Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng nhằm phát hiện ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa các nội dung khác nhau của đối tượng cần nghiên cứu; sự tăng hay giảm số liệu trong các năm hoặc cả giai đoạn của đối tượng (Quy hoạch) để từ đó phân tích, đánh giá rõ hơn về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp so sánh còn giúp tác giả xác định rõ xu
hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu, mục tiêu phân tích trong cùng một điều kiện, môi trường. Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở 3 nguyên tắc: Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh và kỳ thuật so sánh. Trong đó, tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ (quý, năm, giai đoạn) được lựa chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh; các gốc so
sánh có thể là số liệu năm trước, các mục tiêu dự kiến, các chỉ tiêu trung bình cùa ngành, phụ tải, lưới, các hệ số của quy hoạch... Điều kiện tiên
quyết để so sánh là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất cả về thời gian & không gian.
Nội dung Luận văn tập trung đến đối tượng là Quy hoạch phát triển điện lực trong không gian là Thành phố Hà Nội. Phương pháp này được tác giả sử dụng ở chương 3 và chương 4, nhất là tại chương 4 tác giả đưa ra 03 phương án phát triển điện lực ứng với 03 kịch bản phát triển kinh tế xã hội: phương án cao, phương án cơ sở và phương án thấp có gắn với bối cảnh mới. Cả ba phương án đều đảm bão cấp điện đầy đủ cho nhu cầu phụ tải của Thành phố trong giai đoạn quy hoạch tiếp theo và có dự phòng theo đúng tiêu chí đề ra. Sự khác nhau cơ bản của 3 phương án chủ yếu về khả năng huy động nguồn
vôn đâu tư, tôc độ triên khai các dự án kinh tê - xã hội, đời sông nhân dân, tôc độ ngầm hóa lưới điện.
* Phương án 1:
Phương án 1 (phương án cao) là phương án xét thấy thành phố có sự bứt phá phát triển kinh tế cao, có khả năng huy động nguồn vốn dồi dào cho các
công trinh điện, các dự án kinh tế xã hội triến khai đúng tiến độ, tốc độ ngầm hóa lưới điện theo đúng quy định của Quy hoạch chung thành phố, các thông số lưới điện đạt tiêu chuẩn khá, đời sống nhân dân nâng cao tương đương các nước phát triển. Với phương án này, đến năm 2035 lưới điện Hà Nội sẽ đạt được các tiêu chí cao (chì số tiêu thụ bình quân đầu người đạt tương đương Bangkok; lưới điện phát triển tốt, ổn định cao, tỷ lệ ngầm hóa đạt cao từ Vành đai 4 trở vào, nguồn vốn đầu tư lớn,...)
* Phương án 2:
Phương án 2 (phương án cơ sở) là phương án có xem xét kỳ về tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan nên nguồn vốn đầu tư chưa dồi dào theo kỳ vọng, các dự án triển khai có độ trễ nhất định, các thông số lưới điện như ngầm hóa và độ tin cậy, mỹ quan đô thị đảm bảo vị thế Thủ đô của Việt Nam ở mức khá và đời sống nhân dân cũng đạt ở mức khá. Với phương án này tới năm 2035, lưới điện thành phố Hà Nội sẽ đạt các chỉ tiêu khá (chỉ số tiêu thụ bình quân đầu người đạt tương đương Bangkok 2025; lưới điện phát triển tương đổi tốt, ổn định, phấn đấu tỷ lệ ngầm hóa từ Vành đai 4 trở
vào, nguồn vốn đầu tư vừa đủ,...).
* Phương án 3:
Phương án 3 (phương án thấp) là phương án xét khủng hoảng kinh tế có thể còn kéo dài, ảnh hưởng của chiến tranh, chính trị thế giới, dịch bệnh covidl9 còn nhiều phức tạp nên còn hạn hẹp về vốn đầu tư, các dự án kinh tế xã hội vào chậm so với kỳ vọng, mức độ ngầm hóa và hiện đại hóa lưới điện còn hạn chế. Với phương án này tới năm 2035, lưới điện thành phố Hà Nội sẽ đạt các chỉ tiêu thấp do ảnh hưởng nhiều yếu tố (chỉ số tiêu thụ bình quân đầu
người đạt tương đương Bangkok 2025; lưới điện phát triên ôn định, cô găng đạt tỷ lệ ngầm hóa khu vực nội thành, huy động vốn thấp,...)
Sau khi đưa ra các phương án vói nhũng tiêu chí cụ thề, tác giả dễ dàng nhận thấy những kết quả đạt được hoặc những số liệu thu thập được sẽ phù hợp và tương ứng với phương án nào để đưa ra những nhận định, đánh giá phù hợp và tương ứng với tình hình thực tể cũng như sát thực với yêu cầu đề ra, đồng thời
giúp tác giả có những nhìn nhận vấn đề nghiên cứu tốt nhất, đề ra những giải pháp thực hiện thời gian tới.
2.2.3. Phương pháp phân tích, tổng họp
Phân tích là phân chia cái toàn thế của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn đế nghiên
cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Đối tượng của luận văn là Quy hoạch phát triến điện lực tình, nhưng bên cạnh đối tượng còn nhiều vấn đề khác đan xen, chồng chéo ảnh hưởng đến Quy hoạch. Vậy để làm rõ, hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu cần phải phân chia nó theo các mặt khác nhau, các nội dung khác nhau theo mức độ tác động và ảnh hưởng.
Nhiệm vụ của phân tích quy hoạch chuyên ngành về lĩnh vực điện lực (là một ngành riêng trong kinh tế xã hội) để thấy được sự đóng góp của ngành đó đối với phát triển kinh tế xã hội Thủ đô, thông qua kết quả đạt được, những mặt tích cực, những nội dung mới, chuyên môn để hiểu vấn đề trong công tác quản lý, tổ chức triển khai thực hiện, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng hài hòa trong cả ba Chương: Chương 1, Chương 3 và Chương 4, đối tượng nghiên cứu của luận văn có rất nhiều số liệu, nội dung cần được phân tích, mổ xẻ để có được kết
quả phù hợp.
Bước tiêp theo của phân tích là tông hợp. Tông hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hồ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát.
Từ những kết quả nghiên cứu các mặt, các vấn đề liên quan của đối tượng (trong luận văn này là Quy hoạch phát triển điện lực) cần phải tổng hợp
lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu, là luận cứ để đánh giá tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.
Ngành điện là ngành mang tính kỹ thuật, chuyên môn hóa cao do đó tính chính xác quy định, phân tích định lượng có vai trò quyết định kết quả nghiên cứu. Quá trình tổng hợp, định tính có thể là những phán đoán, dự
báo cho cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích định lượng mà tác giả tham khảo, nhận định để có được những luận cứ phù hợp nhất trong quá trình thực hiện luận văn.
Trên cơ sở phân tích các dữ liệu đã thu thập, tác giả thực hiện tổng hợp lại. Nội dung tổng hợp chính là các nội dung được thể hiện ở Chương 3, chú trọng tại mục tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại. Phương pháp phân tích và tồng hợp là một phương pháp khó, đòi hỏi người thực hiện phải có tư duy tốt về các dữ liệu thu thập, phải hiểu sâu về chuyên ngành và lĩnh vực nghiên cứu mới có thể đưa ra được những luận cứ, nội dung phù hợp, tương thích. Đây được coi là phương pháp biện chứng. Sự thống nhất của phân tích và tồng họp là một yếu tố khách quan của phương pháp biện chứng. Do đó, không nên tách rời phân tích và tổng hợp hoặc cường điệu phương pháp này, coi nhẹ phương pháp kia và ngược lại. Không có phân tích thì không có tổng hợp và ngược lại.
Chương 3
TÌNH HÌNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỤC THÀNH PHÓ HÀ NỘI
3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến Quy hoạch phát triển điện lực Thành
phố Hà Nội
3.1.1. Quy hoạch phát triến điện lực Quốc gia
Phát triển nguồn cung cấp điện cho Thành phố Hà Nội có liên quan chặt chẽ với phát triến nguồn điện hệ thống điện miền Bắc, hệ thống lưới điện Quốc gia, được xác định trên cơ sở Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia (Sơ đồ ĐiệnVII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thành phố Hà Nội là một phụ tải quan trọng của hệ thống điện Miền Bắc. Do đó nguồn các trạm 500kV cấp điện cho Thành phố Hà Nội có liên quan chặt với phát triển nguồn trạm 500kV của hệ thống điện Miền Bắc. Các trạm này ngoài cấp điện cho các phụ tải Thành phố Hà Nội còn có nhiệm vụ cấp điện cho các phụ tải của các tỉnh lân cận. Tương tự như vậy đối với các trạm biến áp 220kV lân cận và trong khu vực thành phố Hà Nội.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội
Trong các năm qua, kinh tế Thủ đô tiếp tục có bước phát triển vững chắc. Tổng sản phẩm trên địa bàn có mức tăng trưởng khá, bình quân 5 năm 2011-2015 dự kiến tăng 9,23%/năm (theo cách tính mới là 7,23%), gấp 1,58 lần bình quân chung của cá nước. Quy mô GRDP năm 2015 theo giá hiện hành đạt khoảng 27,6 tỷ USD, bình quân người khoảng 3.600 USD, gấp 1,8 lần so với năm 2010. Trong đó ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng là 9,97%/năm, ngành công nghiệp-xây dựng tăng trưởng 9%/năm, ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trường 2,4%/năm. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá hàng tiêu dùng giảm nhanh từ 17,1% năm 2011 xuống còn 6,3% năm 2015. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, ngành công nghiệp- xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Năm 2015 tỷ trọng các ngành như sau: dịch vụ có tỷ trọng là 53%, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 41,7%, nông nghiệp chiếm 5,3%.
* Ngành xây dựng có giá trị gia tâng trong các năm từ 2011-2014 lần
lượt là 8,95%, 6,81%, 7,54%, 9,9%. Thành phố tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, lượng hàng tồn kho giảm, mức tăng giá giao dịch trung bình từ 1-2% so với năm 2013.
* Ngành công nghiệp trong 5 năm từ 2010-2014 giá trị gia tăng lần lượt là
10,9%, 10,7%, 10,4%, 8,6%, 8%. Bước đầu hình thành một số khu công nghệ cao hoạt động hiệu quả; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao hơn mức tăng chung, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh; các khu, cụm công nghiệp đóng góp quan trọng vào phát triển công nghiệp Thành phố, công nghiệp hồ trợ được đẩy mạnh. Các làng nghề, phố nghề truyền thống từng bước được củng cố, tích cực xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhiều sản phẩm làng nghề được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
* Ngành Thương mại - dịch vụ: Dịch vụ vẫn là ngành có giá trị tăng
thêm lớn, chiếm tỷ trọng cao, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế Thủ đô. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao như dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn thông, tín dụng - ngân hàng, du lịch, tư vấn, y tế, giáo dục, hồ trợ săn xuất kinh doanh... đều có sự tăng trưởng và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, người dân và khách quốc tế.
Trong giai đoạn 2011-2015, giá trị gia tăng dự kiến tăng bình quân 9,97%; kim ngạch xuất khẩu tăng 8,1%; kim ngạch nhập khẩu tăng 3,7%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu du lịch tăng 12,1%, trong đó bán lẻ tăng 11,9%. Các ngành dịch vụ chất lượng cao và trình độ cao có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả ngành. Du lịch được đẩy mạnh phát triển, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của Thành phố.
* Sản xuầt nông nghiệp được tập trung chỉ đạo và đạt kêt quả tiên bộ, giá
trị gia tăng bình quân tăng 2,4%/năm, cao hơn so với chỉ tiêu đạt ra, giá trị sản xuất đạt 231 triệu đồng /ha đất canh tác, tăng 1,24 lần so với năm 2010. Nông nghiệp được phát triển theo hướng sinh thái, từng bước ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao. Cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp và thủy sản. Hình thành và mở rộng một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao; xuất hiện nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, hoa, cây ăn quả chất lượng cao, giá trị sản xuất lớn
* Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị được chú trọng, một
số lĩnh vực quản lý đô thị có chuyển biến tốt. Đã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồng bộ Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Thủ đô, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành các quy hoạch lĩnh vực, cơ bản hoàn thành việc xây dựng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung các huyện, thị xã, thị trấn, các đô thị vệ tinh tạo điều kiện quản lý và phát triền đô thị theo quy hoạch.
* Quan điểm phát triển thời gian tới
Phát huy đồng bộ sửc mạnh tổng hợp của Trung ương, của Hà Nội, của cả nước, của các thành phần kinh tế, của hợp tác quốc tể trong quá trình phát triển của Thủ đô; khai thác nội lực là nhân tố quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng.
Phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, vùng Đồng bàng sông Hồng và kinh tế trọng điếm Bắc bộ, vùng thủ đô và 2 hành lang kinh tế với Trung Quốc; coi xây dựng và phát triển Thủ đô là một động lực thúc đẩy phát triển các vùng khác của cà nước.
Găn kêt chặt chẽ giữa phát triên kinh tê, xây dựng và quản lý đô thị và phát triển các lĩnh vực xã hội, coi phát triển, xây dựng và quản lý đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ nền tảng và liên tục.
Ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển; đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà thành phố có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao . . .
Phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế với sừ dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
3.1.3. Năng lực của Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội
Tống Công ty điện lực Thành phố Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước với vốn điều lệ 100% vốn nhà nước, là một trong 5 Tổng công ty phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh bán điện và đầu tư phát triển lưới điện từ cấp điện áp 220kV trở xuống trên địa bàn TP Hà Nội.
Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã và đang tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 -í- 2008, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải cách hành chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao độ tin cậy của lưới điện đảm bảo vận hành cung ứng điện liên tục, an toàn, ổn định phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trên địa bàn toàn Thành phố. Tổng công ty cũng không ngừng đổi mới, nâng