- Thanh quản trẻ em có cấu trúc rất nhỏ, lại mềm yếu.
- Thanh quản của trẻ em phản ứng rất mạnh, dễ bị co thắt, và trẻ càng nhỏ bao nhiêu thì thanh quản càng phản ứng mạnh bấy nhiêu, nhƣ để cho sữa, nƣớc khỏi tràn vào đƣờng thở.
- Thanh quản trẻ em không phải là sự rút bớt, thu hẹp của thanh quản ngƣời lớn. Nó có hình thái đặc biệt là hình cầu. TQ trẻ em, khi sinh ra chỉ bằng 1 phần ba thanh quản ngƣời lớn, nó dần dần phát triển đến ba tuổi. Từ 3 tuổi đến dậy thì, thanh quản ở nam giới tăng gấp đôi, thanh quản ở nữ giới tăng gấp rƣỡi [27].
- Nhƣ thanh quản ngƣời lớn, ngƣời ta cũng phân ra TQ trẻ em làm 3 tầng: + Tầng thanh môn (tiền đình thanh quản): thì tƣơng đối mềm mại, dãn đƣợc và rộng rãi. Đó là do vị trí và độ mềm của sụn thanh thiệt. Cũng vì vậy mà khó quan sát đƣợc dây thanh.
+ Tầng thanh môn: bao gồm mấu thanh của sụn phễu và dây thanh. Kích thƣớc đo đƣợc [52].
Tuổi Sơ sinh 1 tuổi 4 tuổi 10 tuổi
Kích thƣớc (mm) 4,5 – 5,5 5,5 – 7,5 7,7 - 8 9 – 10
Trong khi doãng rộng nó tạo ra 1 góc 24-39o, vậy thì góc này mở rộng hơn cả ngƣời lớn. Thanh môn ở trẻ nhỏ có xu hƣớng thu tròn lại hơn ở trẻ lớn và ngƣời lớn [48].
+ Tầng hạ thanh môn: cũng giống nhƣ ở ngƣời lớn, ngƣời ta thấy nếu thanh môn là 1 phần rất hẹp của thanh quản, hạ thanh môn lại là phần ít giãn nở vì các thành của nó đƣợc cấu tạo bằng các vòng sụn cứng phía ngoài không thể giãn ra đƣợc, đó là sụn nhẫn. Đƣờng kính dƣới của nó nhƣ ngấn sụn khí quản, đo đƣợc:
Tuổi Sơ sinh < 6 tuổi 12 tuổi Ngƣời lớn
Kích thƣớc (mm) 5 – 6 10 12 13 -18
Đặc biệt vùng này có tổ chức liên kết dƣới niêm mạc rất lỏng lẻo, nên rất dễ bị phù nề gây chít hẹp đƣờng thở ở đoạn này. Sự phù nề 1 mm chiều dày sẽ làm giảm đi khẩu kính của hạ thanh môn từ 10-20% ở ngƣời lớn, nhƣng lại giảm đi gần 50% ở trẻ em dƣới 1 tuổi [49], [51]. Nên việc soi đánh giá tổn thƣơng thanh quản ở trẻ em phải rất thận trọng.