui, một phần kiếm thêm thu nhập của mình. Nên chắc chắn sự thấu hiểu, sự đồng cảm của mọi người trong nhóm hòa hợp với nhau. (Người dân, nữ,
22 tuổi, Lạc Dương).
Sự hòa hợp các thành viên nhóm hợp tác ở đây được người trả lời đề cập qua sự thấu hiểu và sự đồng cảm với nhau. Hoặc khi được hỏi: Nếu thu nhập chỗ khác tốt hơn em có đi làm chỗ khác không? thì người trả lời như sau:
Không, vì em là chỗ người nhà, đi cô chú la cho, gần như toàn người nhà, liên quan đến dòng họ. (Người dân, nam, 33 tuổi, Lạc Dương).
Kết quả này cho thấy niềm tin của thành viên trong nhóm cồng chiêng gần như