Năng lực của Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển điện lực thành phố hà nội (Trang 40)

Tống Công ty điện lực Thành phố Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước với vốn điều lệ 100% vốn nhà nước, là một trong 5 Tổng công ty phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh bán điện và đầu tư phát triển lưới điện từ cấp điện áp 220kV trở xuống trên địa bàn TP Hà Nội.

Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã và đang tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 -í- 2008, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải cách hành chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao độ tin cậy của lưới điện đảm bảo vận hành cung ứng điện liên tục, an toàn, ổn định phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trên địa bàn toàn Thành phố. Tổng công ty cũng không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, đẩy mạnh thực thi văn hoá doanh nghiệp và các hoạt động xã hội vì lợi ích cộng đồng...

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tông Công ty truyên tải điện Quôc Gia (NPT) và Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đầu tư phần nguồn, lưới điện 220kV, 1 lOkV. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội đầu tư lưới điện 1 lOkV, lưới điện trung áp, hạ áp đến công tơ và công tơ.

Đối với khách hàng ngoài là Khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, khu chung cư, khu dân cư, ... ngành Điện (EVN Hà Nội) sẽ đầu tư đến chân hàng rào công trình.

Ngoài ra, Tại điều 3 mục 2, nghị định của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật Điện lực quy định: Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cẳt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản lý của mình.

Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng điện thực tế của các dự án lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Tổng Công ty điện lực Thành phố chưa đủ đủ năng lực tài chính để đầu tư đường dây và trạm biến áp đến tận công trình như quy định theo nhu cầu của các chủ đầu tư dự án trên địa bàn, do đó, đối với các dự án của khách hàng thì hạng mục phần điện do khách hàng tự bỏ vốn đầu tư, Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội sẽ hồ trợ và thực hiện việc tiếp nhận quản lý, vận hành đường dây và trạm biến áp theo quy định.

3.1.4. Sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội và sự hỗ trợ của

các ngành, các cấp Thành phổ

ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội là cơ quan quân lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quy hoạch phát triển các công trình điện trên địa bàn; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ đối với các cơ quan sở, ban, ngành

liên quan trên địa bàn Thành phố trong công tác phát triển điện lực.

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực điện lực, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy chế quản lý Quy hoạch phát triển lưới điện trên địa bàn Thành phố để việc đầu tư xây dựng các công trình điện được thực hiện theo đúng Quy hoạch.

Quá trình thiêt kê, thi công các công trình điện phải tuân thủ các qui trình, qui phạm trang bị điện, bảo đảm an toàn và mỹ quan thành phố. Các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan của Thành phố tham gia đẩy nhanh tiến độ các công trình, cần giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết và giải quyết thoả đáng trong các khâu lựa chọn địa điểm, giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân, tái định cư.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật lĩnh vực Điện lực tại địa phương phù họp với các Chù trương, chính sách pháp luật của Nhà nước phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội của Thành phố. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến là bước đầu tiên trong việc đưa chính sách pháp luật đến với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và người dân thông qua các hình thức như truyền hình, các bài báo, các lớp tập huấn trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, các hình thức hội thảo, phát tờ rơi... Đội ngũ báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật thường xuyên được củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn trong công tác tuyên truyền phố biến, giáo dục pháp luật.

Nhằm chia sẻ khó khăn về nguồn vốn đối với ngành điện trong đầu tư công trình điện, các dự án đầu tư công có hạng mục điện sẽ do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư trên địa bàn Thành phố theo nguồn vốn ngân sách nhà nước, sau đó bàn giao sao ngành điện quản lý vận hành theo cơ chế hạch toán tăng tài sản.

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội và các nội dung về việc chấp hành các quy định của Pháp luật về ngành điện tren địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.1.5. Sự phát triển của các nguồn năng lượng khác

Dự kiến đến năm 2015, tiềm năng năng lượng mới và tái tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 632.450 MWh từ các nguồn năng lượng bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng rác thải và năng lượng khí sinh học.

Với vị trí địa lý, điêu kiện tự nhiên và phát triên kinh tê - xã hội Thủ đô Hà Nội, các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) sau đây sẽ được xem xét, đánh giá tiềm năng nhằm khai thác phục vụ cho mục đích sản xuất điện trên địa bàn thành phố gồm có: Năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng từ nguồn chất thải rắn và năng lượng khí sinh học.

Mặc dù năng lượng mặt trời (NLMT) khu vực Hà Nội chỉ ở mức trung bình thấp, nhưng thủ đô với nhiều lợi thế về điều kiện kinh tế, trình độ dân trí cao cùng với sự quan tâm của các cơ quan ban ngành nên khả năng khai thác, phát triển NLMT tại Hà Nội tương đối cao. Các công nghệ có thể ứng dụng NLMT tại Hà Nội bao gồm BNNMT, Pin mặt trời lắp đặt trên nóc của các trung tâm thương mại, các siêu thị, trạm đỗ xe hay các trụ sở làm việc của các

cơ quan, xí nghiệp với công suất lên tới hàng trăm kw.

Nguồn sinh khối chính tại Hà Nội bao gồm gồ củi và phụ phẩm nông nghiệp. Hiện nay, nguồn sinh khối mới chỉ được khai thác cho mục đích đun nấu hộ gia đình, phần lớn lượng sinh khối còn lại như trấu, rơm rạ bị đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Cũng giống như một số thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội luôn chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm nhẹ tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế. Do đó, có thể nhận thấy Hà Nội chưa có nhiều tiềm năng về khai thác nguồn năng lượng sinh khối cho sản xuất điện.

Hà Nội là một trong những địa phương có lượng chất thải rắn phát sinh lớn nhất cả nước. Theo số liệu thống kê, năm 2013 chỉ tính riêng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mồi ngày khoảng 5.370 tấn, đến năm 2020 con số này lên tới khoảng 8.500 tấn/ngày. Ngoài ra lượng chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng rất lớn, khoảng 750 tấn/ngày (số liệu năm 2015). Việc xử lý chất thải rắn nhằm giảm ô nhiễm môi trường tại Hà Nội luôn là vấn đề nổi cộm và cấp thiết. Đây cũng chính là cơ hội cho việc khai thác

nguôn chât thải răn cho sản xuât điện, một mặt nhăm xử lý lượng chât thải răn phát sinh ngày càng tăng cao, giảm ô nhiễm môi trường, mặt khác nhằm sản xuất điện năng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng sản xuất điện từ năng lượng tái tạo do Chính phủ đề ra.

Việc ứng dụng khí sinh học quy mô trung bình, quy mô công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội ngày càng phát triến. Hà Nội có tiềm năng khai thác nguồn khí sinh học cho sản xuất điện ở cả quy mô hộ gia đình và nối lưới quốc gia. Tuy nhiên để có thể thực hiện được các hệ thống điện khí sinh học nối lưới cần có những chính sách phù hợp và chủ trương phát triển của chính quyền thành phố.

Với những nội dung trên, các nguồn năng lượng tái tạo tại Hà Nội là có tiềm năng và sơ bộ đánh giá khả năng có thể khai thác các nguồn năng lượng này cho sản xuất điện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để có thể xây dựng được lộ trình khai thác, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có trên địa bàn thành phố Hà Nội, cần thiết phải xây dựng một đề án quy hoạch dành riêng cho năng lượng tái tạo hoặc có những nghiên cứu sâu hơn phù hợp với cơ chế chính sách của Chính phủ và Thành phố.

3.2. Phân tích thực trạng Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội

Thực hiện Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn dưới Luật trong lĩnh vực điện lực, căn cứ tình hình thực tế tại Thành phố Hà Nội, xem xét tính cấp thiết và vai trò quan trọng của ngành điện đối với mọi mặt của Thành phố Hà Nội, nhất là vai trò của ngành điện trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, vai trò đảm bảo điện trong các sự kiện quan trọng mang tính chất Quốc tế, quốc gia diễn ra nhiều trên địa bàn Thành phố Hà Nội, căn cứ dự báo nhu cầu sử dụng điện của các loại phụ tải của Hà Nội, trong thời gian qua Thành phố Hà Nội đã thực hiện lập Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến 2035, đã được tổ chức triển khai thực hiện. Tại Chương này, tác giả đề cập đến tình hình Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn đã nêu.

Sở Công thương Hà Nội là cơ quan quản lý nhà nước được quy định tô chức lập Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội, sau khi thực hiện lập Quy hoạch và xin ý kiến góp ý của các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội, Tổng Cục Năng lượng - Bộ Công Thương và Hội đồng thẩm định Thành phố về chất lượng Quy hoạch, Thành phố Hà Nội được phê duyệt, công bố và triển khai tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến 2035 theo Quyết định số 4720/QĐ-BCT ngày 02/12/2016 của Bộ Công Thương và Quyết định số 711/QĐ-ƯBND ngày 09/02/2017 của UBND Thành phố Hà Nội.

3.2.1. Mục tiêu Quy hoạch

Phát triển hệ thống điện trung áp sau các trạm 11 OkV đáp ứng cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy cho phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và từng địa phương giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035. Kết cấu lưới điện được xây dựng theo hướng hiện đại, mỹ quan đô thị, độ tin cậy cung cấp điện cao; có sự gắn kết quy hoạch phát triển điện lực cùa từng địa phương, vùng và chung toàn Thành phố, giữa phát triền điện lực với phát triển đô thị, hạ tầng của địa phương.

Từng bước hiện đại hóa lưới điện trung áp phân phối, áp dụng các công nghệ tiên tiến, tự động hóa trong điều khiển, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố; sử dụng công nghệ lưới điện thông minh đề giảm nhân công, tăng năng suất lao động và tối ưu hóa chi phí đáp ứng được lộ trình triển khai thị trường điện cạnh tranh.

về nhu cầu điện:

Nhu cầu điện của Thành phố Hà Nội ngày càng tăng do tốc độ tăng trưởng của Thành phố Hà Nội giai đoạn sau cao hơn với giai đoạn trước, phù hợp với xu hướng chung.

Bảng 1. l.Nhu cầu điện Thành phố Nội đến năm 2025

Thành phần Đon vi2015 2020 2025

Pmax MW 3.174 4.600 6.800

Điện thương phẩm GWh 14.136 22.535 34.691

Bình quân điện

thương phẩm kwh/người /năm 1.900 2.839 4.109

2011-2015 2016-2020 2021-2025

Tốc độ tăng trưởng %/năm 9,7 9,8 9,0

3.2.2. Thiết kế hệ thống điện

* Định hướng phát triên

Lưới điện trung áp đảm bảo sẵn sàng, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ điện cho phát triển kỉnh tế chính trị và an sinh xã hội của Thành phố. Phát triển lưới điện phân phối trung áp phù hợp với lưới điện truyền tải 220kV,

llOkV; hoàn thiện lưới điện đảm bảo chất lượng, nâng cao độ ổn định, an toàn, tin cậy cung cấp điện, giảm tốn thất điện năng:

Đô thị lõi gồm 5 quận trong đó có 03 quận nội thành cũ (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa), phía Bắc quận Hai Bà Trưng và phía Nam quận Tây Hồ, lưới điện được dự phòng 100% nhu cầu phụ tải; Đô thị tập trung từ vành đai 4 trở vào, lưới điện được dự phòng 65% nhu cầu phụ tải và 50% cho các khu vực còn lại.

Lưới điện trung áp được kết nối mạch vòng, vận hành hở; đối với các phụ tải quan trọng như cơ quan Đãng, các cơ quan Trung ương, sở ngành của Thành phố, bệnh viện và các phụ tải quan trọng khác đảm bảo độ tin cậy cung điện cao, được dự phòng cấp điện ít nhất từ 2 nguồn.

Tích cực áp dụng công nghệ mới, hiện đại vào lưới điện trung áp; từng bước xây dựng lưới điện thông minh trong vận hành và đo đếm điện năng; tăng cường lắp đặt các thiết bị đóng cắt, bảo vệ hiện đại, có thế điều khiển từ xa để

nâng cao độ tin cậy, phân đoạn và xử lý sự cô dê dàng, nhanh chóng.

Chỉ số SAIDI (chỉ số ngừng cung cấp điện bình quân năm) giảm xuống dưới 200 phút/năm.

Việc phát triến lưới điện trung áp đồng bộ với phát triến hạ tầng đô thị tại địa phương. Từ vành đai 3 trở vào trung tâm Thành phố đường dây trung

áp được hạ ngầm toàn bộ, từ vành đai 3 đến vành đai 4 ưu tiên phương án hạ ngầm, tại những nơi chưa thể thực hiện hạ ngầm ngay sẽ được thực hiện hạ ngầm phù hợp với tốc độ đô thị hóa, hướng tuyến phù hợp với quy hoạch xây dựng. Các trạm biến áp được xây dựng theo công nghệ mới hiện đại, phù họp với việc xây dựng và phát triển Thành phố xanh, sạch, đẹp.

* Tiêu chuẩn thiết kế lưới điện trung, hạ áp

Các công trình lưới điện khi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo phải tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành điện và xây dụng theo quy định, đồng thời đáp ứng định hướng phát triển lưới điện chung của Thành phố và các tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch sau:

Lưới phân phối trung áp:

Thực hiện tiêu chuẩn hóa vận hành lưới điện trung áp thành phố Hà Nội ờ cấp điện áp 35-22kV; Hạn chế phát triển mới lưới 35kv, loại bỏ dần các

trạm trung gian 35/10/6kV.

Cấu trúc lưới trung áp: Lưới trung áp được thiết kế mạch vòng, vận hành hở. Mạch vòng được cấp điện từ 2 trạm 11 OkV, từ 2 thanh cái phân đoạn của 1 trạm llOkV có 2 máy biến áp hoặc từ 2 thanh cái trạm HOkV; các đường trục trung áp ở chế độ làm việc bình thường chỉ dược phép vận hành

mang tải từ 55-60% công suất định mức.

Ngầm hoá lưới trung áp: Sử dụng cáp ngầm ruột khô đối với khu vực nội thành, các khu vực có quy hoạch ổn định, khu đô thị mới, khu công nghiệp phù hợp với sự phát triển của các dự án hạ tầng kỳ thuật khác và những khu vực có yêu cầu mỹ quan đô thị cao. Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện từ vành đai 4 trở

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển điện lực thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)