Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng tại công ty trách nhiệm hữu hạn MKTP (Trang 39)

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bàn của dữ liệu thu thập tại thời điểm hiện tại về quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và điều tra, khảo sát, lấy ý kiến. Với việc sử dụng các kỹ thuật cùa phương pháp thống kê mô tả như: Bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ,... giúp tác giả đưa ra những thống kê, mô tả một cách chính xác và chân thực nhất về quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty để đưa ra những giải pháp tốt nhất để hoàn thiện công tác quản trị chất lượng sản xuất.

Luận văn thực hiện phương pháp thống kê mô tả như sau:

- Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặt trưng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về quản trị chất lượng sản xuất.

- Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập được với câu hỏi nghiên cứu đã được nêu trong phần Mở đầu về quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty TNHH MKTP.

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả này đề thu thập, phân tích, tổng hợp các báo cáo, số liệu trong quản trị chất lượng sản xuất được lấy từ Công ty TNHH MKTP. Kết quả thống kê mô tả được tác giả tổng họp và sử dụng trong chương 3 của luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra để làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận về quản trị chất lượng sản xuất. Xác định mức độ biến động cùng xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, trên cơ sở đó có những đề xuất về giải pháp sát thực và hiệu quả cho quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty.

Luận văn thực hiện phương pháp so sánh như sau:

- Bước 1: xác định các tiêu chí đế so sánh chính là các nội dung liên quan, có ảnh hưởng hay có mối liên hệ với vấn đề phân tích.

- Bước 2: Xác định nội dung so sánh chính là các nội dung trong phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn từ 2016 - 2020 tại Công ty.

- Bước 3: Xác định điêu kiện đê so sánh được các chỉ tiêu đảm bảo thông nhât vê nội dung, phương pháp tính, số lượng, đơn vị tính, thời gian và giá trị của các chỉ tiêu.

- Bước 4: Xác định mục đích so sánh vì các số liệu thu thập khác nhau sẽ phục vụ cho mục đích khác nhau. Trên cơ sở xác định rõ được mục đích so sánh giúp tác giả đưa ra được các nhận xét, đúc kết được các bài học kinh nghiệm đồng thời đề xuất các giải pháp trên cơ sở kết quả so sánh đó.

- Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh đó, giúp tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng sản xuất tại Công ty định hướng đến nãm 2025.

CHƯƠNG3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MKTP

3.1. Tổng quan về Công ty TNHH MKTP

3.1.1. Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị

Trong tiến trình phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hóa kinh tế mở rộng hiện nay, các nền kinh tế quốc gia, khu vực đang có xu hướng hợp nhất và trờ thành một bộ phận, một hệ thống quan trọng trong mạng lưới hợp tác phân công lao động toàn cầu. Mồi quốc gia muốn phát triển phải gắn phân công lao động quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Khi trình độ phân công lao động quốc tế và sự phân chia quá trình sản xuất đạt đến mức độ cao, không một sản phẩm công nghiệp nào được sản xuất tại một không gian, địa điểm hay một công ty duy nhất của một quốc gia, chúng được phân chia thành nhiều công đoạn ở các công ty tại các địa phương, quốc gia, châu lục khác nhau. Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ra đời như một tất yếu xuất phát từ đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là chuyên môn hóa sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất.

Chính vì vậy, CỒNG TY TNHH MKTP ra đời, là Công ty liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bàn, với hai cá nhân là người Việt Nam và một doanh nghiệp Nhật Bản. Công ty được thành lập vào ngày 29/01/2011 tại: Đường số 8, KCN Nhơn Trạch III - Giai đoạn II, thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 4,3 triệu đô la Mỹ và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 24/08/2012, với mục tiêu là chuyên môn hóa sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp theo định hướng sử dụng “Cong nghệ đúc Kỹ thuật cao áp" được điều khiển bằng ' công nghệ tự động hỏa đồng bộ trong các nhà máy cơ khC để tạo sự khác biệt và dẫn đầu ngành.

Với sự mong muốn và khát khao được đóng góp vào Ngành công nghiệp hỗ trợ của Nước nhà nên MKTP cũng mang trên minh Tầm nhìn - Sứ mạng - Giá trị riêng của mình:

- Tầm nhìn: Trở thành nhà sản xuất phụ tùng Ô tô hàng đầu Việt Nam, làm đầu tàu đưa Ngành công nghiệp hỗ trợ Ò tô Việt nam vương tầm thế giới.

- Sú' mạng: Thông minh - Đơn giản - Nơi làm việc phù hợp. 30

Tiết kiệm chi phí - Tiết kiệm thời gian - Hỗ trợ toàn diện.

- Giá trị: An toàn - Chính xác - Tốc độ.

- Logo Công ty TNHH MKTP (MKTP):

3.1.2. Sơ đồ tổ chức

Ngoài Ban lành đạo cấp cao của Công ty thì Công ty còn có 5 phòng ban nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng kết hợp với Ban lãnh đạo

cấp cao vận hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo sơ đồ tổ chức sau:

Hình 3. ỉ. 1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MKTP

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự của Công ty)

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tại MKTP:

- Ban lãnh đạo cấp cao: Gồm có Chủ Tịch, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám

đốc. Là cấp lãnh đạo cao nhất quản lý Công ty, nhân danh Công ty để đưa ra các quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty.

+ Chù tịch là người ký các quyêt định mang tính chiên lược lâu dài của Công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng lao động với Tổng Giám đốc và người quản lý quan trọng khác mà điều lệ Công ty có quy định.

+ Tổng Giám đốc là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

+ Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công hoặc ủy quyên của Tông Giám đôc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

- Phòng Hành chính - Nhăn sự:

+ Xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cùa Công ty, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

r

+ Xây dựng và quản lý công tác cán bộ theo phân câp quản lý của Công ty.

+ Xây dựng định mức lao động, kế hoạch lao động, báo cáo các cấp có thẩm

\ 9

quyên phê duyệt và tô chức thực hiện.

+ Quản lý, sử dụng nguôn nhân lực của Công ty đảm bảo hiệu quả, năng suât.

+ Tố chức thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo theo phân cấp quản lý của Công ty-

+ Triến khai các chế độ chính sách về lao động, tiền lương cho người lao động theo phân cấp quản lý cùa Công ty.

+ Phân phối thu nhập, thực hiện chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước và Công ty.

+ Thực hiện công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên Công ty.

+ Xây dựng kế hoạch, quản lý, theo dõi cấp phát thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động theo phân cấp quản lý của Công ty.

+ Thực hiện công tác hành chính, thi đua, khen thưởng, đối nội, đối ngoại, công tác bảo mật, văn thư, lưu trữ, bảo vệ an ninh nội bộ, an ninh chính trị, nội quy làm việc.

+ Tố chức thực hiện các sự kiện, truyền thông theo phân cấp của Công ty.

+ Công tác công đoàn: Tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện theo phân cấp và hướng dẫn của Công ty.

+ Quản lý nhân viên trong việc châm công, đê xuât lương, đánh giá năng lực nhân viên, đào tạo nhân viên.

+ Xây dựng và duy trì môi trường làm việc vệ sinh, an toàn, phòng chống cháy nổ và thực hiện 5S thường xuyên tại nơi làm việc.

+ Tồ chức thống kê, báo cáo tình hình hoạt động của Bộ phận cho cấp trên. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo cấp cao phân công.

- Phòng Ke toán - Tài chính:

+ Quản lý tài sản, phối họp công tác thanh lý tài sản, trang thiết bị, máy móc, vật tư, phụ tùng và nghiệm thu.

+ Thực hiện ghi chép sổ sách kế toán, thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của pháp luật.

+ Theo dõi việc thực hiện hợp đồng giữa Công ty và khách hàng.

+ Quản lý dòng tiền, giải ngân vốn, chi trả tiền lương, các chi phí khác và các hoạt động khác liên quan của Công ty.

+ Quản lý nhân viên trong việc chấm công, đề xuất lương, đánh giá năng lực nhân viên, đào tạo nhân viên.

+ Xây dựng và duy tri môi trường làm việc vệ sinh, an toàn, phòng chống cháy nồ và thực hiện 5S thường xuyên tại nơi làm việc.

+ Thực hiện các báo cáo định kỳ, các báo cáo đánh giá, phân tích việc sử dụng hiệu quả các chi phí.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo cấp cao phân công.

- Phòng Ke hoạch - Kinh doanh: * Bộ phận Kế hoạch - Sản xuất:

+ Dựa vào định hướng phát triển của Công ty lên kể hoạch sản xuất quý, tháng, tuần kết họp với việc giám sát sản xuất, cập nhật thường xuyên nhằm kiểm tra, theo dõi kế hoạch thực hiện so với kế hoạch đề ra để kịp tiến độ xuất hàng của Bộ phận kinh doanh.

+ Triển khai kế hoạch sản xuất cho Phòng Quản lý sản xuất.

+ Lập định mức căn cứ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức hàng tồn kho an toàn.

+ Phối hợp với Bộ phận sản xuất xây dựng định mức nguyên liệu, vật tư và phụ liệu khác để phục vụ sản xuất có hiệu quả.

+ Xây dựng các quy trình phục vụ cho quá trình triển khai theo dõi và quản lý kế hoạch sản xuất một cách hiệu quả.

+ Phối hợp với các phòng ban đề kiểm tra tình hình thực hiện các chi phí sản xuất.

+ Cập nhật thông tin vê năng suât, chât lượng, thời gian dừng máy đê điêu chỉnh kế hoạch sản xuất cho kịp thời, tham vấn cho Phòng Quản lý sản xuất về các vấn đề nâng cao hiệu suất.

+ Quản lý nhân viên trong việc chấm công, đề xuất lương, đánh giá nãng lực nhân viên, đào tạo nhân viên.

+ Xây dựng và duy trì môi trường làm việc vệ sinh, an toàn, phòng chống cháy nổ và thực hiện 5S thường xuyên tại nơi làm việc.

+ Tổ chức thống kê, báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện kể hoạch sản xuất của Công ty.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lành đạo cấp cao phân công.

* Bộ phận Kinh doanh:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển chung cùa Công ty.

+ Xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sửa chữa lớn và kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm của Công ty.

+ Tham mưu giúp việc cho Ban lãnh đạo cấp cao trong công tác quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, phụ tùng và điều chuyển tài sản cố định khi cần của Công ty.

___ . . r

+ Tham gia công tác thanh lý tài sản, trang thiêt bị, máy móc, vật tư, phụ tùng của Công ty.

+ Thực hiện nghiên cứu thị trường, tim kiếm khách hàng, xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đàm phán, ký kết và theo dõi hợp đồng.

+ Lên kế hoạch và tiến độ giao hàng cho khách hàng và gửi tới các phòng ban có liên quan của Công ty.

+ Tổ chức mua sắm, cung ứng nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, ... theo phân cấp của Công ty.

+ Quản lý nhân viên trong việc chấm công, đề xuất lương, đánh giá năng lực nhân viên, đào tạo nhân viên.

+ Xây dựng và duy trì môi trường làm việc vệ sinh, an toàn, phòng chống cháy nổ và thực hiện 5S thường xuyên tại nơi làm việc.

+ Tổ chức thống kê, báo cáo tinh hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo cấp cao phân công.

- Phòng Quản lý sản xuất: * Bộ phận sản xuất:

+ Nhận kế hoạch sản xuất từ Bộ phận kế hoạch sản xuất và triển khai hoạt động• • • 1 • • • • 4^2 sản xuất tại xưởng của Công ty.

+ Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng, bồ sung và sửa đồi các quy trình sản xuất, quy trình quản lý chất lượng sản phẩm, các hướng dẫn công việc, ...

+ Phổ biến, hướng dẫn nội dung các quy trinh để nhân viên cấp dưới, công nhân biết để thực hiện.

+ Kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, quá trình làm việc của người lao động thuộc cấp, để đảm bảo mọi hoạt động sản xuất đúng theo kế hoạch sản xuất và theo đúng quy trình đã đưa ra, luôn đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất hàng ngày.

+ Điều tra các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, sản phẩm lồi, phân tích nguyên nhân và có hướng khắc phục nhanh chóng. Đặt ra mục tiêu chất lượng cho Bộ phận sản xuất và kịp thời tiến hành đánh giá, giám sát.

+ Tố chức việc sửa chừa, bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị sản xuất. Đảm bảo nguyên vật liệu, hàng hóa được sắp xếp đúng nơi quy định và không bị hư hỏng.

+ Lập kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị mới phục vụ nhu cầu sản xuất của Công ty và trình cấp trên phê duyệt.

+ Tố chức bàn giao kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị mới cho nhân viên kỹ thuật, công nhân nhà máy.

+ Quản lý nhân viên trong việc chấm công, đề xuất lương, đánh giá năng lực nhân viên, đào tạo nhân viên.

+ Xây dựng và duy trì môi trường làm việc vệ sinh, an toàn, phòng chống cháy nổ và thực hiện 5S thường xuyên tại xưởng sản xuất.

+ Tô chức thông kê, báo cáo tình hình triên khai kê hoạch sản xuât của Công ty. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lành đạo cấp cao phân công.

* Bộ phận QC:

+ Nhận kế hoạch giao hàng từ Bộ phận kinh doanh và triền khai các hoạt động kiềm hàng tại xưởng của Công ty theo kịp tiến độ cho khách hàng.

+ Phối họp với các bộ phận liên quan xây dựng, bố sung và sừa đổi các quy trình kiếm tra và quản lý chất lượng sản phấm, các hướng dẫn công việc, ...

+ Phổ biến, hướng dẫn nội dung các quy trình để nhân viên cấp dưới, công nhân biết đề thực hiện.

+ Kiểm tra, giám sát quá trình kiểm tra chất lượng, quá trình làm việc của người

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng tại công ty trách nhiệm hữu hạn MKTP (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)