Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 71 - 79)

Tình hình công nợ là một trong những tiêu chí đánh giá tình hình tài chính của công ty mà các nhà quản trị quan tâm. Công nợ ít, các khoản nợ thanh toán đúng hạn không dây dưa là tín hiệu tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại, công nợ tồn đọng nhiều, dây dưa chứng tỏ tình trạng chiếm dụng vốn đang diễn ra, uy tín doanh nghiệp giảm sút, hiệu quả kinh doanh kém.

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán có mối quan hệ biện chứng nên việc xem xét đồng thời hai nhóm chỉ tiêu sẽ đánh giá chính xác tình hình tài chính đơn vị.

Đe phân tích tình hình công nợ của công ty cần phân tích tình hình công nợ phải thu và tình hình công nợ phải trả.

+ Phân tích công nợ phải thu:

Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội có các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải thu dài hạn, nhưng khoản phải thu dài hạn chi chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên chỉ tập trung phân tích công nợ phải thu ngắn hạn. Thuộc các khoản nợ ngắn hạn của Công ty cố phần Sông Đà Hà Nội có: phải thu khách hàng, phải thu tiền ứng trước cho người bán, phải thu cho vay, phải thu nội bộ, phải thu khác...

Tinh hình công nợ phải thu của SHA thể hiện qua bảng:

Bảng 3.4. Tình hình công nợ phải thu của Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội (2017-2020)

Đ VT: tỳ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018/2017 2019/2018 2020/2019

ST TT ST TT ST TT ST TT ST TL ST TL ST TL

1. Phải thu khách hàng 42 32% 30 18% 48 27% 67 32% -12 -29% 18 60% 19 39%

2. Trà trước cho người bán 21 16% 29 17% 57 32% 100 48% 8 38% 28 97% 43 76%

3. Phải thu về cho vay NH 63 47% 93 55% 53 30% 23 11% 30 48% -40 -43% (30) -56%

4. Phải thu ngắn hạn khác 7 5% 18 11% 18 10% 19 9% 11 157% 0 0% 1 7%

Tổng cộng 133 100% 170 100% 176 100% 210 100% 37 28% 6 4% 34 19%

(Nguôn: Túc giả tông hợp và tính toán từ Bủo cáo tài chỉnh Công ty SHA năm 2017, 2018, 2019, 2020)

Công ty CP Sông Đà Hà Nội phân loại các khoản phải thu là phái thu khác hàng và phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Phải thu khách hàng phát sinh trong quá trình giao dịch, mua bán giữa Công ty với người mua bên ngoài độc lập với Công ty, là khoản phải thu mang tính chất thương mại.

+ Phải thu khác phát sinh không liên quan đến giao dịch, mua bán, là các khoản phải thu không mang tính thương mại.

Trong cơ cấu các khoản phải thu khoản phải thu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là khoản cho Công ty CP tư vấn Xây dựng và Thương mại Nam Ninh vay vốn mua vật tư thực hiện cho các công trình xây lắp với lãi suất cố định 6,5%/năm. Trong năm 2019, giá trị khoản vay giảm do khối lượng công trình hoàn thành được quyết toán. Đây là khoản vay có TSĐB nên rủi ro thấp, tình hình tài chính của đối tác tốt, đen năm 2020 khoản vay được tất toán.

Trả trước cho người bán trong tống công nợ phải thu có tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng mạnh. Năm 2018, SHA trả trước cho người bán

29 tỷ đồng nhưng sang năm 2019 đã tăng mạnh lên 57 tỷ đồng tương ứng mức tăng 97%. Năm 2020, khoản trả trước cho người bán của công ty tăng mạnh lên 100 tỷ đồng, tỷ trọng 48% tổng khoản phải thu. Đây là khoản tiền công ty ứng trước cho nhà cung cấp, đội thi công, ứng trước đề thực hiện các hợp đồng tư vấn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Việc ứng trước này dẫn tới nhưng nguy cơ không thu được tiền khi nhà cung cấp không thực hiện hợp đồng, công trình không quyết toán được do sai phạm...

Khoản phải thu khách hàng có xu hướng biến động tăng giảm. Năm 2018, phải thu khách hàng giảm so với năm 2017 là 12 tỷ tương ứng giảm 29%. Tuy nhiên, sang năm 2019 con số này tăng mạnh lên đến 48 tỷ đồng, mức tăng 60% với tỷ trọng là 27% tổng các khoản phải thu. Tiếp tục đà tăng

năm 2020 khoản phải thu khách hàng tăng lên 67 tỷ đông, tương ứng mức tăng 39%, tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm 32% trong tổng các khoản phải thu của công ty. Điều này cho thấy chính sách quản lý công nợ phải thu của công ty đang được nới lỏng, tỷ lệ vốn bị chiếm dụng trong công ty đang tăng lên. Nguyên nhân chính là do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn, cạnh tranh gay gắt nên công ty đưa ra chính sách dùng công cụ nợ để đẩy mạnh kinh doanh, thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đây là chính sách khá mạo hiểm và có nhiều rủi ro do tình trạng chiếm dụng vốn tăng lên.

+ Phân tích công nợ phải trả:

Nợ phải trả là các khoản nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, là số tiền doanh nghiệp phải trả trong tương lai liên quan đến các giao dịch đã phát sinh về hàng hóa, dịch vụ nhận được. Các khoản phải trả của công ty gồm: phải trả người bán, phải trả người lao động, phải trả tiền vay, phải trả khác... Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả cho người bán, chi phí phải trả và phải trả khác tại Công ty được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Phải trả người bán là các khoản phải trả người bán (là đơn vị độc lập với Công ty) phát sinh trong quá trình giao dịch mua hàng hóa dịch vụ mang tính chất thương mại.

+ Chi phí phải trả là việc đã nhận được hàng hóa, dịch vụ từ người bán nhưng chưa chi trả do chưa nhận được hóa đơn hoặc hồ sơ, tài liệu kế toán chưa đủ.

+ Phải trả khác là các khoản phát sinh không liên quan đến giao dịch mua, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không mang tính chất thương mại.

Tình hình công nợ phải trả của SHA thể hiện qua bảng:

Bảng 3.5. Tình hình công nợ phải trả của công ty SHA (2017-2020)

Đ VT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018/2017 2019/2018 2020/2019 ST TT ST TT ST TT ST ST TT ST TT ST TT

1. Phải trả người bán NH 42 25% 37 16% 58 22% 43 16% -5 -12% 21 57% (15) -25% 2. Người mua trả tiền trước

ngăn hạn 23 14% 48 21% 88 33% 74 26% 25 109% 40 83% (14) -16% 3. Thuế và các khoản

PNNN 1 1% 6 3% 20 8% 25 9% 5 500% 14 233% 5 27%

4. Phải trả người lao động 1 1% 1 0% 2 1% 2 1% 0 0% 1 100% 0 20% 5. Chi phí phải trá ngắn

han• 16 10% 35 15% 26 10% 15 5% 19 119% -9 -26% (11) -41% 6. Phải trả ngắn hạn khác 1 1% 3 1% 1 0% 3 1% 2 200% -2 -67% 2 242% 7. Vay và nợ thuê tài chính

ngắn hạn 81 49% 103 44% 71 27% 118 42% 22 27% -32 -31% 47 66%

Tổng cộng 165 100% 233 100% 266 100% 280 100% 68 41% 33 14% 16 6%

(Nguồn: Tác giá tổng hợp và tính toán tù' Báo cáo tài chính Công ty SHA năm 2017, 20Ỉ8, 2019, 2020)

Tông nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017- 2020 với mức tăng mạnh. Năm 2020, công nợ phải trả là 282 tỷ đồng tăng 6%

so với năm 2019.

Trong tổng nợ phải trả chủ yếu là khoản vay và nợ thuê tài chính, chiếm từ 27% đến 49% và có xu hướng biến động tăng giảm. Năm 2019 vay và nợ thuê tài chính chiếm 27% tổng nợ phải trả, giảm 31% so với năm 2018. Nhưng sang năm 2020 con số này tăng lên 118 tỷ đồng với tỷ trọng 42%, tăng

mạnh so với năm 2019 với mức tăng là 66%.

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, các khoản phải trả người bán biến động tăng giảm và có tỷ trọng từ 16% đến 25% chứng tở công ty đã không kiểm soát tốt khoản nợ này. Nợ phải trả của công ty bao gồm phải trả khách hàng và phải trả tổ chức tín dụng rất cao, Công ty cần có các biện pháp đế thanh toán kịp thời các khoản nợ này, giảm bớt vốn chiếm dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Việc mở rộng kinh doanh, đầu tư mở rộng sang lĩnh vực khai thác cát nên công ty đang tăng cường sử dụng nguồn vốn vay và nợ. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng nới lỏng của các nhà cung cấp đã tạo điều kiện cho SHA được chiếm dụng một phần vốn để phục vụ SXKD.

Khả năng thanh toán

Đánh giá khả năng thanh toán của SHA cung cấp những thông tin về tình hình tài chính của công ty hiện nay là tốt hay xấu. Đơn vị có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh, chứng tỏ hiệu quả SXKD tốt, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán. Ngược lại, doanh nghiệp hoạt động SXKD kém hiệu quả sẽ rơi vào tình trạng tài chính xấu, không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, uy tín của doanh nghiệp giảm sút.

Các chỉ tiêu phân tích đánh giá khả năng thanh toán thể hiện qua bảng:

Bảng 3.6. Đánh giá khả năng thanh toán của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội (2017-2020) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018/2017 2019/2018 2020/2019 ST TL ST TL ST TL 1. N ợ phải trả Trđ 165 233 268 281 68 41% 35 15% 13 5% 2. Nợ ngắn hạn Trđ 165 233 266 280 68 41% 33 14% 14 6% 3. Tài sản ngắn hạn Trđ 187 246 280 282 59 32% 34 14% 2 1% 4. Hàng tồn kho Trđ 36 49 57 39 13 36% 8 16% (18) -32% 5. Tổng tài sản Trđ 209 280 316 332 71 34% 36 13% 16 5% 6. Hệ số khả năng thanh toán

tổng quát (1.11) Lần 1,27 1,20 1,18 1,18 (0,06) -5% (0,02) -2% (0) 0% 7. Hệ số khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn (1.12) Lần 1,13 1,06 1,05 1,00 (0,08) -7% (0,00) 0% (0) -5% 8. Hệ sổ khá năng thanh toán

tức thời (1.13) Lần 0,92 0,85 0,84 0,87 (0,07) -8% (0,01) -1% 0 3% 9. Đòn bây tài chính (1.14) Lần 3,75 4,95 5,58 5,64 1,2 32% 0,63 12,7% 0,06 1%

(Nguồn: Tác giả tong hợp và tỉnh toán từ Báo cáo tài chỉnh Công ty SHA năm 2017, 2018, 2019, 2020)

Hệ sô khả năng thanh toán tông quát của công ty giai đoạn 2017-2020 đều lớn hơn 1. Như vậy về cơ bản với tổng giá trị tài sản hiện có doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều cao hơn 1, cho thấy Công ty không gặp khó khăn với việc thực hiện các nghĩa vụ nợ của mình. Tuy nhiên, chỉ số Thanh toán ngắn hạn quá cao cũng không phải là tín hiệu tốt vì nó cho thấy tín hiệu tài sản của Công ty bị cột vào tài sản lưu động quá nhiều và như vậy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

Khả năng thanh toán nhanh các năm qua của Công ty đều nhỏ hơn 1, cho thấy Công ty không đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn từ các tài sán lưu động có tính thanh khoán cao của Công ty. Hiện tượng này xày ra đối với Công ty vì trong tài sản lưu động chỉ tiêu HTK chiếm một tỷ trọng cao, còn các khoản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, dẫn đến hệ số thanh toán nhanh của Công ty không cao.

So sánh khả năng thanh toán năm 2020 của Công ty CP Sông Đà Hà Nội với các công ty cùng ngành qua biều đồ:

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Biêu đô 3.1. So sánh khả năng thanh toán Công ty SHA vói các công ty khác cùng ngành

(Nguồn: htt]2s^/www.stockbiz, vn)

Qua biểu 3.1 cho thấy so với các công ty trong cùng ngành các chỉ số khả năng thanh toán của SHA ở mức thấp, thấp hơn Công ty CP Đạt Phương, Công ty CP Lilama 10. Chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của SHA thấp nhất chỉ đạt 1 lần trong khi đó Đạt Phương 1,07 lần Lilama 10 đạt 1,45 lần. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của SHA và Đạt Phương đều nhó hơn

1 còn chỉ số thanh toán nhanh của Lilama 10 đạt 1,12 lần.

So với trung bình ngành chỉ số khả năng thanh toán nhanh của SHA thấp hơn chỉ đạt 0,87 lần trong khi đó chỉ số khả năng thanh toán nhanh của ngành là 1,52 lần. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn của SHA đạt 1 trong khi đó trung bình ngành ở mức 1,97 lần.

Như vậy, trong thời gian tới công ty cần đưa ra nhiều giải pháp để tăng khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 71 - 79)