Đặc điểm du lịch nông thôn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 39 - 41)

Gunn (1988) đã chỉ ra để PTDLNT thành công cần một số điều kiện như sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch; quảng bá du lịch; cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giải trí (đường bộ, sân bay, tàu, xe buýt); dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ bán lẻ; lòng hiếu khách (trích dẫn trong Wilson và cộng sự, 2001, tr.133). Như vậy, về cơ bản PTDLNT cũng cần tất cả các điều kiện

căn bản giống như PTDL thông thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy DLNT đóng góp quan trọng cho người dân ở địa phương và nền kinh tế địa phương (OECD, 1994; Aref và Gill; 2009; Amir và cộng sự, 2015). Một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Đại học Exeter, Anh thấy rằng hầu hết nông dân kinh doanh DLNT để nâng cao thu nhập và du lịch không cạnh tranh với nông nghiệp trong sử dụng nguồn tài nguyên nông nghiệp và lao động (Fleischer và Pizam, 1997). Đối với khách du lịch nông thôn, họ không chỉ lưu trú và ăn uống mà còn tham gia các hoạt động giải trí và mua sắm tại những cửa hàng ở địa phương. Wang và cộng sự (2013) đã chỉ ra các đặc điểm của DLNT Trung Quốc như sau: ―là loại hình du lịch diễn ra ở khu vực nông thôn; phụ thuộc vào cuộc sống ở làng quê (phong cảnh và hoạt động con người), là những điểm thu hút du lịch trọng điểm; phụ thuộc vào nông nghiệp, bao gồm cả cảnh quan nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp và phong tục tập quán của cộng đồng và cảnh quan nông thôn là sức hấp dẫn cốt lõi của DLNT; mục đích là đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông thôn và PTBV‖. Để làm sáng tỏ hơn đặc điểm DLNT, OECD (1994) đã phân biệt du lịch đô thị và DLNT như sau:

Bảng 2.2: Phân biệt du lịch nông thôn và du lịch đô thị

Du lịch đô thị Du lịch nông thôn

Ít không gian mở Rất nhiều không gian mở

Mật độ dân số trên 10.000 người Mật độ dân số dưới 10.000 người Môi trường nhân văn Môi trường tự nhiên

Các hoạt động giải trí trong nhà Các hoạt động giải trí ngoài trời

Cơ sở hạ tầng tốt Cơ sở hạ tầng hạn chế

Doanh nghiệp lớn (quốc gia, quốc tế) Doanh nghiệp địa phương sở hữu Nhiều thời gian dành cho du lịch Ít thời gian dành cho du lịch Không có trang trại, rừng Có trang trại, rừng

Người lao động sống xa nơi làm việc Người lao động sống tại nơi làm việc hoặc gần nơi làm việc

Hiếm khi bị ảnh hưởng bởi mùa vụ Thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mùa vụ Nhiều khách du lịch Ít khách du lịch

Quản lý chuyên nghiệp Quản lý nghiệp dư

Nhiều cao ốc hiện đại Nhiều nhà cũ, nhà cổ, truyền thống Phát triển/ tăng trưởng Bảo tồn/ hạn chế tăng trưởng

Thị trường đa dạng Thị trường ngách

Nguồn: OECD (1994)

(1) Diễn ra và dựa vào các tài nguyên đặc trưng của vùng nông thôn. Tất cả các yếu tố như đời sống, nghề truyền thống, cảnh quan,… đều có thể trở thành tài nguyên du lịch và các yếu tố có sức hấp dẫn khách du lịch (Lane, 1994; Pedford, 1996).

(2) Nền tảng của DLNT là nông nghiệp (Fleischer và Pizam, 1997; Wang và cộng sự, 2013).

(3) Được quản lý, khai thác và thực hiện chủ yếu bởi người dân địa phương, là hướng sinh kế mới cho vùng nông thôn. Tạo ra nhiều việc làm mới cho cộng đồng dân cư nông thôn, đặc biệt phụ nữ và thanh niên đồng thời giúp hạn chế sự suy giảm dân số vùng nông thôn (OECD, 1994; Luloff và cộng sự, 1994; Fleischer và Pizam, 1997; Wilson và cộng sự, 2001; Sharpley, 2002; Su, 2011).

(4) PTDLNT góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường và giúp giảm nghèo, phát triển các ngành, nghề; thúc đẩy đa dạng các loại hình du lịch; huấn luyện, giáo dục nhằm tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; sử dụng các sản phẩm địa phương, phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái (Lane, 1994; OECD, 1994; IIrshad, 2010). Thị trường DLNT hiện nay đang phát triển mạnh so với các thị trường khác. Sự phát triển này nếu không có định hướng và quản lý kịp thời thì sẽ đe dọa tính bền vững của môi trường vùng nông thôn và ảnh hưởng đến PTBV.

PTDLNT ưu tiên hàng đầu lợi ích cho nông dân (Wang và cộng sự, 2013) và các thành phần tham gia; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và chú trọng bảo vệ môi trường; đổi mới và tạo sự khác biệt; tăng cường liên kết dọc và ngang giúp làm phong phú thêm sản phẩm; giữ gìn bản sắc và xây dựng hình ảnh ấn tượng đối khách du lịch.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w