Sẹo hẹp thanh môn:

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình thái lâm sàng viêm thanh quản mạn trẻ em và một số yếu tố nguy cơ (Trang 37 - 41)

Thƣờng có tiền sử đặt nội khí quản, soi thanh quản hoặc chấn thƣơng thanh quản. Các dấu hiệu khàn tiếng, khó thở xuất hiện từ từ tăng dần. Soi thanh quản cho chẩn đoán xác định.

Hình 1.13: Hình ảnh sẹo hẹp hạ thanh môn [Trích từ: www. ghorayeb.com]

1.8.5. Papillome thanh quản:

Là loại u nhú ở thanh quản nguyên nhân thƣờng gặp là do HPV. Khi soi thanh quản thấy khối u mầu hồng, sần sùi nhƣ quả dâu mọc từng chùm dọc theo dây thanh. Khối u có thể lan ra khắp thanh quản. Khối u có thể chiếm hết

Hạt xơ dây thanh

Sẹo hẹp

Thành trƣớc khí

quản Dây thanh trái

tiền đình thanh quản và che lấp thanh môn. Papillome có thể xâm nhập vào khí phế quản. Nội soi và mô bệnh học cho chẩn đoán xác định.

Hình 1.14: Papillom thanh quản [Trích dẫn từ: www.ghorayeb.com]

1.8.6. Liệt thần kinh hồi quy:

Xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, sặc các chất lỏng vào phổi, mức độ khàn tiếng nặng, mất tiếng, phát âm bị thoát hơi.

1.9. VAI TRÒ NỘI SOI THANH QUẢN TRONG CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH VTQ MẠN:

Ngoài hỏi bệnh, nội soi là một kĩ thuật có giá trị trong chẩn đoán viêm VTQ mạn tính. Hiện nay có nhiều phƣơng pháp soi thanh quản:

* Nội soi thanh quản gián tiếp: có vai trò trong chẩn đoán bệnh lý của thanh quản, dụng cụ đƣợc sử dụng là ống soi cứng 700, 900 hoặc gƣơng soi thanh quản.

+ Tƣ thế BN: ngồi hoặc nằm.

+ Vô cảm: BN đƣợc xịt tê hạ họng bằng xylocain.

+ Kỹ thuật soi: ngƣời soi đứng đối diện BN (nếu BN ngồi) hoặc ngồi bên cạnh BN (nếu BN nằm); đồng thời quan sát BN và màn hình. BN tay phải tự

cầm lƣỡi của mình kéo nhẹ lƣỡi ra ngoài. Ngƣời soi cầm ống soi với Optic 700 đƣa vào miệng BN quan sát họng, hạ họng; BN phát âm “ Ê ” hoặc “I” kéo dài để quan sát TQ.

Phƣơng pháp này chỉ áp dụng đƣợc đối với bệnh nhân hợp tác đƣợc với thầy thuốc, với trẻ nhỏ phƣơng pháp này khó có thể thực hiện đƣợc.

- Nội soi TQ bằng ống mềm:

+ Tƣ thế: BN ngồi.

+ Vô cảm: BN đƣợc đặt thuốc co mạch, xịt tê hốc mũi và hạ họng.

+ Kỹ thuật: Bác sỹ đứng đối diện BN, BN có thể ngồi hoặc nằm đồng thời quan sát BN và màn hình; đƣa ống soi qua mũi BN xuống họng, quan sát hạ họng, quan sát TQ.

+ Ý nghĩa: ống soi mềm cho phép quan sát chính xác tổn thƣơng ở thanh quản, đặc biệt trong những trƣờng hợp BN phản xạ quá mạnh khi soi bằng ống soi cứng; đồng thời cho phép sinh thiết tổ chức làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, hiện nay đƣợc áp dụng tƣơng đối rộng rãi để chẩn đoán bệnh lý thanh quản ở trẻ nhỏ, BN không hợp tác khi soi bằng Optic.

+ Ƣu điểm: nội soi TQ để chẩn đoán có thể đƣợc áp dụng ống mềm với các trƣờng hợp. Do ống mềm dễ điều khiển và đƣờng kính ống soi mềm nhỏ nên đỡ gây kích thích bệnh nhân nhất là trẻ nhỏ.

Có thể tiến hành đƣợc các thủ thuật nhƣ sinh thiết, bơm và hút dịch qua một kênh ở dọc ống soi mềm. Những trƣờng hợp có dị dạng, thoái hóa hoặc chấn thƣơng cột sống cổ sử dụng ống soi mềm thuận lợi hơn vì ống mềm có thể uốn cong.

+ Nhƣợc điểm: ống nội soi mềm giá thành đắt, thời gian sử dụng không bằng ống nội soi cứng.

* Nội soi TQ trực tiếp bằng ống cứng:

- Tƣ thế BN: nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay, kê gối dƣới vai, đầu ngửa tối đa.

- Vô cảm: tiền mê bằng tiêm Seduxen 10mg và Atropin ¼ mg trƣớc 10 phút, sau đó gây tê TQ tại chỗ bằng Xylocain 6% hoặc 10%; hoặc BN đƣợc gây mê.

- Kỹ thuật soi: ngƣời soi đứng phía về phía đầu BN, cầm ống soi đƣa vào miệng BN để bộc lộ rõ TQ. Kỹ thuật soi gồm 3 thì: tìm thanh thiệt, vén thanh thiệt và nâng xƣơng móng.

- Mục đích :

+ Soi để chẩn đoán xác định trong trƣờng hợp các phƣơng pháp khác không thực hiện đƣợc, có thể đánh giá chính xác tổn thƣơng ở thanh quản.

+ Soi thanh quản trực tiếp kết hợp sinh thiết u hoặc vi phẫu thanh quản, lấy dị vật hiếm khi thực hiện chỉ để chẩn đoán bệnh lý thanh quản đơn thuần.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình thái lâm sàng viêm thanh quản mạn trẻ em và một số yếu tố nguy cơ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)