Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng tại công ty trách nhiệm hữu hạn MKTP (Trang 34)

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp thông qua khảo sát tàỉ liệu

Nghiên cứu tài liệu bao gồm tập hợp các phương pháp như: Lựa chọn và phân loại tài liệu, phân tích và tống hợp tài liệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu.

Thông tin và số liệu thứ cấp được tập hợp từ các nguồn sau để phân tích và đánh giá thực trạng quản trị chất lượng sản xuất tại CÒNG TY TNHH MKTP như sau:

- Tài liệu tổng quan về Công ty TNHH MKTP.

- Tài liệu Hành chính nhân sự, Ke toán tài chính của Công ty TNHH MKTP như: Văn bản, quy chế, nội quy, tuyển dụng, lương thưởng, chế độ đãi ngộ, ...

- Các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MKTP giai đoạn từ năm 2016 - 2020.

- Tài liệu Hệ thông Quản trị Chat lượng trong sản xuât của Công ty TNHH MKTP gồm:

+ Chính sách chất lượng. + Mục tiêu chất lượng.

+ Sổ tay chất lượng.

+ Quy trình - Thủ tục chất lượng.

+ Tài liệu hỗ trợ - Biểu mẫu - Hồ sơ.

- Bài báo “Nghiên cứu về Quản lý vận hành để loại bỏ khuyết tật trong ngành đúc phụ tùng ô tô” đăng báo khoa học quốc tể: Boston Coference Series I 6th - 8th May 2019 của tác giả Nguyễn Đức Bảo Long, Nguyễn Ngọc Huy và các cộng sự, với dữ liệu thứ cấp về quản trị rủi ro và cải tiến chất lượng.

- Ngoài ra, tác giả tham khảo và đọc các giáo trình, tài liệu về quản trị chất lượng sản xuất, TPS, sản xuất tinh gọn, six sigma, TQM, ISO, các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng, các giải pháp quản lý chất lượng, quản trị chất lượng

dịch vụ, quản trị chất lượng sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm tại một đơn vị cụ thể,

các bài báo được đăng tại các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế có nội dung đánh giá về quản trị chất lượng sản xuất.

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp thông qua khảo sát

2.2.2. Ỉ. Thiết kế bảng câu hỏi

Để đánh giá mức độ đồng ý của CBCNV về công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP, tác giả tiến hành thiết kể bảng câu hỏi khảo sát trên cơ sở tham khảo ý kiến của Ban lãnh đạo Công ty và các chuyên gia trong ngành để làm rõ hơn các biến quan sát hoặc có điều chỉnh cho phù hợp. Bảng câu hởi được thiết kế xoay quanh công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP bao gồm:

* Để đánh giá công tác xây dựng chính sách chất lượng của MKTP, tác giả đã thiết kế thang đo gồm 3 biến quan sát, mức độ đánh giá theo thang điểm Likert 5 mức độ: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.

- Chính sách chất lượng là kim chỉ nam cho toàn thể CBCNV hướng tới. - HT QTCL được công bố rồ ràng, chi tiết.

- Được đào tạo về HT ỌTCL của Công ty.

* Đe đánh giá công tác hoạch định chất lượng cùa MKTP, tác giả đã thiết kế thang đo gồm 4 biến quan sát, mức độ đánh giá theo thang điềm Likert 5 mức độ: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ỷ kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.

- Mục tiêu chất lượng được thiết lập rõ ràng, cụ thể và phổ biến.

- Mục tiêu chất lượng cân đo được và phù hợp tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng.

- Thủ tục, quy trình thực hiện được thiết lập rõ ràng, cụ thể và phố biến. - Nhân viên được đào tạo phù hợp với công việc.

* Đe đánh giá công tác đảm bảo chất lượng của MKTP, tác giả đã thiết kế thang đo gồm 8 biến quan sát, mức độ đánh giá theo thang điểm Likert 5 mức độ: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.

- Hoạch định kế hoạch sản xuất.• • • - Triển khai kế hoach sản xuất.

- Quản lý rủi ro.

- Quản lý sản phẩm khuyết tật. - Quản lý nhà cung cấp.

- Truy xuất nguồn gốc.

- Tiêu chuẩn hóa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đào tạo liên tục.

* Đe đánh giá công tác kiểm soát chất lượng của MKTP, tác giả đã thiết kế thang đo gồm 4 biến quan sát, mức độ đánh giá theo thang điềm Likert 5 mức độ: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.

- Nguyên vật liệu. - Máy móc thiết bị. - Nguồn nhân lực.

- Phương pháp, công nghệ.

* Đe đánh giá công tác kiểm tra chất lượng các công đoạn của MKTP, tác giả đã thiết kế thang đo gồm 13 biến quan sát trong 6 công đoạn, mức độ đánh giá theo thang điểm Likert 5 mức độ: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.

> Công đoạn nấu chảy nguyên liệu

- Kiểm tra định kỳ thành phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn JIS.

- Kiềm tra định kỳ độ tinh và độ chảy bằng phương pháp K-mold.

> Công đoạn đúc sản phẩm

- Kiểm tra và giám sát thông số lập trình đúc.

- Kiểm tra định kỳ thông số kỹ thuật của sản phẩm theo tiêu chuẩn. - Kiểm tra định kỳ ngoại quan của sản phấm.

> Công đoạn dập sản phẩm

- Tuân thủ phương pháp dập sản phẩm.

- Kiểm tra định kỳ ngoại quan sản phẩm sau dập.

> Công đoạn shot sản phẩm

- Kiểm tra và giám sát thông số lập trình shot.

- Kiểm tra định kỳ ngoại quan sản phẩm sau shot. 25

> Công đoạn kiêm hàng

- Tuân thủ phương pháp kiểm hàng.

- Kiểm tra ngoại quan toàn bộ sản phẩm theo tiêu chuẩn.

> Công đoạn đóng gói sản phẩm

- Tuân thủ phương pháp đóng gói sản phẩm.

* Để đánh giá công tác cải tiến chất lượng của MKTP, tác giả đã thiết kế thang đo gồm 2 biển quan sát, mức độ đánh giá theo thang điểm Likert 5 mức độ: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.

- Quy trình sản xuất.

- Khuôn đúc và linh kiện khuôn đúc.

2.2.2.2. Hình thức phỏng vấn

Phiếu khảo sát sẽ được gửi đến 40 CBCNV đang làm việc tại Công ty TNHH MKTP đế thu thập ý kiến đánh giá của họ về công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP.

Tác giả tiến hành chọn 40 CBCNV để gửi phiếu điều tra trên cơ sở danh sách 50 CBCNV đang làm việc tại Công ty TNHH MKTP. Phiếu điều tra được gửi đến 40 CBCNV và nhận được 40 phiếu trả lời (đạt tỷ lệ 100%).

Thời gian khảo sát: Tác giả gửi phiếu khảo sát ngày 08/06/2021 và nhận lại phiếu trả lời sau 1 tuần.

2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.3.1. Tổng hợp và phân tích

Là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế được vận dụng trong quá trinh nghiên cứu đề tài. Bằng cách phân chia đối tượng nghiên cứu thành từng bộ phận, từng lĩnh vực để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn về thực trạng quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP. Dựa vào các tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành tồng họp và phân tích, so sánh đề đưa ra những thành tựu và hạn chế trong quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty.

Phân tích kinh nghiệm quản trị chất lượng sản xuất của một số doanh nghiệp để có sự đối chiếu, so sánh với Công ty TNHH MKTP, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp.

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kêt hợp so sánh các phương án thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lược và ứng dụng cho Công ty TNHH MKTP.

Các bước thực hiện phương pháp này như sau:

- Bước 1: Xác định vấn đề phân tích dựa trên cơ sở lý luận là các khái niệm, định nghĩa có liên quan đến quản trị chất lượng sản xuất, tác giả xác định những nội dung cơ bản cùa hoạt động này tại Công ty TNHH MKTP. Trên cơ sở phân tích những nội dung đó để đề xuất kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị chất lượng sản xuất định hướng đến năm 2025.

- Bước 2: Thu thập các thông tin cần phân tích dựa trên cơ sở xác định các vấn đề cần phân tích ở bước 1, tác giả đã tiến hành thu thập các thông tin có liên quan. Nguồn tài liệu này được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu tại Công ty TNHH MKTP, các Website có liên quan,... Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều được đánh dấu lại đề thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin được tác giả tông hợp, khái quát nội dung thành nhừng luận cứ cho quá trinh phân tích. Đây là các thông tin xác thực làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhàm giải quyết vấn đề nghiên cứu.

- Bước 3: Phân tích dừ liệu dựa trên cơ sở những thông tin thu thập được về thực trạng qưản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP trong giai đoạn 2016 - 2020, tác giả tiến hành phân tích, lý giải ý nghĩa của những số liệu để đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất. Các phân tích được thực hiện đa chiều, với mục tiêu lý giải thấu đáo thực trạng để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty định hướng đến năm 2025.

- Bước 4: Tống hợp kết quả phân tích từ việc phân tích các thông tin đã thu thập được, tác giả đưa ra bức tranh chung về thực trạng quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty trong giai đoạn 2016 - 2020. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và giải pháp của tác giả đối với công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty định hướng đến năm 2025.

Bằng phương pháp này, luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận tại chương 1, nghiên cứu đánh giá thực trạng quản trị chất lượng sản xuất tại chương

3, từ đó đề ra các mục tiêu, quan điểm, giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn tại Công ty ở chương 4 để từ đó hoàn thiện công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP định hướng đến năm 2025.

2.3.2. Thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bàn của dữ liệu thu thập tại thời điểm hiện tại về quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và điều tra, khảo sát, lấy ý kiến. Với việc sử dụng các kỹ thuật cùa phương pháp thống kê mô tả như: Bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ,... giúp tác giả đưa ra những thống kê, mô tả một cách chính xác và chân thực nhất về quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty để đưa ra những giải pháp tốt nhất để hoàn thiện công tác quản trị chất lượng sản xuất.

Luận văn thực hiện phương pháp thống kê mô tả như sau:

- Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặt trưng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về quản trị chất lượng sản xuất.

- Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập được với câu hỏi nghiên cứu đã được nêu trong phần Mở đầu về quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP.

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả này đề thu thập, phân tích, tổng hợp các báo cáo, số liệu trong quản trị chất lượng sản xuất được lấy từ Công ty TNHH MKTP. Kết quả thống kê mô tả được tác giả tổng họp và sử dụng trong chương 3 của luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra để làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận về quản trị chất lượng sản xuất. Xác định mức độ biến động cùng xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, trên cơ sở đó có những đề xuất về giải pháp sát thực và hiệu quả cho quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty.

Luận văn thực hiện phương pháp so sánh như sau:

- Bước 1: xác định các tiêu chí đế so sánh chính là các nội dung liên quan, có ảnh hưởng hay có mối liên hệ với vấn đề phân tích.

- Bước 2: Xác định nội dung so sánh chính là các nội dung trong phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn từ 2016 - 2020 tại Công ty.

- Bước 3: Xác định điêu kiện đê so sánh được các chỉ tiêu đảm bảo thông nhât vê nội dung, phương pháp tính, số lượng, đơn vị tính, thời gian và giá trị của các chỉ tiêu.

- Bước 4: Xác định mục đích so sánh vì các số liệu thu thập khác nhau sẽ phục vụ cho mục đích khác nhau. Trên cơ sở xác định rõ được mục đích so sánh giúp tác giả đưa ra được các nhận xét, đúc kết được các bài học kinh nghiệm đồng thời đề xuất các giải pháp trên cơ sở kết quả so sánh đó.

- Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh đó, giúp tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty định hướng đến nãm 2025.

CHƯƠNG3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MKTP

3.1. Tổng quan về Công ty TNHH MKTP

3.1.1. Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị

Trong tiến trình phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hóa kinh tế mở rộng hiện nay, các nền kinh tế quốc gia, khu vực đang có xu hướng hợp nhất và trờ thành một bộ phận, một hệ thống quan trọng trong mạng lưới hợp tác phân công lao động toàn cầu. Mồi quốc gia muốn phát triển phải gắn phân công lao động quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Khi trình độ phân công lao động quốc tế và sự phân chia quá trình sản xuất đạt đến mức độ cao, không một sản phẩm công nghiệp nào được sản xuất tại một không gian, địa điểm hay một công ty duy nhất của một quốc gia, chúng được phân chia thành nhiều công đoạn ở các công ty tại các địa phương, quốc gia, châu lục khác nhau. Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ra đời như một tất yếu xuất phát từ đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là chuyên môn hóa sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất.

Chính vì vậy, CỒNG TY TNHH MKTP ra đời, là Công ty liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bàn, với hai cá nhân là người Việt Nam và một doanh nghiệp Nhật Bản. Công ty được thành lập vào ngày 29/01/2011 tại: Đường số 8, KCN Nhơn Trạch III - Giai đoạn II, thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với tổng vốn đầu

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng tại công ty trách nhiệm hữu hạn MKTP (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)