Thăng Long
3.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, quy mô cho vay được mở rộng, cơ cấu cho vay hợp lý, doanh số cho vay tăng. Trong thời gian vừa qua GPBank Thăng Long đã nỗ lực trong công tác cho vay, giao chỉ tiêu tới cán bộ tín dụng, thường xuyên chỉ đạo phân công các
cán bộ tín dụng tiếp cận các doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu vay vốn của các DNNVV, thực hiện các phương thức cho vay phù hợp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, với các thủ tục cho vay đơn giản nhưng vẫn đúng yêu cầu quy định của GPBank. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động, đảm bảo khả năng thanh toán tránh rủi ro cho ngân hàng, tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra nữa, GPBank Thăng Long còn chú trọng đến công tác thu nợ, đã thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đảm bảo thu đủ, đúng hạn gốc, lãi.
Thứ hai, chất lượng tín dụng đảm bảo tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn được kiểm soát dưới mức cho phép. GPBank Thăng Long ngoài việc chú trọng tới mở rộng cho
vay gia tăng doanh sô, dư nợ cho vay, sô lượng khách hàng vay thì chi nhánh luôn quan tâm tới chất lượng cho vay. Chi nhánh đẫ tăng cường các biện pháp quản lý nợ, xử lý thu hồi nợ và thực hiện tốt các công tác xét duyệt hồ sơ, thẩm định, kiểm tra kiểm soát khoản vay.
Thứ ba, thu nhập từ cho vay DNNVV của GPBank Thăng Long chiếm tỷ lệ tương đối lớn hơn 40% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này có được là chi nhánh luôn định hướng và nhìn nhận khách hàng DNNVV luôn là khách hàng mục tiểu lớn mà chi nhánh hướng tới.
Thử tư, xây dựng được lòng tin và tạo sự tin tưởng gắn kết của khách hàng với ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng, GPBank Thăng Long luôn quan tâm tới việc taọ dựng niềm tin với khách hàng, tạo quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua việc sử dụng nhất quán các chính sách đối với khách hàng như lãi suất, điều chỉnh kỳ hạn, chi phí phạt trả trước, qưá hạn. Theo đánh giá cùa người khảo sát đều cho rằng ngân hàng luôn luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng, luôn thực hiện theo các cam kết vay, thực hiện đúng quy trinh vay, lãi suất được điều chỉnh theo cam kết.
Thử năm, cán bộ tín dụng có kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình và luôn sằn sàng phục vụ khách hàng. Cán bộ tín dụng của ngân hàng luôn nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng, nhận thức được rằng hoạt động cho vay là chủ yếu của ngân hàng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chú yếu của ngân hàng nên cán bộ tín dụng luôn coi trọng khách hàng, tìm kiếm khách hàng và thực hiện cho vay, thu nợ. Theo đánh giá khảo sát, người đánh giá đều đa số cho rằng đồng ý rằng cán bộ tín dụng ngân hàng nhiệt tình hướng dẫn khách hàng khi gặp khó khăn vay vốn, luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng, có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, xử lý các giao dịch nhanh chính xác.
3.3.2. Hạn chế
Trong thời gian qua GPBank Thăng Long đã nỗ lực trong việc phát triển cho vay mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn còn một số hạn chế:
Thứ nhất, quy mô khách hàng nhỏ, tốc độ khách hàng vay chậm, khách hàng
chủ yêu là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân với ngành kinh doanh thương mại dịch vụ. Mặc dù ngân hàng đã phối kết hợp nhiều biện pháp trong việc gia tăng khách hàng vay nhưng số lượng khách hàng DNNVV có sự tăng trưởng chậm.
Thứ hai, quy mô cho vay nhở, tốc độ tăng trưởng quy mô cho vay chậm có xu hướng giảm ở năm 2020. Mặc dù trong thời gian vừa qua GPBank Thăng Long đã nỗ lực trong công tác cho vay, thực hiện các biện pháp để gia tăng quy mô cho vay nhưng do ảnh hưởng của đại dịch covid nên quy mô cho vay DNNVV có xu hướng giảm. Cơ cấu cho vay của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn trung hạn, và dư nợ khách hàng là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, kinh doanh ngành nghề thương mại dịch vụ. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng giảm cả quy mô lẫn tỷ trọng trong dư nợ cho vay.
Thứ ba, thực hiện chính sách cho vay, chính sách khách hàng chưa hiệu quả, thiếu sự linh hoạt. Các chính sách cho vay của ngân hàng vẫn thiếu tính chủ động, chưa đem lại hiệu quả, lãi suất chưa linh hoạt, thiếu tính cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn.
Thứ tư, sản phẩm cho vay đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, chưa đưa ra được các sản phẩm mới, chưa đa dạng về hình thức cấp tín dụng, quy trình cho vay còn thiếu sự linh hoạt, các dịch vụ trợ giúp tín dụng chưa phát triển.
Thứ năm, chất lượng cho vay còn tiềm ẩn nhiểu rủi ro, tỷ lệ nợ xấu, quá hạn mặc dù kiểm soát dưới mức tiêu chuẩn nhưng tỷ lệ còn cao. Trong thời gian vừa qua GPBank Thăng Long đã thực hiện tốt các biện pháp trong công tác quản trị rủi ro, phân nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm soát trước trong cho vay và đôn đốc thu hồi nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề nên tỷ lệ nợ xấu, quá hạn 2019 có xu hướng giảm tuy nhiên không nhiều, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu năm 2020 có xu hướng tăng.
777/7’ sáu, thu nhập từ cho vay DNNVV của GPBank Thăng Long có tỷ lệ tăng trưởng không cao năm 2019, và đến năm 2020 có sự sụt giảm so với năm 2019. Mặc dù, chi nhánh đã nồ lực trong việc gia tăng số lượng khách hàng, doanh số cho vay nhưng do ảnh hường của đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của chi nhánh, tới thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV của chi nhánh.
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chê
Thứ nhất, quy chế chính sách của ngân hàng GPBank áp dụng chung cho các các đối tượng khách hàng, không phân khúc khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp hay khách hàng ở thị trường lớn, thị trường nhỏ nên khi thực hiện gặp khó khăn trong cho vay.
Thứ hai, môi trường kinh tế biến động, cạnh tranh giữa các tố chức tín dụng ngày càng gay gắt khiến cho việc phát triển cho vay của chi nhánh gặp khó khăn. Bên cạnh đó môi trường pháp lý trong hoạt động cho vay thiếu đồng bộ và thường xuyên thay đồi cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.
Thứ ba, bản thân khách hàng vay là các DNNVV còn khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vốn vay. Các DNNVV có quy mô nhở, vốn hạn hẹp nên nguồn vốn tự có thấp, thiếu tài sản đảm bảo, khó khăn trong việc chứng minh tài chính, phương án sản xuất kinh doanh gây khó khăn cho việc thẩm định vay vốn, tiếp cận vốn của DNNVV.
Thứ tư, do yếu tố môi trường khách quan bên ngoài như dịch bệnh Covid-19 tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó gây khó khăn cho việc phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh.
Thứ năm, chính sách tín dụng, hoạt động marketing, tiếp thị, chăm sóc khách hàng của chi nhánh chưa rõ ràng, thực hiện không thường xuyên, hiệu quả thấp.
Thứ sáu, năng lực của cán bộ tín dụng còn có những hạn chế nhất là kỹ năng thẩm định hồ sơ, xử lý hồ sơ vay và cán bộ chưa thích ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường.
Thứ bảy, quá trình thẩm định hồ sơ quyết định vay còn chậm trễ nó là rào cản đối với khách hàng tiếp cận khoản vay. Đây là yếu tố mang tính cạnh tranh tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, thu hút khách hàng vay vốn ngân hàng.
TIÉU KÉT CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả đà trình bày quá trinh hình thành và phát triên của GPBank Thăng Long, mô hình tồ chức, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trên cơ sờ số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2018-2020, tác giả phân tích về mặt quy mô, cơ cấu cho vay DNNVV, chất lượng tín dụng, thu nhập của chi nhánh đối với cho vay khách hàng là DNNVV. Để có cái nhìn tổng quát về hoạt động cho vay của ngân hàng, tác giá tiến hành khảo sát thu thập và thống kê khảo sát về đánh giá sự hài lòng của khách hàng về hoạt động cho vay của ngân hàng từ 126 khách hàng là DNNVV. Từ kết quả phân tích thực trạng phát triển cho vay và sự hài lòng của khách hàng về cho vay của GPBank Thăng Long tác giả chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và là cơ sở đưa ra các gợi ý giải pháp nhằm phát triển cho vay đối với chi nhánh GPBank Thăng Long.
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIÉN CHO VAY DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CÀU - CHI NHÁNH THĂNG LONG
4.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vùa của Ngân hàng thưong mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Thăng Long
4.1.1. Định hướng chiến lược của toàn hệ thống Ngân hàng GPBank
Định hướng chiến lược của ngân hàng GPBank là phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiệu quả, tin cậy. Với chiến lược kinh doanh của hệ thống ngân hàng GPBank là hướng tới:
- Lành mạnh hóa tài chính, đẩy mạnh tàng trưởng bền vững, đầu tư kinh doanh an toàn và hiệu quả;
- Xây dựng và phát triển hệ thống quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế; - Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin;
- Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp. Với giá trị cốt lõi mà ngân hàng GPBank mang lại là:
- Hướng đến khách hàng;
- Trung thực, chính trực, đạo đức nghề nghiệp; - Đoàn kết và tôn trọng;
- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, minh bạch, hiện đại; - Bảo vệ và phát triển thương hiệu;
- Phát triển bền vững đi đôi với trách nhiệm cộng đồng, xà hội.
GPBank luôn định hướng chiến lược là kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững; Trung thành, tận tụy, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương; Sự thành công của khách hàng là sự thành công của GPBank.
Trước định hướng chiến lược đặt ra của GPBank, trong thời gian tới GPBank sẽ tiếp tục phát triến mạng lưới nhằm đưa các dịch vụ tài chính - ngân hàng chất lượng cao đến gần hơn với khách hàng. GPBank cung cấp đầy đũ các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng tầm cờ quốc tế như: tiết kiệm - tiền gửi, tín dụng bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ tài chính - du học, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ Intemetbanking, Mobilebanking... và nhiều dịch vụ ngân hàng
khác dựa trên nên tảng công nghệ tiên tiên nhăm tôi đa hóa lợi ích của khách hàng.
Định hướng chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030 của GPBank đó là tăng quy mô thị phần, khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến.
Các chỉ tiêu kế hoạch của GPBank năm 2021:
- vốn huy động tiền gửi của khách hàng: tăng từ 6% đến 10%, có điều chỉnh phù hợp với tăng trưởng dư nợ.
- Dư nợ cho vay nền kinh tế: tăng từ 7% đến 10%.
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
GPBank Thăng Long
Đe đáp ứng những thay đổi của môi trường kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh giữa các NHTM đang diễn ra quyết liệt và trước đại dịch Covid-19. Trước mắt và những năm tới, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất cho các NHTM. Ban lãnh đạo GPBank Thăng Long đã đề ra mục tiêu định hướng phát triển cho vay đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030:
- Bám sát định hướng hoạt động kinh doanh chung của ngành, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu của thị trường. Trong những năm tới, cho vay vẫn là hoạt động chú yếu, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Phát triển cho vay DNNVV sẽ tạo đà và mở đường cho phát triển các dịch vụ ngân hàng trong tương lai.
- Tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động cho vay DNNVV trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, với tất cả các thành phần kinh tế.
- Đa dạng hoá đối tượng khách hàng cho vay, loại hình cho vay, sản phẩm cho vay, đảm bảo giữ vững và phát triển thị phần, thị trường tăng cường khả năng cạnh tranh.
- Mở rộng, tăng trưởng dư nợ trên cơ sở kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần thực hiện định hướng phát triến kinh tế xã hội của địa phương.
- Mục tiêu cụ thể phát triển cho vay DNNVV đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng dư nợ từ 7%-10%, trong đó tốc độ tăng trường dư nợ ngắn hạn từ 10%-12%,
dư nợ trung dài hạn từ 9%-l 1%. Sô lượng khách hàng tăng trưởng hàng năm từ 8%- 10%. Chất lượng tín dụng đảm bảo, tỷ lệ quá hạn < 3,5%, tỷ lệ nợ xấu < 2%.
4.2. Giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Thăng Long
Căn cứ vào lý luận trình bày ở chương 1 về cho vay; nhân tố ảnh hường tới phát triển cho vay DNNVV thuộc về phía ngân hàng; kết quả đánh giá thực trạng phát triển cho vay và cảm nhận của khách hàng vay về hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV tại GPBank Thăng Long.
4.2. Ị. Mở rộng và áp dụng chính sách cho vay đối vói DNNVV một cách phù
họp, linh hoạt
Thứ nhất, xây dựng chính sách lãi suất cho vay, phí giao dịch phù họp với từng nhóm khách hàng riêng biệt. Đối tượng khách hàng vay vốn DNNVV của ngân hàng rất đa dạng có nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Do đó nhu cầu về vốn và chi phí vốn là khác nhau giữa các nhóm khách hàng. Việc lựa chọn vay vốn của ngân hàng được quyết định nhiều bời lãi suất cho vay, phí giao dịch trong cho vay. Bởi lãi suất cho vay, phí trả trước, lãi phạt mà cao sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu vào cùa các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp, tới việc chi trả của người dân. Theo kết quả thống kê khảo sát đối với các khách hàng đang vay vốn ờ ngân hàng, đa số đều cho rằng lãi suất cho vay của ngân hàng chưa cạnh tranh, lãi
suất ngân hàng thật sự linh hoạt, ưu đài với khách hàng. Vì vậy, khi ngân hàng muốn phát triển cho vay trong nhiều lĩnh vực kinh doanh của DNNVV thì nên tìm hiểu kỷ đặc trưng của mỗi nhóm khách hàng để có những nhận định, đánh giá chính xác nhằm xây dựng một biểu lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng ngành kinh tế.
Thứ hai, GPBank Thăng Long cần phải thực hiện việc phân loại khách hàng DNNVV thành các nhóm như khách hàng gắn bó lâu năm, khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, khách hàng lớn...tuỳ vào từng tiêu chuẩn của khách hàng mà ngân hàng đưa ra mức lãi suất linh hoạt, họp lý theo đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ nhất định. Những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với ngân hàng, có uy tín, kinh