Trình độ quản lý

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển điện lực thành phố hà nội (Trang 62)

Ban chỉ đạo hoạt động theo Quy chế (ban hành kèm theo Quyết định sổ 953/QĐ-BCĐ ngày 28/02/2018) đã tổ chức họp, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình cấp điện trọng điểm của Thành phố, trong giai đoạn 2016 - 2020, giải quyết khó khăn đầu tư cho nhiều công trình điện, năm 2016 đóng điện được 34 công trình đường dây và trạm biến áp 1 lOkV, năm 2017 chủ trì và phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo phát triển điện lực tham mini UBND Thành phố ban hành trên 50 văn bán chì đạo

giải quyêt các khó khăn vướng măc trong xây dựng các công trình điện năm 2017, hoàn thành và đóng điện 06 công trình xây dựng mới 500kV, 220kV (Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia là chủ đầu tư), 18 công trình đường dây và trạm biến áp 1 lOkV (Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội là chủ đầu tư); năm 2018 đã tổ chức 20 cuộc họp, ban hành 40 văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng công trình điện trọng điểm của Thành phố như các Trạm biến áp 220, llOkV: Tây Hồ Tây, Phú Cát, Phú Xuyên, Công viên Thủ Lệ; đường dây 1 lOkV: Sơn Tây - Yến Mao - Phố Vàng, Hà Đông - Sơn Tây; năm 2019 tồ chức trên 20 cuộc họp và tham mưu, đề xuất hoặc ban hành theo thẩm quyền trên 50 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng công trình điện. Nhiều công trình quan trọng, cấp bách đã được đóng điện vận hành chủ yếu tập trung vào việc nâng công suất các trạm biến áp llOkV hiện có như: Phương Liệt, Yên Phụ, Công viên Thống Nhất, Văn Điển, Nội Bài, Ba Vì, Từ Liêm; lắp đặt máy biến áp AT2 trạm biến áp 220kV Sơn Tây; bổ sung Máy biến áp ATI và các ngăn lộ xuất tuyến HOkV trạm 220kV Tây Hồ; xây dựng tuyến đường dây llOkV từ Trạm biến áp 220kV Long Biên đấu nối vào đường dây 1 lOkV 180,181 Đông Anh - Gia Lâm - Sài Đồng; xây dựng tuyến đường dây 1 lOkV từ Trạm biến áp 500/220kV Tây Hà Nội (Quốc Oai) đấu nối vào đường dây HOkV lộ 182 Chèm - Phúc Thọ, tuyến cáp ngầm llOkV Thành Công - Thượng Đình, Yên Phụ - Trần Hưng Đạo,...kịp thời bổ sung công suất nguồn cấp điện khi tốc độ tăng trưởng phụ tải điện luôn duy trì ở mức cao (trên 9%/năm)...

Tham mưu đề xuất nhiều chủ trương chính sách phát triển điện lực, đảm bào cung cấp đủ điện ổn định, an toàn phục vụ phát triển kinh tế, các hoạt động chính trị - văn hóa - xã hội và đời sống nhân dân Thành phố Hà Nội như: các Hội nghị Trung ương Đảng và kỳ họp Quốc hội, tổ chức họp Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, họp Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân

Thành phô; Hội nghị câp cao Họp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam, Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mekong (WEF - Mekong) năm 2016, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2017, Diễn đàn kinh tế Thế giới về ASEAN, Hội nghị hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực Tam giác Phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia năm 2018, Hội nghị thượng đỉnh Mỳ - Triều năm 2019, các chuyến thăm làm việc của Nguyên thủ các cường quốc đến Việt Nam và một số sự kiện bên lề trong năm 2020 khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, các buổi gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của cán bộ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đặc biệt trong bối cảnh khí hậu ngày càng trở nên cực đoan, bất ổn của kinh tế Thế giới và khu vực cùng với những thách thức do đại dịch Covid-19 tạo ra.

Ngoài ra, từ 2012 đến 2019, Hà Nội đã nghiên cứu, có nhiều kiến nghị với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính về điều chỉnh chính sách giá bán điện; năm 2020, Hà Nội tiếp tục tham gia ý kiến đối với dự thảo phương án giá điện mới của Bộ Công Thương theo tiêu chí đơn giản, dễ hiểu, minh bạch đế khách hàng nhanh chóng xác định được nhóm đối tượng tương ứng với mục đích sử dụng điện và căn cứ sản lượng điện tiêu thụ có thể kiểm tra, tính toán được số tiền điện cần phải thanh toán theo kỳ hóa đơn. Đồng thời tạo thuận lợi cho đơn vị phân phối và bán lẻ điện áp giá điện đúng đối tượng, mục đích sử dụng điện góp phần giảm thiểu kiến nghị, thắc mắc của khách hàng về giá điện; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm tra, giám sát mua bán bán điện.

3.3.7 Hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiếm tra và xử các vấn đề phát sinh

Tuy công tác này không được đề cập cụ thể trong Quy hoạch nhưng với việc triển khai nhiệm vụ hàng năm, có kết quả:

Tổ chức 125 lượt kiểm tra cấp mới giấy phép hoặc duy trì điều kiện hoạt động điện lực; thanh kiểm tra theo kế hoạch các đơn vị. Hướng dẫn các đơn vị bàn giao cho Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội quản lý 05

đơn vị bán lẻ điện.

Hàng năm tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ HLBVATLĐCA tại 10 đơn vị, 5 năm qua đã tổ chức kiểm tra trên 50 lượt các đơn vị (gồm theo kế hoạch và đột xuất); Trong 05 năm, lưới điện cao áp thành phố Hà Nội đã xảy ra khoảng 30 vụ sự cố lưới điện 220, llOkV và trên 400 vụ vi phạm lưới điện trung áp. Nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư, đơn vị thi công thi công trong và gần HLBVATLĐCA chưa tuân thú đầy đũ các quy định về an toàn điện, thiếu sự phối hợp với các đơn vị quản lý vận hành lưới điện để xảy ra tình trạng vận hành xe cấu, xe nâng, đào cắt đường vi phạm khoảng cách an toàn gây sự cố lưới điện, trong đó ghi nhận số vụ sự cố cáp ngầm có xu hướng tăng lên. Xác định rõ nhiệm vụ chính trị bảo đảm an ninh năng lượng Quốc gia và Thủ đô, các thành viên Ban chỉ đạo Thành phố với Sở Công Thương giữ vai trò cơ quan Thường trực đã phối họp với ngành điện kịp thời xác định nguyên nhân, khôi phục cấp điện các trường hợp sự cố điện xảy ra tại đường dây liokv Mai Động - Phương Liệt - Thành Công, đường dây 1 lOkV Xuân Mai - Thạch Thất - Sơn Tây - Phùng Xá, đường dây llOkV Chèm - cầu Diễn, đường dây llOkV Thành Công - Phương Liệt - Mai Động, đường dây 1 lOkV Hà Đông - Bắc An Khánh, đường dây 220kV Tây Hà Nội - Chèm, đường dây llOkV Hà Đông - Bắc An Khánh, xuất tuyến TBA llOkV Mỹ Đình; xuất tuyến 22kV TBA HOkV Thanh Xuân, trạm biến áp 1 lOkV Văn Điển; Phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan xác minh, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm an toàn hành làng lưới điện cao áp đối với đường dây 220kV Hà Đông - Chèm, Hòa Bình - Chèm, đường dây llOkV Chèm - Mỹ Đình, Xuân Mai - Phú Nghĩa, Hà Đông - Thượng Đình, Mai Động - Phương Liệt, Thành Công - Giám, cáp ngầm 1 lOkV Thành Công - Nghĩa Đô ngăn ngừa các sự cố mất an toàn điện gây thương vong xảy ra trên địa bàn. Điển hình tại các quận: Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm... có các dự án quan trọng như dự án đường

Vành đai 2 (đoạn từ câu Vĩnh Tuy - Ngã Tu Sở), dự án Vin City Tây Mô - Đại Mỗ, dự án Xén mở rộng đường gom Đại lộ Thăng Long; UBND thành phổ Hà Nội ban hành 04 Quyết định xử phạt hành chính một số tổ chức, cá nhân đã vi phạm quy định về an toàn gây sự cố lưới điện.

3.3.8. Nhũng tồn tại và nguyên nhân

Tuy đạt được những kết quả tương đối tốt trong việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội, nhưng trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện vẫn còn những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

3.3.8. ]. Công tác đầu tư xây dựng phát triển lưới điện:

Sau 05 năm thực hiện Quy hoạch, tỷ lệ thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực còn chưa cao, đặc biệt là các công trình xây dựng mới lưới điện 1 ÍOkV (mới chỉ đạt dưới 50% Quy hoạch) cụ thể: (i) cấp điện áp 500kV: xây dựng mới 01/01 TBA và 02/04 đường dây; (ii) cấp điện áp 220kV: xây dựng mới 03/06 TBA và 07/14 đường dây; cải tạo, nâng cấp 03/04 TBA và 01/04 đường dây; (iii) cấp điện áp UOkV: xây dựng mới 13/45 TBA và 14/63 đường dây; cải tạo, nâng cấp 25/31 TBA và 04/12 đường dây dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cấp điện trong các năm tới là hiện hữu nếu không có giải pháp quyết liệt để bổ sung nguồn cấp trong các năm tiếp theo.

Ket quả lấy phiếu khảo sát mức độ hài lòng đối tượng tồ trưởng tổ dân phố, bí thư, trưởng thôn là:

Tổng số phiếu thu về là: 761/800 phiếu (đạt 95%).

+ 658 phiếu cho biết có/có thường xuyên nhận được thông báo yêu cầu hạn chế sử dụng thiết bị điện (đạt 86,2%); 67 phiếu cho biết không nhận được thông báo (đạt 8,8%).

+ 601 phiếu khách hàng cho biết trong khoảng 01 tháng gần đây, khu vực khách hàng không bị mất điện lần nào (đạt 79%); 83 phiếu cho biết bị mất 1-3 lần (chiếm 11%); 03 phiếu cho biết mất điện nhiều hơn 3 lần (chiếm 0,3%); 38 phiếu không cho ý kiến nội dung này (chiếm 5%).

+ 565 phiêu cho biêt “hài lòng” vê chât lượng dịch vụ của đơn vị điện lực (đạt 74,2%), có ý kiến cho biết nhân viên ngành điện thái độ phục vụ tốt; 145 phiếu đánh giá “bình thường” (chiếm 19%) và 15 phiếu cho biết “chưa hài lòng” (chiếm 1,8%).

+ 614 phiếu cho ý kiến được biết trong 6 tháng gần đây có nhận được thông báo, hướng dẫn sử dụng dịch vụ của ngành điện nhưng không nêu nội dung thông báo (đạt 80,7%), trong đó cỏ 226 phiếu khách hàng cho biết sử dụng các dịch vụ như: Thông báo mất điện để sửa chữa; thanh toán tiền điện bằng

hình thức trích nợ tự động; nộp tiền điện qua tài khoản ngân hàng; sang tên họp đồng khách hàng + tăng định mức; cập nhật trang web đề tra cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng; tin nhắn SMS thông báo tiền điện; dịch vụ khách hàng trực tuyến; tuyên truyền tiết kiệm điện, nhất là trong thời gian nắng nóng kéo dài và hạn chế sử dụng điện trong thời gian giờ cao điểm, mùa mưa bão; hưởng ứng giờ trái đất năm 2019; thông báo sử dụng điện an toàn', 111 phiếu cho biết

không sử dụng dịch vụ nào (chiếm 14,6%).

+ 706 phiếu cho biết hài lòng về sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực. Trong đó: 332 phiếu cho biết ý kiến “hài lòng” (đạt 43,6%), 306 phiếu “bình thường” (đạt 40,2%); 68 phiếu không cho biết ý kiến (để

trống) (chiếm 9,4%).

Dựa trên thống kê tỷ lệ phiếu thu về đạt 95% cho thấy sự quan tâm của khách hàng sử dụng điện với công tác đảm bảo điện, cung ứng và sử dụng điện trên địa bàn. Nhìn chung, hệ thống điện cơ bản đáp ứng được nhu cầu cung ứng, sử dụng điện trên địa bàn và đạt được một số mặt tích cực đã được khách hàng ghi nhận thể hiện qua nội dung công tác điều tra, khảo sát như: công tác cung cấp điện ổn định đạt 100% phiếu cho ý kiến, tăng 11,3% so với năm 2016, không có ý kiến đánh giá chất lượng điện “Không ổn định, kém chất lượng”; số khu vực không bị mất điện lần nào tăng 33% so với năm 2016; công tác tuyên truyền về việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, thái độ phục vụ các dịch vụ khách hàng của ngành điện rất nhiệt tình.

Bên cạnh đó, một sô ý kiên cho răng: Nhiêu cột, dây diện chăng chịt, rât nguy hiểm cho các hộ dân ở gần (01 phiếu, trên địa bàn huyện Phúc Thọ); đề nghị khắc phục hết sức có thể (01 phiếu, trên địa bàn huyện Phúc Thọ); yêu cầu giảm giá điện (13 phiếu, trên địa bàn các quận: Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Thanh Trì); đề nghị xóa bỏ giá điện bậc thang, chỉ thực hiện 1 giá điện (05 phiếu, trên địa bàn các quận: Đống Đa, Tây Hồ); yêu cầu không tăng giá điện (02 phiếu, trên địa bàn quận: Đống Đa); Có ý kiến từ khi thay công tơ điện tứ, tiền điện tăng vọt (01 phiếu); Giá điện cao, việc cắt điện chưa được thông báo, việc ghi chép chỉ số công tơ điện còn chưa minh bạch; cải tiến chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng sử dụng diện (02 phiếu, trên địa bàn quận Long Biên); Từ nhiều năm nay kiếm tra công tơ điện hàng tháng mọi người dùng điện không được biết. Mấy tháng gần đây có ngày mất điện vài chục lần và liên tục. Đề nghị xem lại công tơ điện tử, nhiều gia đình hay thắc mắc. Việc lắp điện, mua bán điện rất khó khăn, rườm rà, thủ tục ở cấp phường quá máy móc, nguyên tắc không phải lối, hạch sách vô lý (địa bàn quận Nam Từ Liêm); 02 phiếu cho biết ý kiến có nhân viên đốc nợ rất nhiệt tình hướng dẫn cách nộp tiền ở các điểm thu nợ. Tinh thần nhân viên phục vụ rất tốt, dân rất hài lòng vì thái độ giao tiếp; hài lòng với cách phục vụ của nhân viên điện lực (trên địa bàn quận Tây Hồ); cần quan tâm hơn đến chất lượng đường dây điện, nhất là các khu vực dân cư mới (trên địa bàn quận Long Biên); 01 phiếu cho biết đề nghị quan tâm hơn tới dịch vụ tư vấn khách hàng khi có điện thoại, công khai số điện thoại cho nhân dân liên hệ và đề nghị tăng cường tuyên truyền phát tờ rơi về cách phòng ưánh tai nạn về điện đối với người sử dụng điện (01 phiếu, trên địa bàn huyện Thường Tín).

Mặc dù đã quyết tâm và có nhiều cố gắng nhưng công tác đầu tư xây dựng mới lưới điện vần gặp nhiều khó khăn như:

Quá trình thỏa thuận quy hoạch, xác định vị trí TBA và hướng tuyến đường dây còn kéo dài thậm chí có trường hợp phải xem xét điều chỉnh quy hoạch để giải quyết bài toàn cân bằng lợi ích của địa phương, người dân và

đảm bảo tiên độ công trình điện (đường dây 500kV Thường Tín - Tây Hà Nội, đường dây 1 lOkV Hà Đông - Sơn Tây, TBA 220kV Thanh Xuân, TBA 1 lOkV Công viên Thủ Lệ, Phú Xuyên, Phú Cát, Bắc Thành Công, Đại Kim). Đây là một khó khăn lớn trong quá trình triển khai đàu tư công trình điện để

kịp tiến độ đóng điện một công trình điện theo kế hoạch đề ra. Một dự án công trình cao thế thường phải kéo dài từ 3-5 năm, thậm chí có công trình trải qua hơn 10 năm xây dựng mới hoàn thành (trạm biến áp llOkV Công viên Thủ Lệ, đường dây HOkV Sơn Tây - Yến Mao - Phố Vàng,...); do đó công tác chuẩn bị đầu tư thường phải tổ chức triển khai trước thời điểm quy hoạch yêu cầu từ 01-03 năm.

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng bị chậm trễ, gặp nhiều vướng mắc khi xây dựng cơ chế bồi thường, hồ trợ (đường dây 500/220kV Nho Quan - Phủ Lý - Thường Tín, đường dây 500kV Thường Tín - Tây Hà Nội, cải tạo đường dây 220kV Hà Đông - Hòa Bình, TBA 1 lOkV Tây Hồ Tây, Bắc Thành Công, Phú Lương, Công viên Hồ Yên Sở, đường dây 1 lOkV Bắc An Khánh - Nam An Khánh, cấp điện TBA 1 lOkV Tây Mồ, cáp ngầm llOkV Tây Hồ - Yên Phụ,...).

Nguồn vốn cho đầu tư xây dựng phát triển lưới điện cao áp chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, một số công trình phụ thuộc tín dụng vay từ các tổ chức Quốc tế do bị chậm tiến độ nên phái thực hiện các thủ tục điều chỉnh gia hạn thời gian hoàn thành, tỷ lệ thực hiện theo Quy hoạch còn chưa cao. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo cung cấp điện trên địa bàn Thành phố nhất

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển điện lực thành phố hà nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)