Trước bối cảnh đó, ngành điện là ngành có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triến của nền kinh tế Thủ đô và đất nước, là ngành “đi trước một bước” trong xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo những diện mạo mới trong việc thay đổi lưới điện, cung ứng điện và thúc đấy các ngành nghề khác của nền kinh tế phát triển, là ngành đi đầu trong công cuộc thiết lập cơ sở hạ tầng, nhất là trong tình hình chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ như trên và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triền phụ tải phục vụ phát triển chính trị - kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Thủ đô, cần tiếp tục vào cuộc của nhiều cơ quan, đơn vị, tố chức chính trị - xã hội trên địa bàn Thành phố, tập trung năng lực, kinh nghiệm tổ chức thực hiện, đưa ra những giải pháp quan trọng, cấp bách phù hợp với sự phát triển của Thủ đô trong tình hình mới, trong khi đó, Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến 2035 đã được lập nhưng chưa được tích hợp vào Quy hoạch chung Thành phố (do chưa lập Quy hoạch chung Thành phố). Do vậy, Thành phố Hà Nội cần có những giải pháp cấp bách nhưng bền vừng để tiếp tục thực hiện các nội dung Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội đã đề ra trong tình hình thay đổi cơ chế chính sách nhưng chưa có hướng dẫn chi tiết thi hành.
4.2.1. Đầu tư xây dụng phát triển lưới điện
Tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện theo Quy hoạch, Kế hoạch phát triển điện lực được phê duyệt xem xét đồng bộ với Ke hoạch đàu
tư các dự án sử dụng vôn Ngân sách Nhà nước đảm bảo câp điện cho người dân Thủ đô theo chủ trương định hướng về an ninh năng lượng quốc gia và trên địa bàn Thủ đô Hà Nội của Chính phủ, đảm bảo luôn cung cấp đủ điện, không để thiếu hụt nguồn điện trong tương lai.
Luôn sẵn sàng phương án cấp điện trong mọi tình huống, nhất là phục vụ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covidl9 và các sự cố thiên tai bất ngờ. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) và hướng dần của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức triển khai lập nội dung phương án phát triển mạng lưới cấp điện tích hợp trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô giai đoạn tiếp theo dựa trên đánh giá toàn diện, đầy đủ về hiện trạng hệ thống điện và tình hình thực hiện các Quy hoạch phát triển điện lực của Thành phố thời gian qua; kiểm tra, rà soát những yếu tố chính liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư
xây dựng công trình điện lực như địa điểm, quy mô, khối lượng, phương thức đấu nối cho phù hợp với thực tế.
Đánh giá Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn Thành phố 02 lần trong giai đoạn 05 năm để có kết quả, tác động và ảnh hưởng của việc thực hiện Quy hoạch, nhất là nhu cầu cấp điện tại các địa bàn tập trung nhiều khu cụm công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí,... có mức tiêu thụ năng lượng cao, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động triển khai quy hoạch trong kỳ hoặc kỳ điều chỉnh quy hoạch tiếp theo.
4.2.2. Công tác an toàn điện
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, các tổ chức kinh doanh bán lẻ điện khác thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác an toàn điện kế hoạch 02 lần/ tháng hoặc đột xuất khi có sự cố, nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục các điểm vi phạm hành lang lưới điện, những tồn tại kỹ thuật xuất hiện trên lưới và có giải pháp thay thế, sửa chữa trang thiết bị ngay, áp dụng các công nghệ tiên tiến mới theo thời điểm để đảm bảo vận hành an toàn, ốn định hệ thống điện.
Đôi với các dự án hạ ngâm đường dây trong nội đô hoặc tại các khu đô thị cần tuân thủ chặt chẽ việc cấp phép thi công đào đường vỉa hè, theo tuyến, hào, tuynen đã quy hoạch sẵn, đảm bảo an toàn kỳ thuật và quy chuẩn về hạ ngầm đường dây, giảm thiểu tối đa các sự cố về điện khi thi công hạ ngầm đường dây tại các cấp điện áp.
Tăng cường tuyên truyền về an toàn điện, an toàn sứ dụng điện trên mọi thông tin truyền thông. Xây dựng một kênh truyền hình riêng hoặc khung giờ riêng về tuyên truyền các nội dung về điện lực. Triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền về các Chương trình, Ke hoạch thúc đẩy phát triển năng lượng mới, tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tiết kiệm điện của Thành phố để phấn đấu tăng tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trong tổng tiêu thụ toàn Thành phố và nâng cao tỷ trọng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung năng lượng của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
4.2.3. Thay đổi chất lượng dịch vụ điện
Xây dựng chi tiêu đánh giá chỉ số tiếp cận điện năng của Thành phố Hà Nội riêng không phụ thuộc vào chì số tiếp cận điện năng của Toàn quốc,
nhung phù hợp và tương thích với chỉ số tiếp cận điện năng cả nước, để có cơ sở rút kinh nghiệm và hoàn thiện tốt hơn trong các quy trình.
Áp dụng rộng rãi phương thức đấu nối không cắt điện tại tất cả các cấp điện áp và tại tất cả đơn vị, địa bàn, hoàn thành trước 2030. Đây được xem là tiêu chí tiên tiến, giảm thiểu được nhiều thời gian mất điện trong một năm, đảm bảo ổn định cấp điện, ổn định sản xuất, phát triển kinh tế.
Xây dựng bộ chỉ số khảo sát đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ điện của ngành điện.
Thủ tục gọn nhẹ, đơn giản trong cấp mới công tơ, hồ trợ thực hiện online có trợ giúp phần mềm riêng trong ngành điện.
4.2.4. ứng dụng khoa học công nghệ
Trên cơ sở các tiêu chí đã đề ra khi xây dựng quy hoạch, Thành phố Hà nội tiếp tục thúc đấy ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại có tính tự
động hóa cao như: đấu nổi không cắt điện, công tơ điện tử, đo đếm từ xa, hệ thống SCADA,... giảm diện tích chiếm đất, nâng cao sự ổn định, tin cậy trong cung ứng và sử dụng điện để có lưới điện thông minh trong tương lai.
ủ’ng dụng trí tuệ nhân tạo vào chăm sóc khách hàng, như: tiếp nhận ý kiến khách hàng và trả lời tự động. Tiếp tục phát triển hệ thống SCADA, xây dựng các trạm biến áp ngầm, không người trực hoặc có trung tâm điều khiển từ xa. Thử nghiệm đào tạo thực tế ảo: ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong đào tạo thao tác Quản lý vận hành trạm biến áp.
Lắp đặt đồng bộ điện mặt trời áp mái và sử dụng các thiết bị điện thông minh tại các khu đô thị kiếu mầu hoặc các dự án đầu tư công đảm bảo đấu nối lưới điện phù hợp. Khuyến khích phát triến điện mặt trời áp mái tại các bãi đồ xe, nhà xưởng bên trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công viên cây xanh,...
4.2.5. Phát triển thị trường điện
Đề xuất Hà Nội tạo điều kiện có môi trường thuận lợi, minh bạch, xóa bỏ rào cản để thu hút, khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân, nhất là các chủ đầu tư tự bở tiền của đơn vị đầu tư các hạng mục điện tham gia đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và xây dựng, cải tạo lưới điện phân phối của Thành phố đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành,
chất lượng điện năng không ngừng được nâng cao.
Tham gia hồ trợ, hướng dẫn từng bước hình thành và vận hành ổn định, thông suốt thị trường bán lẽ điện cạnh tranh gồm nhiều thành phần, minh bạch, khách quan phản ánh đúng quy luật cung - cầu thị trường có sự điều tiết của cơ
quan chức năng, phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chuẩn bị cho công tác quản lý, hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh dự kiến sau năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo Quyết định số 63/2013/TT-CP ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với lộ trình, hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện do Trung ương quyết định.
Hô trợ củng cô, nâng cao năng lực, tô chức hoạt động của các đon vị phân phôi và bán lẻ điện tham giá thị trường nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, cải thiện dịch vụ cung cấp điện hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng sử dụng điện ngày một tốt hon.
Khảo sát, cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu, mô hình hóa các nguồn lực tăng trưởng điện toàn địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dần, hồ trợ xây dựng công cụ để khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đáp ứng tốc độ tăng trưởng của thị trường điện.
4.2.6. Công tác thanh tra, kiếm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch
Cần lập kế hoạch công tác kiểm tra các mảng công việc, nội dung thực hiện Quy hoạch căn cứ vào sự phân công công việc, nhiệm vụ thực hiện tại Quy chế phát triển điện lực, hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển điện lực Thành phố để bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội trong thời gian tới, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lập chỉ tiêu thực hiện công tác kiếm tra, giám sát; đề ra mục tiêu đạt được đối với từng mảng, nội dung công việc để có cơ sở sơ, tống kết, đánh
giá kết quả thực hiện.
Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ về điện cho đội ngũ cán bộ thực hiện kiểm tra, giám sát, do lĩnh vực điện lực có tính chuyên môn đặc thù, đòi hỏi kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm mới có thế giải quyết tốt công việc đề ra. Nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra phải sắc bén, công minh để xử lý tốt các vấn đề xảy ra, nhất là các vấn đề trên hiện trường sự cố về điện.
4.2.7. Một số kiến nghị
4.2.6.1 Cấp Thành phố Hà Nội
Như tại mục nguyên nhân tồn tại tác giả đã nêu, vướng mắc xây dựng công trình điện thời gian qua do ảnh hưởng rất nhiều từ các khâu giải phóng mặt bằng và xác định vị trí xây dựng trạm biếp áp cũng như bố trí quỳ đất cho các tuyến đường dây. Trong giai đoạn tới, khối lượng xây dựng và cải tạo lưới điện rất lớn, tập trung nhiều khu vực nội thành nên rất khó khăn trong việc
tìm địa điêm, thỏa thuận tuyên đường dây, vị trí trạm, đên bù và giải phóng mặt bằng. Để phát triển lưới điện phù hợp và đồng bộ với quy hoạch xây dựng chung toàn Thành phố, UBND Thành phố cần tập trung chủ trì, chỉ đạo các ngành như: Giao thông, điện lực, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông... thực hiện xây dựng các công trình đồng bộ để tránh chồng chéo, đào lấp nhiều lần, tiết kiệm vốn đầu tư...; tạo điều kiện, có những cơ chế đặc thù nhằm bố trí hợp lý các công trinh điện như trong quy hoạch được duyệt; tận dụng các công trình, thửa đất nằm ngoài chỉ giới không đù điều kiện về mặt xây dựng, có hình thù bất hợp lý để bố trí đất xây dựng công trình điện.
Các dự án có tống quy mô sử dụng điện từ 20MVA trở lên phải nghiêm túc thực hiện tự bố trí quỳ đất trong dự án để xây dựng trạm nguồn 1 lOkV.
Tiềm năng khai thác và sừ dụng năng lượng tái tạo (NLTT) của Thành phố Hà Nội là rất lớn, bao gồm các dạng năng lượng: mật trời, khí sinh học, rác thải ... Khai thác và sử dụng nguồn NLTT hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế chung cho xã hội, đặc biệt là giảm ô nhiễm môi trường, Thành phố cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển và phấn đấu đạt chỉ tiêu đặt ra.
4.2.6.2 Cấp Bộ, ngành, Trung ương
Theo Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 03/8/2020, trong đó đã “Bãi bỏ Khoản 2 Điều 25 Thông tư sổ
43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thù tục lập, thâm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực đã được sửa đôi tại Điều 2 Thông tư số 24/2016/TT-BCT
ngày 31/11/2016 của Bộ Cóng Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng”. Như vậy, các công trình điện trung áp chưa có
trong quy hoạch chuyên ngành điện, chủ đầu tư không phải tổ chức lập hồ sơ xin điều chỉnh bổ sung quy hoạch, tuy nhiên, theo Khoản 1 điều 11 Luật Điện lực, việc đầu tư xây dựng các công trình điện phải phù họp với Quy hoạch
điện lực. Chính vì vậy đã phát sinh vướng mãc trong việc câp thủ tục thỏa thuận tuyến (Chỉ cap thỏa thuận tuyến đồi với các công trình phù hợp quy
hoạch). Vậy các công trình điện trung áp chưa có trong quy hoạch điện, khi
thực hiện đầu tư xây dựng để đảm bảo tuân thù điều 11 Luật điện lực, đề nghị Bộ Công Thương phối họp với Bộ Xây dựng xem xét hướng dẫn về trình tự thủ tục triển khai đầu tư nhằm tháo gỡ khó khăn giúp Chủ đầu tư thực hiện phù họp quy định pháp luật.
Nhà nước khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái nhà, tuy nhiên trên thực tế cơ chế chính sách còn chưa rõ ràng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho điện mặt trời tại Thành phố Hà Nội, đề nghị Bộ Công Thương có cơ chế, chính sách về việc cho thuê phần mái của các công trình được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công, cơ chế khuyến khích, hồ trợ về tài chính nhằm thu hút các nguồn lực, nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển điện mặt trời mái nhà, phù họp với xu thế định hướng và phát triền thời gian tới.
Bộ Công Thương có chính sách khuyến khích cụ thể, rõ nét tạo điều kiện phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo xu hướng chung của nền kinh tế thị trường và có lợi cho khách hàng sử dụng điện (dự kiến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2022).
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan xem xét hướng dẫn, tạo khung pháp lý chuấn giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các công trình điện của thành phố Hà Nội, nhất là các công trình trên địa bàn Thành phố nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thành phố Hà Nội.
Bộ Ke hoạch và Đầu tư hướng dẫn triển khai đồng bộ các quy định của Luật Quy hoạch, Luật Điện lực về việc thực hiện đầu tư xây dựng các công trình điện trung áp đảm bảo phù hợp với Quy hoạch được phê duyệt làm căn cứ để tăng cường công tác quản lý nhà nước về sử dụng điện, an toàn điện thông qua Quy hoạch, các Chủ đầu tư chù động hơn trong việc sắp xếp kinh phí, bố trí quỹ đất và nguồn lực thực hiện, các đơn vị điện lực có cơ sở pháp
lý khi tính toán công suât phụ tải, xây dựng phương án câp điện đảm bảo an toàn, rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì hướng dần, giới thiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành điện vận dụng các quy định mới, các ứng dụng khoa học tiên tiến, công nghệ hiện đại để ngày càng phát triển, tiến bộ, vượt bậc xếp hạng các chỉ số trong khu vực và quốc tế.