Định hướng chiến lược của toàn hệ thống Ngân hàng GPBank

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu – chi nhánh thăng long (Trang 86)

Định hướng chiến lược của ngân hàng GPBank là phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiệu quả, tin cậy. Với chiến lược kinh doanh của hệ thống ngân hàng GPBank là hướng tới:

- Lành mạnh hóa tài chính, đẩy mạnh tàng trưởng bền vững, đầu tư kinh doanh an toàn và hiệu quả;

- Xây dựng và phát triển hệ thống quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế; - Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin;

- Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp. Với giá trị cốt lõi mà ngân hàng GPBank mang lại là:

- Hướng đến khách hàng;

- Trung thực, chính trực, đạo đức nghề nghiệp; - Đoàn kết và tôn trọng;

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, minh bạch, hiện đại; - Bảo vệ và phát triển thương hiệu;

- Phát triển bền vững đi đôi với trách nhiệm cộng đồng, xà hội.

GPBank luôn định hướng chiến lược là kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững; Trung thành, tận tụy, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương; Sự thành công của khách hàng là sự thành công của GPBank.

Trước định hướng chiến lược đặt ra của GPBank, trong thời gian tới GPBank sẽ tiếp tục phát triến mạng lưới nhằm đưa các dịch vụ tài chính - ngân hàng chất lượng cao đến gần hơn với khách hàng. GPBank cung cấp đầy đũ các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng tầm cờ quốc tế như: tiết kiệm - tiền gửi, tín dụng bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ tài chính - du học, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ Intemetbanking, Mobilebanking... và nhiều dịch vụ ngân hàng

khác dựa trên nên tảng công nghệ tiên tiên nhăm tôi đa hóa lợi ích của khách hàng.

Định hướng chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030 của GPBank đó là tăng quy mô thị phần, khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến.

Các chỉ tiêu kế hoạch của GPBank năm 2021:

- vốn huy động tiền gửi của khách hàng: tăng từ 6% đến 10%, có điều chỉnh phù hợp với tăng trưởng dư nợ.

- Dư nợ cho vay nền kinh tế: tăng từ 7% đến 10%.

4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

GPBank Thăng Long

Đe đáp ứng những thay đổi của môi trường kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh giữa các NHTM đang diễn ra quyết liệt và trước đại dịch Covid-19. Trước mắt và những năm tới, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất cho các NHTM. Ban lãnh đạo GPBank Thăng Long đã đề ra mục tiêu định hướng phát triển cho vay đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030:

- Bám sát định hướng hoạt động kinh doanh chung của ngành, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu của thị trường. Trong những năm tới, cho vay vẫn là hoạt động chú yếu, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Phát triển cho vay DNNVV sẽ tạo đà và mở đường cho phát triển các dịch vụ ngân hàng trong tương lai.

- Tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động cho vay DNNVV trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, với tất cả các thành phần kinh tế.

- Đa dạng hoá đối tượng khách hàng cho vay, loại hình cho vay, sản phẩm cho vay, đảm bảo giữ vững và phát triển thị phần, thị trường tăng cường khả năng cạnh tranh.

- Mở rộng, tăng trưởng dư nợ trên cơ sở kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần thực hiện định hướng phát triến kinh tế xã hội của địa phương.

- Mục tiêu cụ thể phát triển cho vay DNNVV đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng dư nợ từ 7%-10%, trong đó tốc độ tăng trường dư nợ ngắn hạn từ 10%-12%,

dư nợ trung dài hạn từ 9%-l 1%. Sô lượng khách hàng tăng trưởng hàng năm từ 8%- 10%. Chất lượng tín dụng đảm bảo, tỷ lệ quá hạn < 3,5%, tỷ lệ nợ xấu < 2%.

4.2. Giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Thăng Long

Căn cứ vào lý luận trình bày ở chương 1 về cho vay; nhân tố ảnh hường tới phát triển cho vay DNNVV thuộc về phía ngân hàng; kết quả đánh giá thực trạng phát triển cho vay và cảm nhận của khách hàng vay về hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV tại GPBank Thăng Long.

4.2. Ị. Mở rộng và áp dụng chính sách cho vay đối vói DNNVV một cách phù

họp, linh hoạt

Thứ nhất, xây dựng chính sách lãi suất cho vay, phí giao dịch phù họp với từng nhóm khách hàng riêng biệt. Đối tượng khách hàng vay vốn DNNVV của ngân hàng rất đa dạng có nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Do đó nhu cầu về vốn và chi phí vốn là khác nhau giữa các nhóm khách hàng. Việc lựa chọn vay vốn của ngân hàng được quyết định nhiều bời lãi suất cho vay, phí giao dịch trong cho vay. Bởi lãi suất cho vay, phí trả trước, lãi phạt mà cao sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu vào cùa các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp, tới việc chi trả của người dân. Theo kết quả thống kê khảo sát đối với các khách hàng đang vay vốn ờ ngân hàng, đa số đều cho rằng lãi suất cho vay của ngân hàng chưa cạnh tranh, lãi

suất ngân hàng thật sự linh hoạt, ưu đài với khách hàng. Vì vậy, khi ngân hàng muốn phát triển cho vay trong nhiều lĩnh vực kinh doanh của DNNVV thì nên tìm hiểu kỷ đặc trưng của mỗi nhóm khách hàng để có những nhận định, đánh giá chính xác nhằm xây dựng một biểu lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng ngành kinh tế.

Thứ hai, GPBank Thăng Long cần phải thực hiện việc phân loại khách hàng DNNVV thành các nhóm như khách hàng gắn bó lâu năm, khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, khách hàng lớn...tuỳ vào từng tiêu chuẩn của khách hàng mà ngân hàng đưa ra mức lãi suất linh hoạt, họp lý theo đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ nhất định. Những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với ngân hàng, có uy tín, kinh

doanh hiệu quả cao, là những khách hàng truyên thông, trung thành thì ngân hàng có thể cho vay với lãi suất ưu đãi hơn, hoặc thời hạn trả nợ tính theo thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp,.... Những ưu tiên này sẽ thúc đẩy các mối quan hệ tín dụng tiếp tục được mở rộng.

Thứ ba, về chính sách khách hàng: GPBank Thăng Long cần duy tri mối quan hệ mật thiết với các khách hàng thân thiết DNNVV hoạt động tốt và có uy tín, xem xét nâng hạn mức giao dịch tương ứng với nhu cầu thực tế. Đối với những khách hàng truyền thống được đánh giá cao về mức độ tín nhiệm, có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả và hoạt động trong những ngành có mức độ rủi ro thấp, có thể xem xét gia tăng tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản đảm bâo. Chính sách lãi suất cũng cần có sự linh hoạt dựa trên những lợi ích tổng thể mà doanh nghiệp mang lại cho ngân hàng và lịch sử quan hệ của khách hàng với ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng cần chú trọng xem xét giải quyết việc cấp tín dụng không có đảm bảo đối với khách hàng vì vấn đề tài sản đảm bảo được xem là trở ngại lớn nhất hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các khách hàng. Việc mở rộng cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo được xác định trên cơ sở đánh giá toàn diện khách hàng và có thể kèm theo một số điều kiện khác như doanh nghiệp cam kết chuyển toàn bộ các khoản thanh toán về tài khoản mở tại ngân hàng để kiểm soát nguồn trả nợ, cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu, ...

Việc tố chức hội nghị khách hàng dành cho khách hàng DNNVV cũng góp phần tạo ra sự gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng. Thông qua hội nghị, các ngân hàng sẽ ghi nhận trực tiếp những phản ánh, tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và có những phản hồi tương ứng. Điều này giúp các khách hàng có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận được nguồn vồn tín dụng cùa ngân hàng, đồng thời ngân hàng cũng có cơ hội giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng cũng như thiết kế ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thực tế.

Thứ tư, về chính sách bảo đảm tiền vay: một trong nguyên nhân mà khách hàng DNNVV khó tiếp cận khoản vay của của GPBank Thăng Long là giá trị tài sản đảm bảo thấp, thiếu bảo đảm tiền vay. Đe khách hàng DNNVV có thể tiếp cận được các khoản vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì

ngân hàng cân có chính sách bảo đảm tiên vay với từng nhóm khách hàng. GPBank cần phải chấm điểm xếp loại khách hàng thành các nhóm theo mức độ tín nhiệm, năng lực tài chính, khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng, khách hàng có dự án khả thi, năng lực quản lý tốt từ đó xây dựng các chính sách bảo đảm vay một cách phù hợp đảm bảo tránh rủi ro cho ngân hàng. Chính sách bảo đảm tài sản này sẽ quy định các khoản cho vay cần phải có đảm bảo bằng tài sản (khách hàng chưa đủ tín nhiệm, năng lực tài chính, quản lý còn yếu hoặc khoản vay được đánh giá là có mức độ rủi ro cao). Các khoản cho vay được đảm bảo bằng tài sản một phần hoặc không phải đảm bảo bằng tài sản (Khách hàng truyền thống, tín nhiệm, năng lực quản lý tốt, tài chính lành mạnh, dự án khả thi hiệu quả, khoản vay được đánh giá có mức độ rủi ro thấp). Quy định danh mục và các hình thức đảm bảo được ngân hàng chấp thuận, tỷ lệ phần tràm cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo, đánh giá và quản lý tài sản đảm bảo.

Thứ năm, về chính sách về thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ: thời hạn cho vay liên quan đến rủi ro tín dụng và tính thanh khoản của ngân hàng, vì vậy chính sách này phải được quan tâm. về nguyên tắc ngân hàng sè xem xét khả năng trả nợ của từng khoản vay, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn và nguồn vốn của ngân hàng để quyết định kỳ hạn cho vay. Chính sách về thời hạn cho vay sẽ cho biết ngân hàng có khả năng đáp ứng loại kỳ hạn cho vay nào, đồng thời cũng cho biết kỳ hạn nợ và số lần trả nợ của các khoản vay.

Thứ sáu, về chính sách về xử lý các khoản vay có vấn đề: các khoản cho vay có vấn đề là các khoản nợ như nợ cơ cấu, nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi và các khoản cho vay có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro. Chính sách này sè quy định về cách thức, biện pháp phối hợp xử lý và trách nhiệm giải quyết nợ có vấn đề, chính sách này được xây dựng đối với tòng lĩnh vực, từng địa bàn, từng nhóm khách hàng DNNVV.

4.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay

Đe nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay đối với DNNVV, GPBank Thăng Long cần thực hiện các giải pháp:

Thứ nhất, cải thiện quy trình cho vay đảm bảo rút ngắn thời xừ lý hồ sơ vay. Kết quả khảo sát khách hàng cho thấy các quy trình cho vay của ngân hàng vẫn còn

chậm trễ, không đáp ứng ngay vốn phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng phải thường xuyên cải tiến, đổi mới quy trình cho vay cũng như các thủ tục hồ so theo hướng đơn giản hóa, linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tiễn nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của GPBank, tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc cho vay. Việc cải tiến quy trình cho vay sẽ giúp thu hút ngày càng nhiều các khách hàng tìm đến ngân hàng, mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng mới thực sự mang lại lợi ích cho cả hai bên. Ngoài ra, khi xây dựng được một hệ thống thông tin, khai thác thông tin hiệu quả sẽ giúp cập nhật kịp thời các thay đổi quan trọng, có liên quan đến công tác thẩm định, phân tích tín dụng.

Thứ hai, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ theo kịp đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu công việc. Việc nâng cấp cơ sở vật chất nhằm tạo sự thoải mái, tiện lợi cho khách hàng. Các khách hàng sẽ có cảm nhận đánh giá tốt khi tiếp xúc với một không gian giao dịch rộng rãi, tiện nghi, thông thoáng, đồng thời cho thấy tính chuyên nghiệp, uy tín trong hoạt động của ngân hàng, yếu tố công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết trong lĩnh vực ngân hàng. Công nghệ không chỉ giúp ngân hàng cải tiến quá trình nghiệp vụ, phương thức giao dịch, phát triền các sản phẩm dịch vụ mới, mà còn giúp ngân hàng xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin tốt về khách hàng, cho phép chuyển sự liên hệ đơn giản với khách hàng sang mối quan hệ lâu dài và hiểu khách hàng sâu sắc hơn, từ đó có chiến lược phát triển đối với nhu cầu của mỗi đối tượng khách hàng. Do vậy, ngân hàng cần đầu tư để trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, sử dụng các chương trình phần mềm luôn được cập nhật để đánh giá khách hàng và các dự án đầu tư. Từ đó phân

loại, xếp hạng khách hàng để xác định được mức độ uy tín của khách hàng, mức tài trợ họp lý, ...và từ đó giúp cho thời gian xử lý giao dịch trong vay vốn của khách hàng được nhanh chóng, chính xác. Điều đó sẽ cho ngân hàng có thể mở rộng hoạt động cho vay.

Thứ ba, nâng cao nhận thức và kỹ nàng nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng. GPBank Thăng Long cần phải nâng cao nhận thức cho các cán bộ tín dụng, và toàn thể nhân viên của chi nhánh thấy rằng khách hàng vay vốn cũng như gửi tiền sử

dụng các dịch vụ của ngân hàng là người mang lại thu nhập cho ngân hàng, là người đem lại thu nhập cho chính bản thân họ. Đế làm được điều này thì ngân hàng cần phải xây dựng thành văn hoá trong ngân hàng, các nhân viên cần phải được đào tạo các quy tắc trong giao tiếp với khách hàng như thái độ, cách ăn nói, ăn mặc, giao tiếp với khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy họ hài lòng, họ tin tưởng cán bộ tín dụng họ sẽ sử dụng dịch vụ của ngân hàng, họ muốn có các quan hệ tín dụng với ngân hàng. Ngoài ra, thì ngân hàng cũng cần phải nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nhân viên ngân hàng. Bởi cán bộ tín dụng nắm rõ các nghiệp vụ, các quy trinh thủ tục cho vay, sản phẩm vay thi sẽ thực hiện nhanh chóng, chính xác, có thể trả lời những thắc mắc vướng mắc của khách hàng khi vay vốn và từ đó khách hàng sè tin tưởng, hài lòng và muốn có quan hệ vay vốn với ngân hàng.

4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Quá trình thực hiện phân tích thẩm định đến khi cấp tín dụng ngoài yếu tố nhanh chóng còn phải chuẩn xác. Với mục tiêu này, mồi cán bộ tín dụng nhất thiết cần có khả năng, năng lực làm việc hiệu quả thật sự. Do đó, ngân hàng càng phải chú trọng và thực hiện thưòng xuyên công tác đào tạo và phát triển một đội ngũ nhân lực có tầm quan sát, có trình độ kiến thức, kinh nghiệm, sức bền bỉ và có trách

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng mại TNHH MTV dầu khí toàn cầu – chi nhánh thăng long (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)