Dưới tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế nước ta là một trong những nước có độ mở lớn trên thế giới, do đó, diễn biến kinh tế thế giới sẽ có tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam. Năm 2020, 2021 kinh tế Việt Nam dự báo tăng ở mức thấp, thất nghiệp quy mô lớn, trong khi khả năng phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ phục hồi của kinh tế thế giới và có thể sẽ cần nhiều gói hồ trợ phục hồi kinh tế từ các chính sách hiện hành. Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp ứng phó ngắn hạn, khó có điều kiện thực hiện tích cực những giải pháp căn cơ mang tính chất trung và dài hạn.
Tuy nhiên, nước ta cũng có một số điều kiện thuận lợi: Một là, kinh tế vĩ mô vẫn được giữ ổn định, hệ thống tài chính mặc dù còn tiềm ẩn nguy cơ nhưng vẫn trong ngưỡng an toàn. Hai là, Hiệp định thương mại và đầu tư thế hệ mới giữa Việt Nam với EU (EVFTA) vừa có hiệu lực, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam, tiến sâu hơn vào các thị trường lớn trên thế giới, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuồi giá trị toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Hiệp định cũng mang lại nhiều cơ hội hợp tác về vốn, công nghệ, mô hình và phương thức quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp định EVFTA có thể coi là một động lực để Việt Nam thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế. Ba là, Cách mạng công nghệ 4.0 mang lại nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ và thúc đẩy đổi mới
sáng tạo cho nền kinh tế đang phát triển như nước ta. Nước ta đã chú trọng
xây dựng cơ sở hạ tâng thông tin, phát triên nguôn nhân lực, hình thành và phát triển công viên phần mềm, xây dựng chương trình chuyến đổi số, xã hội số, chính phủ số, v.v... giúp Việt Nam nâng hạng trong các bảng xếp hạng toàn cầu về đổi mới sáng tạo và năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, nước ta đang phải đối mặt với các vấn đề lớn: Một là, Việt Nam là một trong năm quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), Giai đoạn tới, xu hướng BĐKH sẽ ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp liên quan và đến người lao động. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp cần được đẩy nhanh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Hữí’ là, vấn đề già hóa dân sổ cùng với sự gia tăng của chi phí lao động đang đặt ra nhiều thách thức cơ cấu lại đối với các ngành sản xuất - kinh doanh dựa vào lao động kỳ năng thấp. Ba là, nền kinh tế Việt Nam đang là kinh tế phát triển và tốc độ phát triển rất cao, phát triển nóng nên cơ sở hạ tầng cần hoàn thiện mọi mặt để kịp thích ứng; các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, ... luôn là ngành phải đi trước đón đầu để sẵn sàng đáp ứng phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế. Bốn là, Với tinh thần của Đảng và Nhà nước định hướng phát
triển Tập đoàn phát triển điện lực Việt Nam mô hình như hiện nay trong khi Nhà nước ta đang có chủ trương tái cơ cấu lại nền kinh tế, điều này có tác động rất lớn đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Hy vọng xu hướng trong tương lai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường điện lực bán lẻ điện cạnh tranh theo hướng có lợi cho khách hàng sử dụng điện.
Với công cuộc tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành công thương, trong đó lĩnh vực năng lượng được chú trọng đến việc phát triển năng lượng mới,
năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, góp phần phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, giảm dần tỷ lệ đầu tư thủy điện, nhiệt điện, dừng việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, nên việc bùng nổ đầu tư điện mặt trời sẽ
còn tiếp tục diễn ra, sức ép ngành điện và các cơ quan thẩm quyền cần sớm có
tính toán phù họp, điêu chỉnh biêu đô phụ tải cân đôi với các nguôn năng luợng sơ cấp trong tương lai.