Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch giai đoạn 2016 2020

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển điện lực thành phố hà nội (Trang 53)

3.3.1 Sựphù hợp của mục tiêu quy hoạch

Sau khi Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội được phê duyệt, triển khai các Kế hoạch hoạt động được phê duyệt giai đoạn 2016 - 2020 và hàng năm trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng lưới điện, điện nông thôn, đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo và cụ thề hóa các chương trình, đề án, của Chính phủ, Bộ Công Thương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo, các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã - thành viên Ban chỉ đạo phát triển điện lực Thành phố tích cực, chủ động phối hợp

hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụ nhăm hoàn thành tôt các mục tiêu đê ra; cải thiện mức độ an toàn, ổn định, tin cậy trong cung ứng và sử dụng điện, giảm thiểu các trường hợp sự cố, điểm vi phạm mất an toàn điện trên địa bàn Thành phố. Những thành tựu đạt được của ngành điện góp phần quan trọng xây dựng nền tảng vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của Thành phố, tạo bước đột phá trong sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế - xã hội cùa Thủ đô và không ngừng thu hút nguồn vốn đầu tư, mở rộng hợp tác tăng cường hội nhập kinh tế Quốc tế.

Việc duy trì, đảm bảo nguồn cấp điện góp phần tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn Thành phố. Ngành điện Thủ đô đã hoàn thành nhiệm vụ điện năng luôn đi trước một bước, không để xảy ra thiếu điện trong mọi tình huống.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, các chỉ tiêu về điện đều có sự tăng trưởng vượt bậc so với các giai đoạn trước đây đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ tố chức thành công các sự kiện chính trị - ngoại giao, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, phòng chống dịch bệnh và cấp điện an toàn, liên tục cho những phụ tải quan trọng của Thành phố.

Bảng 1. 2. Một số chỉ tiêu cấp điện chính.

STT Chỉ tiêu Đơn viNăm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh cả giai

đoan• 1 Sản lượng điện thương phẩm Triêu kWh• 15.450,66 16.356,94 17.911,91 19.520,44 19.952,15 107,13% 2 Công suất sử dụng điộn cực đai♦ MW 3.381 3.900 4.231 4.287 4.435 (+) 1,31 lần 3 Tổn thất đicn• năng % 5,22 4,57 4,37 3,73 3,72 (-) 1,5% 4 Điện năng thương phẩm bình quân đầu người kWh/người /năm 2.161 2.239 2.341 2.425 2.494 (+) 1,15 lần 5 Chỉ số về thời gian mất điện trung bình lưới điện trung áp Phút 964,8 556,09 483,42 204,77 179,26 (-) 785,54 50

Bảngl. 3. So sánh với Thành phố Hồ Chí Minh và Toàn quốc.

STT Chỉ tiêu Đơn vi• Nôi• TP HCM So sánh với

TP HCM Toàn quốc So sánh với Toàn quốc 1 Sản lượng điện thương phẩm Triêu kWh• 19.952,15 25.800 (*) 77,3% 214.165 (*) 9,3% 2 Công suất sử dụng điện cực đại MW 4.435 4.520 98% 38.599 12% 3 Tổn thất điên• nãng % 3,72 3,45 (*) (~) 1,08 lần 6,5 (*) (~) 0,57 lần 4

Điện năng thương phầm bình quân đầu người kWh/người /năm 2.494 2.580 (*) (~) 0,97 lần 2.142 (*) (~) 1,16 làn 5 Chỉ số về thời gian mất điện trung bình lưới điện trung áp Phút 179,26 60 (*) (+) 119,26 phút 400 (-) 220,74 (*): ước đạt năm 2020. 51

Do đâu tư công trình điện theo đúng định hướng Quy hoạch đã giúp hệ thống điện Thành phố có những bước phát triển vượt bậc, lưới điện ngày càng được mở rộng và hoàn thiện với tiêu chí cấp điện cao, chất lượng điện năng được cải thiện đáng kể, nhất là khu vực nông thôn: Toàn Thành phổ hiện có 03 TBA và 209,53km lưới điện 500kV, 13 TBA và 775,86km lưới điện 220KV, 56 TBA và 912,69km lưới điện llOkV, hơn 20.000 trạm biến áp phân phối và hơn 10.000km đường dây trung hạ thế các loại; sản lượng điện thương phẩm năm 2020 đạt 20,033 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trung bình giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,22%; tổn thất điện năng đạt 3,72% (giảm 1,5% so với năm 2016); thời gian mất điện trung bình cho một khách hàng (chỉ số SAIDI) liên tục giảm từ trên 3500 phút (năm 2011) xuống 965 phút (năm 2016) và còn 179,26 phút năm 2020, tuy nhiên vẫn còn cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 130 phút. Tỷ lệ lắp đặt công tơ điện tử đến năm 2020 tương đối cao nhưng vẫn chưa đạt với Quy hoạch đề ra.

3.3.2 Tính họp của hệ thống điện

Giai đoạn 2016 - 2020 ghi nhận sự phát triển phụ tải nhanh chóng của Thành phố nhất là tại khu vực các quận mới, các huyện ngoại thành và địa bàn các huyện xây dựng đề án chuyển đổi thành quận, sự tăng trưởng nóng cục bộ tại một số điểm đô thị, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các công trình điện, nâng cao chất lượng cung ứng điện.

Lưới điện truyền tải của Thủ đô được nâng cấp, hoàn chỉnh liên kết mạch vòng với các trạm biến áp 500kV: Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang), Phố Nối (tỉnh Hưng Yên), Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) và các trạm biến áp 220kV: thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), Kim Động, Phố Nối (tỉnh Hưng Yên), Bắc Ninh 2, 3 (tỉnh Bắc Ninh), Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc).

Bảng 1. 4. Các công trình điện trọng điểm trên địa bàn Thành phố.

STT

Cấp

điên

Trạm biến áp (số TBA) Đường dây (km)

Năm 2015 Năm 2020 So sánh Năm 2015 Năm 2020 So sánh 1 500kV 02 03 (+) 1,5 lần 155,76 209,52 (+) 1,35 lần 2 220kV 10 13 (+) 1,3 lần 571,63 775,86 (+) 1,36 lần 3 llOkV 43 56 (+) 1,3 lần 711,12 912,69 (+) 1,28 lần

Bảng 1.5. Tỷ lệ hoàn thành xây dựng mới công trình điện theo Quy hoạch

giai đoạn 2016-2020.

STT Cấp điện

áp

Trạm biến áp (số TBA) Đường dây (km)

Quy hoachThưchiên• So sánh Quy hoach• Thưc• hiên• So sánh 1 500kV 01 01 100% 04 02 50% 2 220kV 06 03 50% 14 07 50% 3 llOkV 45 13 28,9% 63 14 22,2% 4 Trung và hạ áp 7.529 3.964 52,6% 4378,6 2.894,11 66,1% 5 Lắp đặt mới và thay thế công tơ (cái) 778.828 2.661.665 (*) 342% 53

Ngành điện Thành phô đã phôi hợp các đơn vị liên quan tiên hành hạ ngâm đồng bộ lưới điện trung, hạ áp và dây viễn thông, truyền hình các loại xong 140 tuyến phố trung tâm, đang triển khai thi công tiếp tại 32 tuyến phố khác theo danh sách đã được ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận.

Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện theo Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016-2020 (Phụ lục kèm theo)

3.3.3 Năng lực huy động các nguồn lực

Hiểu rõ xu hướng phát triển của Thành phố, Ban chỉ đạo phát triển điện lực Thành phố đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn Tồng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, các tổ chức kinh doanh điện sắp xếp nguồn vốn, bố trí nhân lực, áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật triển khai các Quy hoạch phát triển điện lực đạt được nhiều kết quả khả quan, nâng cao năng lực truyền tải, phân phối của hệ thống lưới điện Thành phố xét theo các tiêu chí về quy mô, khối

lượng, độ tin cậy sử dụng điện.

Lưới điện trung áp được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn bao gồm vốn ngành điện kết hợp vốn ngân sách và vốn tư nhân khác đã cơ bản đáp ứng nhu cầu điện phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh - sinh hoạt.

Ngành điện cũng đã tranh thủ các vốn vay ưu đãi của nước ngoài vào đầu công trình điện, chủ yếu trong đầu tư xây dựng các trạm biến áp 11 OkV, như: trạm biến áp 1 lOkV Công viên Thủ lệ, trạm biến áp 1 lOkV Thanh Xuân 2,...

Năng lượng mới, năng lượng tái tạo:

Triển khai thực hiện Đề án thí điểm lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho chiếu sáng tại một sổ tuyến đường huyện Đông Anh với tổng chiều dài 3km, đề án đã được Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam hồ trợ 157 bộ đèn LED công nghệ hiện đại của Nhật Bản, tiết kiệm 20% điện năng tiêu thụ; UBND quận Hoàn Kiếm triển khai lắp đặt điện mật trời mái nhà tại Chợ Đồng Xuân trên cơ sở vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Cộng hòa liên bang Đức, có đối ứng 10%.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện trên địa bàn thành phố các quy định về phát triển điện mặt trời.

Hướng dẫn các Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện bổ sung dự án nhà máy điện rác vào quy hoạch phát triển điện lực. Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có Nhà máy điện rác Nam Sơn, công suất 1,93MW đi vào vận hành; 02 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực (Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn, công suất 75MW; dự án nhà máy điện rác Xuân Sơn, công suất 15,5MW); 01 dự án đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực (dự án Nhà máy điện rác Seraphin, công suất 37MW). Tiếp tục đẩy mạnh các nhà máy điện rác trên địa bàn Thành phố khẩn trương đầu tư và đi vào hoạt động, khuyến khích các loại hình đầu tư vào hệ thống điện lực.

3.3.4 Hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Thực hiện chủ trương chung của Chính phủ về kêu gọi nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng lưới điện, đầu tư kinh doanh bán lẻ điện trong điều kiện ngành điện còn gặp nhiều khỏ khăn về nguồn vốn cần ưu tiên cho các công trình điện trọng điểm, các tổ chức kinh doanh điện nông thôn đã hình thành và phát triển với sự hồ trợ từ nguồn vốn vay Re2 của Thành phố (đến nay còn 87 tổ chức kinh doanh tại vùng nông thôn). Trong quá trình hoạt động, các tổ chức tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn điện, cập nhật các quy định mới về lĩnh vực điện lực, đăng ký tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiềm tra viên hoạt động điện lực và sử dụng điện phục vụ tốt cho công tác kinh doanh bán lẻ điện tại địa phương.

Giai đoạn 2016 - 2020 công tác phát triển điện nông thôn đánh dấu bước tiến triển quan trọng nhờ sự quan tâm đúng mức về đầu tư giúp hoàn thành cải tạo đồng bộ hệ thống lưới điện, hoàn thiện cơ bản việc nâng cấp chất lượng điện năng, nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực cuối nguồn điện, đóng góp vào việc hoàn thành tiêu chí về điện cho 07 huyện nông thôn mới,

phục vụ phát triên nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tông công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã triển khai quyết liệt, hoàn thành đóng điện 116/116 trạm biến áp thuộc dự án cải tạo lưới điện khu vực Tây Hà Nội giai đoạn 2; 65/65 trạm biến áp thuộc dự án cải tạo lưới điện khu vực Nam Hà Nội giai đoạn 2; 221/221 trạm biến áp thuộc dự án đầu tư lưới điện trung áp đồng bộ dự án RE II trên địa bàn 16 huyện, thị xã; đầu tư vào các huyện lưới điện còn yếu như Sóc Sơn, Đông Anh, Quốc Oai, Ba Vì. Ngoài ra nhờ sự điều hành linh hoạt, Thành phố Hà Nội đã huy động thêm các nguồn vốn đầu tư từ các dự án phát triển vùng chuyên canh, sản xuất tập trung, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề và các tổ chức kinh doanh điện khác cũng đã nỗ lực huy động gần 100 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp lưới điện hạ thế.

3.3.5 Năng lực bộ máy triển khai quy hoạch

Cơ quan chuyên môn chủ trì tham mưu công tác phát triển điện lực Thành phố Hà Nội là Phòng Quản lý năng lượng thuộc Sở Công Thương Hà Nội, bộ phận này gồm 19 người có chuyên môn nghiệp vụ là Thạc sỳ, kỳ sư chuyên ngành Quản lý năng lượng, Kỹ thuật điện, Hệ thống điện, Tự động hóa, Điện khí hóa xí nghiệp, Quăn trị kinh doanh, Kinh tế xây dựng, năng lực quản lý nhà nước là những chuyên viên, chuyên viên chính, có tư duy quản lý nhà nước và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động điện, năng lượng trên địa bàn Thành phố. Tuổi đời công tác bình quân là 42 tuổi, còn đủ thời gian trong tham mưu, đề xuất, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch.

Để tổ chức quản lý triển khai thực hiện Quy hoạch, Sở Công Thương tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định số 11 /2018/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 về quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội, hợp nhất và thay thế Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND ngày

15/12/2011; Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 đã ban hành trước đó. Quy chế hoạt động điện lực đã phân công rõ rang các đơn vị sở, ban, ngành, công an, quân đội, Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội và các

đơn vị liên quan tham gia thực hiện.

Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển điện lực Thành phố trên cơ sở họp nhất 04 Ban chỉ đạo trước đây của Thành phố, hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện nhằm giám sát, đôn đốc, thúc đẩy công tác đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch tại địa phương. Trưởng Ban chỉ đạo cấp quận, huyện, thị xã là đồng chí Lãnh đạo quận, huyện, thị xã phụ trách mảng điện, Ban Chỉ đạo phát triển điện lực các cấp được duy trì hoạt động đều đặn, hiệu quả, từ chỗ các ngành chưa thực sự quan tâm, sát sao đến nay công tác phát triển điện lực đã được chú trọng, chủ động giải quyết nhanh chóng quyết liệt hơn thông qua các cuộc họp, kiếm tra, ban hành các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các công trình điện trọng điểm, cấp bách, thúc đẩy phát triển toàn diện điện lực trên địa bàn.

Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện khối lượng công việc trong Quy hoạch phát triển điện lực, sắp xếp bố trí nguồn lực, vật lực, tài chính, con người thực hiện từ cấp điện áp 11 OkV xuống đến cấp điện áp, thậm chí đến từng khách hàng, hộ dân sử dụng điện.

Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đến công tác: giao thông, đào đường, cấp phép quy hoạch, hướng tuyến đường dây,... đề có cán bộ tham gia phối hợp giải quyết hoặc chuyên trách

theo lĩnh vực đã được phân cấp, phân quyền.

3.3.6 Trình độ quản

Ban chỉ đạo hoạt động theo Quy chế (ban hành kèm theo Quyết định sổ 953/QĐ-BCĐ ngày 28/02/2018) đã tổ chức họp, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình cấp điện trọng điểm của Thành phố, trong giai đoạn 2016 - 2020, giải quyết khó khăn đầu tư cho nhiều công trình điện, năm 2016 đóng điện được 34 công trình đường dây và trạm biến áp 1 lOkV, năm 2017 chủ trì và phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo phát triển điện lực tham mini UBND Thành phố ban hành trên 50 văn bán chì đạo

giải quyêt các khó khăn vướng măc trong xây dựng các công trình điện năm 2017, hoàn thành và đóng điện 06 công trình xây dựng mới 500kV, 220kV (Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia là chủ đầu tư), 18 công trình đường dây và trạm biến áp 1 lOkV (Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội là chủ đầu tư); năm 2018 đã tổ chức 20 cuộc họp, ban hành 40 văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng công trình điện trọng điểm của Thành phố như các Trạm biến áp 220, llOkV: Tây Hồ Tây, Phú Cát, Phú Xuyên, Công viên Thủ Lệ; đường dây 1 lOkV: Sơn Tây - Yến Mao - Phố Vàng, Hà Đông - Sơn Tây; năm 2019 tồ chức trên 20 cuộc họp và tham mưu, đề xuất hoặc ban hành theo thẩm quyền trên 50 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng công trình điện. Nhiều công trình quan trọng, cấp bách đã được đóng điện vận hành chủ yếu tập trung vào việc nâng công suất các trạm biến

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển điện lực thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)