Những nhân tố ảnh hưởng đến Quy hoạch phát triển điện lực Thành phổ

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển điện lực thành phố hà nội (Trang 37)

phố Nội

3.1.1. Quy hoạch phát triến điện lực Quốc gia

Phát triển nguồn cung cấp điện cho Thành phố Hà Nội có liên quan chặt chẽ với phát triến nguồn điện hệ thống điện miền Bắc, hệ thống lưới điện Quốc gia, được xác định trên cơ sở Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia (Sơ đồ ĐiệnVII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thành phố Hà Nội là một phụ tải quan trọng của hệ thống điện Miền Bắc. Do đó nguồn các trạm 500kV cấp điện cho Thành phố Hà Nội có liên quan chặt với phát triển nguồn trạm 500kV của hệ thống điện Miền Bắc. Các trạm này ngoài cấp điện cho các phụ tải Thành phố Hà Nội còn có nhiệm vụ cấp điện cho các phụ tải của các tỉnh lân cận. Tương tự như vậy đối với các trạm biến áp 220kV lân cận và trong khu vực thành phố Hà Nội.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Nội

Trong các năm qua, kinh tế Thủ đô tiếp tục có bước phát triển vững chắc. Tổng sản phẩm trên địa bàn có mức tăng trưởng khá, bình quân 5 năm 2011-2015 dự kiến tăng 9,23%/năm (theo cách tính mới là 7,23%), gấp 1,58 lần bình quân chung của cá nước. Quy mô GRDP năm 2015 theo giá hiện hành đạt khoảng 27,6 tỷ USD, bình quân người khoảng 3.600 USD, gấp 1,8 lần so với năm 2010. Trong đó ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng là 9,97%/năm, ngành công nghiệp-xây dựng tăng trưởng 9%/năm, ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trường 2,4%/năm. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá hàng tiêu dùng giảm nhanh từ 17,1% năm 2011 xuống còn 6,3% năm 2015. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, ngành công nghiệp- xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Năm 2015 tỷ trọng các ngành như sau: dịch vụ có tỷ trọng là 53%, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 41,7%, nông nghiệp chiếm 5,3%.

* Ngành xây dựng có giá trị gia tâng trong các năm từ 2011-2014 lần

lượt là 8,95%, 6,81%, 7,54%, 9,9%. Thành phố tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, lượng hàng tồn kho giảm, mức tăng giá giao dịch trung bình từ 1-2% so với năm 2013.

* Ngành công nghiệp trong 5 năm từ 2010-2014 giá trị gia tăng lần lượt là

10,9%, 10,7%, 10,4%, 8,6%, 8%. Bước đầu hình thành một số khu công nghệ cao hoạt động hiệu quả; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao hơn mức tăng chung, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh; các khu, cụm công nghiệp đóng góp quan trọng vào phát triển công nghiệp Thành phố, công nghiệp hồ trợ được đẩy mạnh. Các làng nghề, phố nghề truyền thống từng bước được củng cố, tích cực xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhiều sản phẩm làng nghề được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.

* Ngành Thương mại - dịch vụ: Dịch vụ vẫn là ngành có giá trị tăng

thêm lớn, chiếm tỷ trọng cao, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế Thủ đô. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao như dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn thông, tín dụng - ngân hàng, du lịch, tư vấn, y tế, giáo dục, hồ trợ săn xuất kinh doanh... đều có sự tăng trưởng và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, người dân và khách quốc tế.

Trong giai đoạn 2011-2015, giá trị gia tăng dự kiến tăng bình quân 9,97%; kim ngạch xuất khẩu tăng 8,1%; kim ngạch nhập khẩu tăng 3,7%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu du lịch tăng 12,1%, trong đó bán lẻ tăng 11,9%. Các ngành dịch vụ chất lượng cao và trình độ cao có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả ngành. Du lịch được đẩy mạnh phát triển, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của Thành phố.

* Sản xuầt nông nghiệp được tập trung chỉ đạo và đạt kêt quả tiên bộ, giá

trị gia tăng bình quân tăng 2,4%/năm, cao hơn so với chỉ tiêu đạt ra, giá trị sản xuất đạt 231 triệu đồng /ha đất canh tác, tăng 1,24 lần so với năm 2010. Nông nghiệp được phát triển theo hướng sinh thái, từng bước ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao. Cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp và thủy sản. Hình thành và mở rộng một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao; xuất hiện nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, hoa, cây ăn quả chất lượng cao, giá trị sản xuất lớn

* Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị được chú trọng, một

số lĩnh vực quản lý đô thị có chuyển biến tốt. Đã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồng bộ Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Thủ đô, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành các quy hoạch lĩnh vực, cơ bản hoàn thành việc xây dựng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung các huyện, thị xã, thị trấn, các đô thị vệ tinh tạo điều kiện quản lý và phát triền đô thị theo quy hoạch.

* Quan điểm phát triển thời gian tới

Phát huy đồng bộ sửc mạnh tổng hợp của Trung ương, của Hà Nội, của cả nước, của các thành phần kinh tế, của hợp tác quốc tể trong quá trình phát triển của Thủ đô; khai thác nội lực là nhân tố quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, vùng Đồng bàng sông Hồng và kinh tế trọng điếm Bắc bộ, vùng thủ đô và 2 hành lang kinh tế với Trung Quốc; coi xây dựng và phát triển Thủ đô là một động lực thúc đẩy phát triển các vùng khác của cà nước.

Găn kêt chặt chẽ giữa phát triên kinh tê, xây dựng và quản lý đô thị và phát triển các lĩnh vực xã hội, coi phát triển, xây dựng và quản lý đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ nền tảng và liên tục.

Ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển; đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà thành phố có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao . . .

Phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế với sừ dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

3.1.3. Năng lực của Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội

Tống Công ty điện lực Thành phố Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước với vốn điều lệ 100% vốn nhà nước, là một trong 5 Tổng công ty phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh bán điện và đầu tư phát triển lưới điện từ cấp điện áp 220kV trở xuống trên địa bàn TP Hà Nội.

Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã và đang tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 -í- 2008, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải cách hành chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao độ tin cậy của lưới điện đảm bảo vận hành cung ứng điện liên tục, an toàn, ổn định phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trên địa bàn toàn Thành phố. Tổng công ty cũng không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, đẩy mạnh thực thi văn hoá doanh nghiệp và các hoạt động xã hội vì lợi ích cộng đồng...

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tông Công ty truyên tải điện Quôc Gia (NPT) và Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đầu tư phần nguồn, lưới điện 220kV, 1 lOkV. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội đầu tư lưới điện 1 lOkV, lưới điện trung áp, hạ áp đến công tơ và công tơ.

Đối với khách hàng ngoài là Khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, khu chung cư, khu dân cư, ... ngành Điện (EVN Hà Nội) sẽ đầu tư đến chân hàng rào công trình.

Ngoài ra, Tại điều 3 mục 2, nghị định của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật Điện lực quy định: Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cẳt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản lý của mình.

Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng điện thực tế của các dự án lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Tổng Công ty điện lực Thành phố chưa đủ đủ năng lực tài chính để đầu tư đường dây và trạm biến áp đến tận công trình như quy định theo nhu cầu của các chủ đầu tư dự án trên địa bàn, do đó, đối với các dự án của khách hàng thì hạng mục phần điện do khách hàng tự bỏ vốn đầu tư, Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội sẽ hồ trợ và thực hiện việc tiếp nhận quản lý, vận hành đường dây và trạm biến áp theo quy định.

3.1.4. Sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội và sự hỗ trợ của

các ngành, các cấp Thành phổ

ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội là cơ quan quân lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quy hoạch phát triển các công trình điện trên địa bàn; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ đối với các cơ quan sở, ban, ngành

liên quan trên địa bàn Thành phố trong công tác phát triển điện lực.

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực điện lực, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy chế quản lý Quy hoạch phát triển lưới điện trên địa bàn Thành phố để việc đầu tư xây dựng các công trình điện được thực hiện theo đúng Quy hoạch.

Quá trình thiêt kê, thi công các công trình điện phải tuân thủ các qui trình, qui phạm trang bị điện, bảo đảm an toàn và mỹ quan thành phố. Các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan của Thành phố tham gia đẩy nhanh tiến độ các công trình, cần giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết và giải quyết thoả đáng trong các khâu lựa chọn địa điểm, giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân, tái định cư.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật lĩnh vực Điện lực tại địa phương phù họp với các Chù trương, chính sách pháp luật của Nhà nước phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội của Thành phố. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến là bước đầu tiên trong việc đưa chính sách pháp luật đến với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và người dân thông qua các hình thức như truyền hình, các bài báo, các lớp tập huấn trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, các hình thức hội thảo, phát tờ rơi... Đội ngũ báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật thường xuyên được củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn trong công tác tuyên truyền phố biến, giáo dục pháp luật.

Nhằm chia sẻ khó khăn về nguồn vốn đối với ngành điện trong đầu tư công trình điện, các dự án đầu tư công có hạng mục điện sẽ do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư trên địa bàn Thành phố theo nguồn vốn ngân sách nhà nước, sau đó bàn giao sao ngành điện quản lý vận hành theo cơ chế hạch toán tăng tài sản.

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội và các nội dung về việc chấp hành các quy định của Pháp luật về ngành điện tren địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.1.5. Sự phát triển của các nguồn năng lượng khác

Dự kiến đến năm 2015, tiềm năng năng lượng mới và tái tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 632.450 MWh từ các nguồn năng lượng bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng rác thải và năng lượng khí sinh học.

Với vị trí địa lý, điêu kiện tự nhiên và phát triên kinh tê - xã hội Thủ đô Hà Nội, các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) sau đây sẽ được xem xét, đánh giá tiềm năng nhằm khai thác phục vụ cho mục đích sản xuất điện trên địa bàn thành phố gồm có: Năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng từ nguồn chất thải rắn và năng lượng khí sinh học.

Mặc dù năng lượng mặt trời (NLMT) khu vực Hà Nội chỉ ở mức trung bình thấp, nhưng thủ đô với nhiều lợi thế về điều kiện kinh tế, trình độ dân trí cao cùng với sự quan tâm của các cơ quan ban ngành nên khả năng khai thác, phát triển NLMT tại Hà Nội tương đối cao. Các công nghệ có thể ứng dụng NLMT tại Hà Nội bao gồm BNNMT, Pin mặt trời lắp đặt trên nóc của các trung tâm thương mại, các siêu thị, trạm đỗ xe hay các trụ sở làm việc của các

cơ quan, xí nghiệp với công suất lên tới hàng trăm kw.

Nguồn sinh khối chính tại Hà Nội bao gồm gồ củi và phụ phẩm nông nghiệp. Hiện nay, nguồn sinh khối mới chỉ được khai thác cho mục đích đun nấu hộ gia đình, phần lớn lượng sinh khối còn lại như trấu, rơm rạ bị đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Cũng giống như một số thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội luôn chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm nhẹ tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế. Do đó, có thể nhận thấy Hà Nội chưa có nhiều tiềm năng về khai thác nguồn năng lượng sinh khối cho sản xuất điện.

Hà Nội là một trong những địa phương có lượng chất thải rắn phát sinh lớn nhất cả nước. Theo số liệu thống kê, năm 2013 chỉ tính riêng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mồi ngày khoảng 5.370 tấn, đến năm 2020 con số này lên tới khoảng 8.500 tấn/ngày. Ngoài ra lượng chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng rất lớn, khoảng 750 tấn/ngày (số liệu năm 2015). Việc xử lý chất thải rắn nhằm giảm ô nhiễm môi trường tại Hà Nội luôn là vấn đề nổi cộm và cấp thiết. Đây cũng chính là cơ hội cho việc khai thác

nguôn chât thải răn cho sản xuât điện, một mặt nhăm xử lý lượng chât thải răn phát sinh ngày càng tăng cao, giảm ô nhiễm môi trường, mặt khác nhằm sản xuất điện năng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng sản xuất điện từ năng lượng tái tạo do Chính phủ đề ra.

Việc ứng dụng khí sinh học quy mô trung bình, quy mô công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội ngày càng phát triến. Hà Nội có tiềm năng khai thác nguồn khí sinh học cho sản xuất điện ở cả quy mô hộ gia đình và nối lưới quốc gia. Tuy nhiên để có thể thực hiện được các hệ thống điện khí sinh học nối lưới cần có những chính sách phù hợp và chủ trương phát triển của chính quyền thành phố.

Với những nội dung trên, các nguồn năng lượng tái tạo tại Hà Nội là có tiềm năng và sơ bộ đánh giá khả năng có thể khai thác các nguồn năng lượng này cho sản xuất điện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để có thể xây dựng được lộ trình khai thác, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có trên địa bàn thành phố Hà Nội, cần thiết phải xây dựng một đề án quy hoạch dành

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển điện lực thành phố hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)