Bài học kinh nghiệm quản lý nhân lực cho công ty cổ phần đầu tư thương mạ

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại giao thông i (Trang 43)

Từ thực tế kinh nghiệm quản lý nhân lực hiệu quả cùa các đơn vị nêu trên, có the rút ra được bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông I như sau:

Thứ nhất, cần có sự công bằng, minh bạch trong quá trình tuyển dụng và nhân viên làm việc.Tuyển dụng không được ưu tiên, thiên vị người nhà, nể nang quen biết, phải coi trọng năng lực kỹ năng, thái độ làm việc, tính phù hợp của ứng viên quan trọng hơn yếu tố bằng cấp. Phải đảm bảo rằng công ty luôn minh bạch và thẳng thắn ngay từ đầu, và trao đổi cụ thể về những gì công ty mong đợi ở nhân viên cho những vị trí tuyển dụng để họ không cảm thấy như bị lừa khi họ bắt đầu làm việc.

Thứ hai, chính sách đãi ngộ thực sự quan trọng trong việc giữ chân nhân tài. cần tạo ra những chính sách khen thưởng hợp lý, đúng người đúng việc, nguồn thu nhập của người lao động cần ốn định và tăng tiến, luôn kèm theo các phúc lợi cho gia đình người thân: tham quan, du lịch, thưởng lễ tết, ốm đau, hiếu hỉ...

Thứ ba, tổ chức các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cũng như văn hóa tố chức doanh nghiệp đề người lao động nhanh chóng nâng cao tay nghề, chuyên môn, hòa nhập, gắn kết với tập thể.

Thứ tư, tăng khả năng làm việc độc lập hiệu quả của CBNV cũng như khả năng liên kết công việc để đảm bảo CBNV có thể luân chuyển công việc, tìm ra và phát huy hết khả năng của mình, cũng như có thể thay thế công việc

của người khác khi có sự việc phát sinh như: tai nạn, ôm đau, nghỉ việc...

Thứ năm, xây dựng niêm tin và sự trung thành của câp dưới: Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chăm lo tới đời sống cũng như đáp ứng đầy đủ những yếu tố cần thiết cho nhân viên. Chú trọng tới việc nâng cao sự tin tưởng của đội ngũ nhân viên dưới quyền. Hãy thuyết phục họ tin tưởng vào

suy nghĩ của bạn và hành động để đạt được mục tiêu đó. Chỉ khi nhà lãnh đạo doanh nghiệp có định hướng rõ ràng và tin tưởng vào định hướng mình đề ra thì nhân viên cũng sẽ có niềm tin vào khả năng đó.

CHƯƠNG 2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. Phưo’ng pháp thu thập thông tin

2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thông tin dữ liệu thứ cấp là các thông tin đã được công bố, có nguồn gốc từ giáo trình, bài báo, tạp chí, sách tham khảo, luận văn, thông tin văn bản, internet....

Đồ tài sử dụng các số liệu trong báo cáo về nhân lực và kinh doanh của doanh nghiệp được nghiên cứu, đồng thời sử dụng, tham khảo các tài liệu về lí luận quản lý nhân lực và kinh nghiệm thực tế trong doanh nghiệp nói chung và cùng ngành nghề nói riêng.

Đe thông tin trong luận văn được phong phú hơn, tác giả đã tiến hành khảo sát, thu thập số liệu qua: điều lệ công ty, quy chế trả lương, văn hóa công ty, hợp đồng lao động...

2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thông tin dữ liệu sơ cấp là các thông tin tác giả tự thu thập trong quá trình ngiên cứu đó là đưa ra phiếu làm trắc nghiệm đối với người quản lý và

người lao động để đứng trên lập trường của họ có thể hiểu được về tình hình quản lý nhân lực, văn hóa doanh nghiệp, chính sách lương thưởng, cách thức đào tạo và phát triển... có sự khác nhau như thế nào, có thực sự phù hợp hay không và cần cải tiến những gì ? Một số vấn đề cũng như khía cạnh nghiên cứu cỏ rất ít tài liệu để tham khảo nên cần thiết phải khảo sát, ghi chép, thu thập số liệu mới để tổng hợp và phân tích.

Trong luận văn này tác giả đã thu thập dữ diệu sơ cấp thông qua hai cách:

Cách thứ nhất là làm phiếu trả lời trắc nghiệm: các câu hỏi với các nội dung về quá trình tuyển dụng, chính sách lương thưởng, cơ hội thăng tiến trong công việc... Đối tượng là 56 nhân lực của công ty: chủ yếu là nhân viên

văn phòng và nhân lực thi công trực tiêp ( lái máy, kỹ thuật...) tại các công trình. Thời gian tiến hành từ tháng 7 đến tháng 8. Mục đích của phương pháp này nhằm tìm kiếm, thu thập thông tin phản ánh đúng thực trạng cũng như yêu cầu, nguyện vọng của bản thân nhân lực đối với các khâu quản lý nhân

lực của công ty. Sau khi tổng hợp kết quả phiếu trắc nghiệm thì kết quả này chỉ mang tính chất đại diện cho nhân lực nội bộ của công ty TRICO chứ không đại diện cho toàn thể nhân lực trong xã hội.

Cách thứ hai là phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý chủ yếu là các trưởng phòng các phòng ban của công ty để từ đó bổ sung đánh giá, nguyên nhân và giải pháp các vấn đề không thể hiện hoặc thể hiện không rõ trong báo cáo kinh doanh của công ty và trong phương pháp miêu tả thống kê. Các nhóm câu hỏi phản ánh thông tin , vai trò của người quản lý trong quá trình quản lý nhân lực tại công ty. Thông tin phỏng vấn được tác giả tốc ký và tổng hợp xử lý theo từng nhóm câu hỏi giống như xứ lý kết quả điều tra bằng phiếu trả lời trắc nghiệm. Thời gian thực hiện phỏng vấn tiến hành trong tháng 8.

Kết quả phiếu trả lời trắc nghiệm và phỏng vấn sâu được đưa vào mục phụ lục.

2.2. Phương pháp xủ’ lý thông tin

2.2.1. Phương pháp phãn tích và tong hợp

Phân tích là phương pháp phân chia đối tượng tổng thể thành các mặt, các bộ phận, các nội dung, các yếu tố giản đơn hơn, chi tiết hơn, nhở lé hơn để nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện ra các đặc tính, tính chất cơ bản của từng yếu tố từ đó giúp chúng ta có thể hiểu bản chất của đối tượng nghiên cứu một cách rõ ràng, cụ thể, mạch lạc. Bản chất của phương pháp này là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung.

Ngược lại với phân tích sẽ là tổng hợp. Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết các mặt, các bộ phận thông tin đã được phân tích để tạo ra một hệ thống đầy đủ và tổng quát.

Phương pháp phân tích, tông hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chù yếu trong Chương 1 và Chương 3, đặc biệt trong Chương 3: Thực trạng công tác quàn lý nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông I. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu của TRICO trong công tác quản lý nguồn nhân lực.

2.2.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp lấy hai hay nhiều sự vật, hiện tượng làm đối tượng nghiên cứu để tìm ra những đặc điếm chung, những nét giống và khác nhau của chúng. Neu đề tài chỉ có một đối tượng đề nghiên cứu thì phương pháp so sánh sẽ được thế hiện qua sự thay đổi thời gian (các năm) của đối tượng nghiên cứu.

Đối với luận văn này phương pháp so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu trong Chương 3: Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại TR1C0. Tác giả so sánh số liệu thống kê về biến động lao động, số liệu về tuyển dụng lao động, cơ cấu lao động theo độ tuổi, theo giới tính qua các năm, mức độ hài lòng của CBNV về công ty ở các linh vực: công việc hiện tại, điều kiện làm việc; chế độ lương thưởng; công tác đào tạo và phát triển của công ty.. .để làm rõ sự thay đổi về trong hoạt động quản lý nhân lực tại công ty từ năm 2015 đến năm 2019.

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả lại những nghiên cứu, thông tin đã thu thập được làm cơ sờ dữ liệu cho các phương pháp khác.

Phương pháp thống kê, mô tả được sừ dụng để xử lý các tài liệu, đặc biệt các tài liệu có giá trị thực tiễn về quản lý nhân lực tại TRICO. Các số liệu

sau khi điều tra, thu thập sẽ được tống hợp lại sau đó tiến hành phân loại, đánh giá dựa trên phương pháp thống kê mô tả để phản ánh đúng với thực

trạng nghiên cứu từ đó làm cơ sở dừ liệu, thông tin đáng tin cậy trình bày trong luận văn.

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong Chương 3. Số liệu thống kê về biến động lao động, cơ cấu lao động qua các năm, số liệu về tuyển dụng lao động, cơ cấu lao động, quỹ lương, thưởng, các số liệu về kết quả kinh doanh của TRICO nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích trong các nội dung quản lý nhân lực của TRICO.

CHƯƠNG 3.

THựC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN Lực TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN• • • • ĐẦU Tư THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DựNG GIAO THÔNG I

3.1. Giói thiệu chung vê công ty cô phân đâu tu’ thương mại và xây dựng giao thông I và những yêu tổ ảnh hưởng đến quăn lý nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông I

3.1.1. Khái quát về công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giaothông I thông I

Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông I ( TRICO) có trụ sở tại 548 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, tên giao dịch là TRICO. Công ty được thành lập ngày 13/12/1993 hoạt động trên các lĩnh vực kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.

Từ những ngày đầu hoạt động công ty còn có quy mô nhỏ và gặp không ít những khó khăn nhưng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và năng động, công ty đã dần khẳng định được vị thế, khả năng và sự chủ động trong chuyên môn với nhiều dự án đầu tư, công trình có giá trị lớn như: Gói thầu B2-22 xây dựng cầu Diêm Điền tại Thái Bình, dự án cao tốc Hà Nội- Hải Phòng gói thầu BHC5, dự án cao tốc Đà Nằng-Quảng Ngãi gói thầu số 02, dự án cầu Cái Tắc Cà Mau, dự án quốc

lộ I Thanh Hóa, dự án 4Đ Lai Châu, gói A2 và A7 dự án cao tốc Hà Nội- Lào Cai, dự án 4A và 4B Lạng Sơn...

Doanh thu và lợi nhuận nhũng năm gần đây luôn đạt và vượt chì tiêu kế hoạch đã đề ra, đời sống cán bộ công nhân viên luôn được chăm lo và nâng cao.

Tầm nhìn của TRICO: từng bước trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan ở trong nước, đạt được sự tín nhiệm của khách hàng và các đối tác kinh doanh chính.

Sứ mệnh của TRICO: đem lại những giải pháp và dịch vụ xây dựng tôt nhất nằm đáp những sự kỳ vọng của khách hàng; tăng lợi ích bền vững cho cổ đông; đóng góp vào việc xây dựng một nền công nghiệp xây dựng tiến bộ và hiệu quả; xây dựng một môi trường làm việc giải phóng tối đa năng lực của

con người.

Giá trị cốt lõi của TRICO:

Sự tôn trọng: tôn trọng khách hàng, tôn trọng cổ đông, tôn trọng người lao động

Sự tin cậy: mang lại sự tin cậy, trung thực trong tất cả các mối quan hệ khách hàng, đồng nghiệp, đối tác...

An toàn lao động: đảm bảo môi trường làm việc an toàn, đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động...

3.1.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy

Công ty cồ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông I có bộ máy tổ chức và quản lý công ty theo hình thức công ty cổ phần. Cơ quan cao nhất cùa công ty là Đại hội cổ đông, tiếp đó là Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng ban với chức danh là công việc trực thuộc của phòng ban đó trong công ty. Các bộ phận của công ty TRICO bao như sau:

Đại hội cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyền và nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đông quản trị công ty bao gôm 3 người: chủ tịch hội đông quản trị và 2 phó chủ tịch hội đồng quản trị

Ban tổng giám đốc công ty: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao , ban tổng giám đốc bao gồm: tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc.

Ban kiểm soát: có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tống giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Ban kiếm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cố đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.. .bao gồm trưởng ban kiểm soát và hai kiểm soát viên.

Các phòng ban và bộ phận chức năng:

Thứ nhất, Phòng tổ chức- hành chính: (5 CBNV)

Tham mưu cho Giám đốc trong công tác sắp xếp, bố trí nhân sự cùa các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ; Xây dựng kế hoạch biên chế, tiền lương, công tác tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật. Thực hiện quy trình bồ nhiệm, bồ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, từ chức, miễn nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định và phân cấp quản lýcủa công ty; Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, các công tác về tiền lương, nâng bậc lương, các chính sách Bảo hiểm;giải quyết chế độ ổm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ hưu, thôi việc cho công chức, viên chức và người lao động. Tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, lưu trữ...

Thứ hai, Phòng kế hoạch thị trường: (3 CBNV)

Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực thị trường và kế hoạch sản xuất kinh doanh: Xây dựng và triển khai thực hiện công tác marketting; Xây dựng và triền khai thực hiện các mục tiêu, chiến

lược, kê hoạch dài hạn, ngăn hạn và hàng năm của các phòng ban trực thuộc công ty về các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư. Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, giá sản phẩm - dịch vụ đầu vào, đầu ra của các đơn vị trong Công ty. Nghiên cứu, đề xuất và soạn thảo các văn bản, chỉ thị của Tổng Giám đốc về quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thẩm định, ban hành, triển khai và thực hiện các kế hoạch, phương án, biện pháp tác nghiệp có liên quan trong quản lý, điều hành kinh doanh theo ủy quyền của Tổng Giám đốc.

Thứ ba, Phòng kỹ thuật thi công: (7 CBNV)

Quàn lý, thực hiện và kiềm tra công tác kỳ thuật, thi công nhàm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty: Xây dựng phương án thi công, phương án kỳ thuật cho các dự án, các loại phương tiện, thiết bị thi công các sản phẩm trong toàn Công ty. Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong quá trình sản xuất về mặt kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, máy móc thiết bị và vệ sinh môi trường. Hướng dẫn và cùng các đơn vị trực thuộc lập hồ sơ

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại giao thông i (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)