CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
3.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại MSB Chi nhánh
3.2.3. Tính rủi ro trong hoạt động thanh toán Quốc tế
Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế. Nó cũng giống như rủi ro trong giao dịch thương mại trong nước,
nhưng phức tạp hơn do khoảng cách về địa lý, những khác biệt về văn hóa, luật
pháp... Một số rủi ro có thể đề cập đến là:
- Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ: Đây là những rủi ro hình thành do những sai sót mang
tính kỹ thuật và hạn chế về mặt nghiệp vụ trong quá trình thanh toán, dẫn đến việc
hành động không đúng theo các quy định, tập quán quốc tế, có thể gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của NH.
- Rủi ro không hoàn trả tín dụng: Đây là rùi ro gắn liền với hoạt động NH. Đặc biệt trong hoạt động TTQT, rủi ro này phát sinh ở các hoạt động bảo lãnh, cam kết thanh toán.
- Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh: Rủi ro này xảy ra khi một bên tham gia cố tình
không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, có hành vi lừa đảo, làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của các bên khác.
- Rủi ro hối đoái: phụ thuộc vào chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của mỗi
quốc gia. Tỷ giả không ốn định làm biến động giá trị các hợp đồng bàng ngoại tệ
cần thanh toán. Nếu không có kỹ thuật bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhà nhập khẩu có thể phải gánh chịu tồn thất hợp đồng do phải thanh toán với giả cao hơn hoặc xấu nhất
là không đủ khả năng chi trả, mất uy tin trên thương trưởng.
- Rủi ro uy tín: Là rủi ro dư luận đánh giá xấu về NH, gây khó khăn nghiêm trọng cho NH trong việc mở rộng hoạt động hoặc khách hàng rời bở NH.
- Rủi ro khác: Tình hình chính trị bât ôn, môi trường pháp lý, chính sách kinh tê thưởng xuyên thay đối... khiến các NH và các bên XNK có thể không thực hiện được cam kết của mình, làm cho quá trình thanh toán bị ngưng trệ thậm chỉ bị hủy
bở, gây thiệt hại cho các bên.
Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, nó do các nguyên nhân phất
sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia TTQT (nhà xuất khấu, nhập khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian...) hoặc những nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị, tài trợ thương mại...