Đánh giá chung về công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng tại công ty trách nhiệm hữu hạn MKTP (Trang 84)

MKTP

3.3.1. Những thành tựu đạt được của Công ty

Trong giai đoạn từ 2016 - 2020, CỒNG TY TNHH MKTP đã chú trọng và tập trung các nguồn lực để hoàn thiện công tác Quản trị chất lượng sản xuất của minh và đạt được một số thành tựu sau:

Công tác xây dựng chính sách chất lượng:

- Công ty đưa ra chiến lược kinh doanh cùa mình luôn đi theo định hướng “Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị” đã đặt ra của mình và luôn không ngừng phấn đấu phát triển Công ty theo đường lối đã định.

- Công ty xây dựng thành công hệ thống quản trị chất lượng sản xuất, đà đưa vào vận hành và áp dụng từ ngày 29/04/2013 và được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn ISO ngày 03/06/2014, xuyên suốt cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ việc quản lý nhà cung ứng đến khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng, cho thị trường.

Công tác hoạch định chất lượng:

- Công tác phân tích công việc khoa học, Công ty đã xây dựng được hệ thống các bản mô tả công việc, các quy trình và tiêu chuẩn thực hiện công việc rõ ràng, chi tiết. Đây là một trong những nền tảng, cơ sở đế triến khai công tác đánh giá thực hiện công việc của Công ty.

Công tác đảm bảo chất lượng:

- Kê hoạch sản xuât theo tháng, theo tuân luôn luôn được thiêt lập đê toàn bộ CBCNV theo đó mà thực hiện nhằm đạt được mục tiêu chung của Công ty.

- Công ty luôn coi trọng công tác quản trị rủi ro và cải tiến chất lượng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhằm nâng cao giá trị và năng lực cùa Công ty đối với khách hàng.

- Công ty đã đưa ra phương pháp quản lý sản phẩm khuyết tật hiệu quả, từ việc quản lý nhà cung cấp đến việc truy xuất nguồn gốc đều được Công ty kiểm soát chặc chẽ, rõ ràng, cụ thề và minh bạch.

- Công ty xây dựng bộ “Tiêu chuẩn MKTP” để tiêu chuẩn hóa mọi công việc, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hài hòa giữa máy móc và con người nhằm không gây ra tình trạng quá tải cho hoạt động sản xuất kinh doanh cúa mình.

- Công tác tuyển dụng của Công ty thực hiện công khai, minh bạch, thông tin được công bố rộng rãi, rõ ràng và cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Internet, các trang tuyển dụng, băng rôn treo trước cổng Công ty, ... Điều này đã giúp Công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian trong quá trình tuyến dụng, đồng thời tiếp cận và tuyển dụng được các ứng viên có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu cho công việc của Công ty.

- Công tác đào tạo được Công ty đặt biệt quan tâm và lấy đào tạo làm trọng điểm cho việc cung ứng và phát triển nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn, đủ năng lực cho công việc tại các khâu, các công đoạn, các bộ phận của Công ty.

- Công tác phát triển nguồn nhân lực bền vững thông qua việc đào tạo nâng cao cho các cán bộ công nhân viên được tuyển chọn của Công ty tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Đồng thời Công ty cũng có chính sách đưa nhân viên đi tu nghiệp tại

CÔNG TY CỐ PHẦN MIZUKOSHI - Nhật Bản, để học hởi kinh nghiệm, công nghệ và nâng cao tay nghề trong lình vực hoạt động của Công ty.

Công tác kiềm soát chất lượng:

- Công ty xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hóa cho từng loại nguyên vật liệu được sử dụng tại Công ty, nhằm giúp cho hệ thống sản xuất vận hành linh hoạt, nhanh chóng và chính xác, tránh xảy ra lỗi trong sản xuất.

- Công ty đã xây dựng quy trình kiêm tra máy móc thiêt bị theo định kỳ, nhăm đảm bảo cho hoạt động sản xuất của Công ty.

- Công ty có cơ cấu lao động khá đồng đều, ổn định về độ tuổi và giới tính, đa số dưới 35 tuối chiếm 75%, lực lượng lao động trẻ phù họp với ngành nghề Công nghiệp hồ trợ - Phụ tùng ô tô và cơ khí của Công ty. Đội ngũ cán bộ công nhân viên tâm huyết và gắn bó lâu năm cho sự phát triển bền vững của Công ty.

- Công ty đã sở hữu được công nghệ đúc mới tù' Nhật Bản “Công nghệ đúc Kỹ thuật cao áp” được điều khiển bằng “Công nghệ tự động hóa đồng bộ trong các nhà máy cơ khí chế tạo”.

Công tác kiểm tra chất lưựng các công đoạn:

- Công tác quản trị chất lượng sản xuất được thực hiện một cách nghiêm ngặc tại tất cả các công đoạn, các khâu, các bộ phận trong quá trinh sản xuất của Công ty. Có hệ thống quản lỷ sản phẩm khuyết tật và truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch và nhanh chóng trong mọi hoạt động của Công ty.

- Công đã xây dựng quy trình hướng dẫn thực hiện công việc cho tất cả các công đoạn, nhằm chuẩn hóa mọi hoạt động của nhân viên tại vị trí trong mỗi công đoạn.

- Tại mồi công đoạn đều có các quy trình, bảng hướng dẫn công việc, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng và các quy định an toàn để người lao động thực hiện và tuân theo.

Công tác cải tiến chất lượng:

- Công ty luôn đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng thông qua hoạt động nghiên cứu và cải tiến trong sản xuất cho khách hàng.

3.3.2. Những hạn chê của Công ty

Bên cạnh những thành tựu trên thì công tác quản trị chất lượng sản xuất cùa CÔNG TY TNHH MKTP cũng còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Con người: Còn hạn chế về số lượng người được Công ty đào tạo ở nước ngoài, mỗi năm chỉ có 2 - 3 nhân viên được cử đi tu nghiệp tại Nhật Bản. Còn thị trường nhân sự trong nước thì chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Công ty.

- Máy móc thiêt bị: Máy móc thiêt bị chuyên dụng ngành đúc kỹ thuật cao thị truờng trong nước chưa sản xuất được và cũng không có doanh nghiệp nào có sẳn để cung cấp khi Công ty cần mở rộng quy mô.

- Nguyên vật liệu: Đa phần nguyên vật liệu sử dụng tại Công ty đều phải nhập khẩu, vì thị trường trong nước rất ít nguyên vật liệu đạt chuẩn chất lượng mà Công ty cần.

- Kỹ thuật công nghệ: Không có sẳn các phần mềm đồng bộ hóa, tự động hóa, số hóa trong sản xuất trên thị trường trong nước. Đa phần Công ty phải nhận chuyển giao hoặc mua các công nghệ này từ nước ngoài, Nhật Bản là thị trường mà Công ty ưu tiên

lựa chọn trước tiên.

- Nguồn vốn: Là doanh nghiệp tư nhân nên nguồn vốn cùa Công ty cũng có giới hạn, không vững mạnh bằng các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp FD1.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế của Công ty

- Con người: Việc đào tạo nhân sự ở nước ngoài chi phí rất tốn kém, với nguồn vốn hữu hạn của Công ty không cho phép Công ty đào tạo số lượng nhân sự lớn ở nước ngoài. Còn trong nước thì kiến thức đào tạo giữa khối ngành Trường và khối ngành Doanh nghiệp còn nhiều khoản cách, nên Công ty muốn sử dụng được thì phải mất thời gian từ 1 - 2 năm đào tạo tại Công ty chứ không có sẳn nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn trên thị trường.

- Máy móc thiết bị: Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị trong nước chưa cao, chưa theo kịp khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới nên không thể cung cấp máy móc thiết bị ngành đúc kỹ thuật cao này được. Mặc khác, nhu cầu sử dụng các máy móc thiết bị này trong nước cũng không nhiều, do ngành Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triền mạnh nên các doanh nghiệp thuơng mại cũng không nhập khấu sắn các máy móc thiết bị này cho thị trường trong nước mà chỉ nhập khẩu khi có nhu cầu, dẫn đến mất nhiều thời gian trong việc đầu tư máy móc thiết bị mới.

- Nguyên vật liệu: Các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho ngành đúc trong nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng của Toyota Nhật Bản, Toyota Thái Lan, Toyota Indonesia và các OEM, ODM khác,... Nếu Công ty muốn sử dụng nhà cung cấp nào thì phải tốn thời gian để hướng dẫn và đào tạo họ theo tiêu chuẩn mà khách hàng

của MKTP yêu câu. Đồng thời phải tiêu chuân hóa, đánh giá định kỳ nhăm đảm bảo chất lượng đầu vào cho sản xuất. Đơn cử là MKTP đã hồ trợ CÔNG TY TNHH NHÔM HỢP kim tân quang kiểm soát chất lượng hợp kim nhôm thỏi là nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất của MKTP. Các nguyên vật liệu còn lại MKTP nhập khẩu thông qua nhà cung ứng.

- Kỹ thuật công nghệ: Các doanh nghiệp cung cấp phần mềm đồng bộ hóa, tự động hóa, số hóa trong sản xuất trong nước thiếu hụt trầm trọng. Hoặc chỉ có một vài doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ loại này đáp ứng được cơ bản của những công nghệ này. MKTP muốn sử dụng những công nghệ của các doanh nghiệp này phục vụ vào sản xuất của mình thì phải hướng dẫn và đào tạo thêm cho họ về chuyên sâu trong lĩnh vực “Công nghệ đúc Kỹ thuật cao áp” được điều khiển bằng “Công nghệ tự động hóa đồng bộ trong các nhà máy cơ khí chế tạo”. Điều này làm tăng chi phí và gánh nặng thời gian cho Công ty.

- Nguồn vốn: Cơ hội tiếp cận nguồn vốn khó khăn, theo Cục Thống kê thì chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn vay ưu đãi của Nhà nước, mà vốn vay ưu đãi này phục vụ cho việc đào tạo tiêu chuấn quốc tế, sản xuất tinh gọn, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tiếp cận khách hàng trong và ngoài nước. Tất cả những chương trình này Công ty phải tự túc về tài chính. Mặc khác, Công ty có yếu tố nước ngoài nên việc tiếp cận vốn vay ưu đãi là không thể.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MKTP

4.1. Định hướng công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP

4.1.1. về công tác quản lý, điều hành

- Kiên quyết, nghiêm minh và duy trì các kỷ cương trong công tác điều hành từ Ban lãnh đạo cấp cao cho đến ban quản lý của các bộ phận, phòng ban, tổ nhóm. Đồng thời cũng ban hành đầy đủ và kịp thời, chỉnh sửa và cải tiến cho phù hợp các quy chế,

quy định, quy trình, hướng dẫn, ... và phổ biến cho toàn thể CBCNV Công ty.

- Tăng cường giám sát việc thực thi đúng theo các quy định của pháp luật, của Công ty bằng việc phân công cụ thể các thành viên quản lý, kiểm tra giám sát từng khối công việc trong Công ty.

4.1.2. về công tác quản lý nhân sự - đào tạo

- Đầu tư hơn nữa vào con người và phát triền năng lực của nhân viên, khuyển khích sự cống hiến xuất sắc, quan tâm quy hoạch và bố nhiệm vào vị trí xứng đáng với thành tích của nhân viên, tạo điều kiện hơn nữa cho họ có cơ hội phát triền toàn diện.

- Nâng cao trình độ kỹ năng nhân sự bằng việc khuyến khích cán bộ tự học để nâng cao trinh độ của mình.

4.1.3. về công tác quản lý sản xuất

- Luôn hoạch định công tác sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặc các quy trinh sản xuất của Công ty.

- Nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn hơn nữa bàng cách tinh lọc và kết hợp các thao tác hay cộng đoạn lại với nhau.

4.1.4. về công tác quản lý chất lượng

- Kiểm soát chặt chẽ nguyên vật liệu đầu vào bằng các quy trình hướng dẫn tiếp nhận nguyên vật liệu và thường xuyên kiểm soát chất lượng của nhà cung ứng.

- Luôn tuân thủ quy định “first in - first out” đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm giữa các công đoạn cũng như thành phẩm cuối cùng của Công ty.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng cùa các công đoạn trong quá trình sản xuất bằng các công cụ, dụng cụ theo tiêu chuấn quy định của Công ty.

4.1.5. Vê công tác quản lý khách hàng

- Luôn đáp ứng tiến độ giao hàng cho khách hàng, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng với phương châm “Customer is first”.

- Xử lý các khiếu nại của khách hàng nhanh chóng và phù hợp.

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty

TNHH MKTP

4.2.1. Giải pháp tăng cưòng công tác quản lý điều hành

Cài tiến và hoàn thiện bộ máy tố chức trong Doanh nghiệp thông qua các lóp đào tạo chuyên môn cho các cấp quàn lý điều hành. Đồng thời phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ quản lý thông qua các chính sách khen thưởng, tăng lương, phụ cấp trách nhiệm,... nhàm đảm bảo công tác quản lý điều hành xuyên suốt trong toàn hệ thống.

Động viên toàn thể công nhân viên tham gia vào quản lý chất lượng sản phấm, không ngừng phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao chất lượng sản phẩm. Luôn lấy chất lượng làm tiêu chí cho toàn bộ CBCNV hướng tới và đạt được mục tiêu chất lượng đề ra.

Thực hiện công khai, dân chủ trong công tác kiểm tra, giám sát theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty. Kiểm tra, giám sát phải kết họp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây là chính. Tiến hành kiếm tra, giám sát phải bảo đảm chủ động, thiết thực, hiệu quả, phải đảm bảo đúng nguyên tắc, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tăng cường công tác kiếm tra, giám sát CBCNV trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao cũng như việc chấp hành các qui định, quy trình, công việc được giao, văn hóa ứng xử,... Sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: Tăng cường khen thưởng vật chất cho người có trách nhiệm đối với sản phẩm sản xuất ra, có hình thức khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích công tác xuất sắc. Phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm qui định của Công ty nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong sự phát triển của Công ty.

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự - đào tạo

Tiếp tục đào tạo nâng cao kiến thức quản trị chất lượng cho các cấp quản lý và toàn nhân viên thông qua các lớp đào tạo chuyên sâu về chất lượng tại Công ty và các đơn vị bên ngoài.

Đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm các công việc đặc thù, chuyên biệt trong Công ty như: vận hành hệ thống gas, nấu chảy nguyên liệu nhôm, xử lý dassan, ...

Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn dựa trên nguồn kinh phí hạn hẹp. Liên kết đào tạo kết hợp thực hành tại Công ty với các cơ sở giáo dục trong nước, nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào cho tuyển dụng nhân sự. Là cơ sở cho nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời cũng làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của Công ty.

Xây dựng các chương trình vừa đào tạo kết hợp vừa làm việc tăng thu nhập cho cán bộ được đào tạo tại nước ngoài với các đối tác nước ngoài, nhằm giảm chi phí đào tạo và tăng được số lượng nhân sự được đào tạo tại nước ngoài.

4.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ máy móc thiết bị thông qua các quy trình, quy định của Công ty, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất.

Kiểm soát chặt chẽ sự tuân thú các quy trình, qui định, các hướng dẫn công việc,

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng tại công ty trách nhiệm hữu hạn MKTP (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)