Tại hai địa bàn nghiên cứu, các bên liên quan tham gia trong PTDLNT rất đa dạng bao gồm khu vực công, khu vực tư, CĐĐP, thành viên dự án JICA và các nhà nghiên cứu du lịch. Khu vực công bao gồm các bên liên quan đại diện CQĐP (cấp tỉnh, cấp huyện) bao gồm Sở VH, TT & DL Lâm Đồng và Phòng Văn hóa thông tin huyện Lâm Hà và Lạc Dương, Chủ tịch hoặc Bí thư huyện, Chủ tịch hoặc Bí thư thị trấn, chủ tịch Hội nông dân... Các bên liên quan tại khu vực tư bao gồm đại diện DNDL, cơ sở chế biến trà, trưởng các nhóm cồng chiêng Tây Nguyên, chủ doanh nghiệp ươm tơ dệt lụa,... chủ các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, cơ sở homestay, điểm dừng chân tham quan,... Các bên liên quan thuộc CĐĐP gồm người dân địa phương tham gia nhóm cồng chiêng Tây Nguyên (múa, dẫn chương trình, nhạc công, nấu ăn, bán hàng lưu niệm), hướng dẫn viên du lịch, người dân tham gia dự án JICA, nông hộ và các bên liên quan tham gia hoạt động du lịch tại địa phương còn bao gồm đại diện tổ chức JICA, thành viên JICA, nhà nghiên cứu du lịch.
Trong nghiên cứu này định nghĩa hợp tác được giới hạn ở các mối quan hệ lâu dài, trực tiếp thân thuộc với cộng đồng, trên phạm vi lãnh thổ địa phương nên mặc dù các bên liên quan như chính quyền trung ương, cơ quan quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực khác như tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, ủy ban/ban dân tộc miền núi,... có khả năng tác động và có phạm ảnh hưởng lớn đến địa phương, nhưng giới hạn của nghiên cứu này là các quan hệ hợp tác lâu dài, trực tiếp và thân thuộc trên phạm vi lãnh thổ địa phương nên các bên này không được đề cập trong nghiên cứu. Tương tự, khách du lịch cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững, tuy nhiên với giới hạn nghiên cứu về hợp tác và hướng tiếp cận nghiên cứu tập trung vào khía cạnh cung du lịch và các quan hệ hợp tác tại địa phương nên bên liên quan này cũng không được đề cập trong nghiên cứu. Hơn nữa, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu (Ladkin và Bertramini, 2010; Pasape và cộng sự, 2013; Wondirad và cộng sự, 2020; Ma và cộng sự, 2020) giúp cho nghiên cứu này xác định các bên liên quan phù hợp.
Từ những kết quả nghiên cứu được đề cập ở trên cho thấy các bên liên quan đều ủng hộ, có vai trò quan trọng góp phần vào sự PTDLNT theo hướng bền vững tại địa phương.
Trong đó, các bên liên quan thuộc khu vực tư hiện đang là các chủ thể chính kết nối với các đối tác và người dân địa phương trong PTDLNT. Họ đóng vai trò quan trọng trong phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, tạo ra lợi ích, mang lại lợi ích cho cộng đồng và tạo ra hình ảnh điểm đến DLNT thông qua hợp tác và xây dựng mạng lưới hợp tác giữa khu vực công, tư và CĐĐP. Họ cũng có những nhìn nhận đúng đắn về mục tiêu PTDL theo hướng bền vững thông quan cam kết với CQĐP về thực hành bền vững và phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực này có quy mô vừa và nhỏ. Họ cần sự hỗ trợ về kiến thức và kỹ năng du lịch, đặc biệt sự ủng hộ từ CQĐP cho PTDL.
Đối với bên liên quan là CQĐP có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy HTCBLQ, phối hợp hợp tác với các bên liên quan thuộc khu vực công và tư thông qua lập kế hoạch PTDL, quy hoạch và quản lý, kiểm soát hoạt động du lịch. Kết quả phỏng vấn cho thấy CQĐP có nhận thức khá đầy đủ về mục tiêu PTDLNT theo hướng bền vững, nhưng họ lại thiếu kế hoạch dài hạn và những chỉ dẫn rõ ràng để thực hiện PTDLBV tại địa phương. Vai trò của CQĐP cũng chưa được phát huy tối đa trong quá trình PTDL.
Đối với CĐĐP, sự tham gia hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững có ý nghĩa quan trọng bởi giúp cho người dân có thêm việc làm, thêm thu nhập, đặc biệt đối với người dân bản địa Cơ Ho giúp gia tăng sinh kế, giảm đói nghèo. Tuy nhiên, phần nhiều người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch một cách thụ động, họ không làm chủ được kênh kết nối, họ thiếu kiến thức, kỹ năng du lịch, nguồn tài chính, kỹ năng quản lý kinh doanh du lịch. Vì thế vẫn còn khá nhiều bên liên quan ở cộng đồng nằm bên ngoài của mạng lưới hợp tác.
Với nhà nghiên cứu du lịch gồm các giảng viên đại học, có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực du lịch tại vùng nông thôn, có vai trò nghiên cứu các sản phẩm du lịch và thúc đẩy chính sách của địa phương, chủ động kết nối các bên liên quan khác gồm CQĐP, doanh nghiệp, nông hộ để thiết kế, xây dựng, đổi mới và chuyển giao các sản phẩm du lịch cho CQĐP để nhân rộng mô hình. Tuy họ có thể chủ động kết nối với các bên liên quan, nhưng lại gặp khó khăn về cơ chế chính sách trong triển khai các dự án DLCĐ, đây là ―nút thắt‖ quan trọng đối với các nhà nghiên cứu du lịch. Còn đối với tổ chức JICA hoạt động với mục tiêu xây dựng năng lực cộng đồng, triển khai các khóa đào tạo về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Các bên liên này có năng lực để kết nối và nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Bên cạnh các bên liên quan tham gia chính thức, thì còn một bên liên quan tham gia rất tích cực trong PTDLNT, đặc biệt tại huyện Lạc Dương là các nhà môi giới du lịch hay ―cò‖ du lịch. Bên liên quan này tích cực hợp tác với các bên thuộc khu vực tư trong cung ứng sản phẩm và dịch vụ du lịch, đặc biệt trong kết nối với các nhóm cồng
chiêng tại huyện Lạc Dương. Bên liên quan này tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động PTDLNT tại địa phương như tạo ra sự cạnh tranh, chia rẽ trong cộng đồng, gây ra hình ảnh điểm đến tiêu cực, đồng thời có nguy cơ phá vỡ sự PTDLBV. Do vậy, kiểm soát bên liên quan này là cần thiết. Mặc dù, năm 2019, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo xử lý tình trạng ―cò‖ du lịch làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch, đảm bảo an toàn du lịch và định hướng PTDLBV, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Nghiên cứu cũng phát hiện vai trò của các Hiệp hội, hội, chẳng hạn như Hiệp hội du lịch tỉnh Lâm Đồng, Hội Lữ hành Lâm Đồng,.. vẫn khá mờ nhạt trong kết nối các doanh nghiệp, nông hộ và người dân trong PTDL vùng nông thôn. Do đặc điểm vùng nông thôn có nhiều điểm bất thuận lợi nên vai trò của các tổ chức này càng cần thiết cho sự liên kết hợp tác PTDL. Chính vì vậy thúc đẩy sự tham gia hợp tác của các Hiệp hội, tổ chức là rất cần thiết để thúc đẩy PTDLNT.