Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 96 - 101)

4.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, vai trò của đội ngũ nhân sự có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động của công ty. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Sông Đà Hà Nội là đầu tư xây dựng, khai thác khoáng sản và bất động sản, thực hiện các dự án công trình, một lĩnh vực đòi hỏi nhiều nguồn lao động, từ công nhân, kỳ sư, nhân viên dự án, nhân viên kinh doanh... Vì vậy để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực của Công ty đáp ứng yêu cầu đặt ra cần tập trung thực hiện một sổ giải pháp sau:

+ Trước hết công ty cần phân tích hiện trạng nguồn nhân lực để xác định được điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi cùa mình. Việc phân tích đúng thực trạng nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự sắp xếp, bố trí phù hợp với công việc, đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẵn có để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.

+ Chú trọng công tác tuyên dụng lao động, tuyên dụng phải đảm bảo nguồn lao động đủ đức, đủ tài, có trí tuệ, thế lực, có tiềm năng, đặc biệt có cơ chế đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao để làm nòng cốt cho việc phát triển của công ty. Những công việc chủ yếu cần quan tâm thực hiện như: xác định bộ phận cần tuyển dụng, chính sách tuyển dụng, thực hiện tuyển dụng khách quan qua thi tuyển; thu hút nhân viên giỏi trình độ ngoại ngữ để phục vụ công tác bán hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là điềm then chốt nâng cao sức cạnh tranh của công ty so với các công ty trong và ngoài nước.

+ Xây dựng, hoàn thiện các chế độ chính sách, cơ chế lương thưởng hợp lý tại Công ty, nhằm đảm bảo công bằng, khuyến khích lao động giỏi có tay nghề tốt, giữ chân người lao động đang làm việc tại công ty, đồng thời thu hút được nhân lực có tài bên ngoài vào làm việc.

+ Sắp xếp ổn định nhân sự, bố trí lại nguồn nhân lực đảm bảo phù hợp với trình độ năng lực cùa từng người. Thường xuyên tổ chức đào tạo hoặc tái đào tạo tay nghề của người lao động nhằm nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên, khuyến khích người lao động trau dồi kiến thức, trình độ ngoại ngữ; tiến hành tổ chức đánh giá năng lực của từng lao động theo định kỳ nhằm xem xét khả năng, bố trí vị trí phù hợp.

+ Đào tạo nguồn nhân lực hiện có, chuẩn hóa cán bộ Sông Đà Hà Nội. Căn cứ nhu cầu thực tế và đặc thù riêng của ngành, cần xác định nhu cầu đào tạo. Có thể nói đối với công ty hiện nay phải thực hiện hai chiến lược đào tạo song song, một mặt trong ngắn hạn đồng thời đào tạo phục vụ nhu cầu trong dài hạn. Xây dựng được một chiến lược đào tạo dài hạn theo các tiêu chuẩn J • <^7 • • • • • chức danh cụ thể để tạo nguồn nhân lực lựa chọn bố trí vào các vị trí của Hội • • 4^2 • • • • ♦ đồng quản trị, Ban Giám đốc... Đội ngũ cán bộ hiện nay cần được đánh giá chất lượng và có chương trình đào tạo thích hợp cho từng cán bộ, chẳng hạn

chương trình đào tạo nâng cao, bô sung các nghiệp vụ mới, đào tạo kỳ năng mềm, hoàn thiện chương trình sau đại học đối với cán bộ trẻ có năng lực...

+ Cần có chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với đội ngũ làm công tác quãn lý và cán bộ chuyên môn, gắn lợi ích của cán bộ với hiệu quả hoạt động của công ty, khuyến khích, động viên kịp thời những cán bộ quản lý, chuyên môn giỏi làm việc có hiệu quả. Đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp gây ảnh hưởng đến lợi ích, uy tín của công ty. Thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng hợp lý khuyến khích tạo điều kiện cho nhân viên gắn bó lâu dài với công ty. Đối với nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cần có cơ chế đề bạt, thăng tiến, từ đó tạo hứng khởi và động lực cho tất cả nhân viên trong công ty cùng phấn đấu, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong mọi vị trí công tác để phát huy tối đa năng lực của từng thành viên .

4.2.1.2. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính có một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như là công cụ hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định quản lý, hỗ trợ các nhà đầu tư ra các quyết định đầu tư. Để hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, công ty cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

+ Để có thể đưa các nội dung, phương pháp phân tích vào thực tế, cần thực hiện tốt các công tác tổ chức phân tích tài chính ngay từ khi lập kế hoạch, phân công vị trí, thực hiện phân tích, tổng họp, kết luận... Xây dựng và thực hiện tốt quy trình phân tích tài chính, bên cạnh đó nâng cao chất lượng công tác kế toán. Chú ý nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn cho cán bộ phân tích tài chính và bổ sung các quy định về công tác phân tích tài chính.

+ Việc phân tích tài chính phải dựa trên các báo cáo tài chính nên thông tin trong báo cáo tài chính cần chính xác, đầy đủ, trung thực. Đe đảm bảo được những điều này, công ty cần tiến hành kiểm toán nội bộ dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Những thông tin nội bộ cần được lưu trữ cẩn thận và lưu chuyển giữa các phòng qua hệ thống máy vi tính được nối mạng. Ban lãnh đạo sẽ thường xuyên giám sát thông tin, kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua hệ thống này. Đe hệ thống này có thể hoạt động tốt, công ty cần đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ và phần mềm thích hợp.

+ Nội dung phân tích tác động rất lớn đến chất lượng phân tích tài chính. Nội dung phân tích của công ty hiện nay chưa đầy đủ, khiến cho việc dự báo dòng tiền vào ra trong từng thời kỳ ngắn hạn chưa tốt, công ty chưa thể chủ động lựa chọn nguồn tài trợ và xác định ngân quỹ của mình. Do vậy công ty cần chú trọng phân tích nội dung dự báo dòng tiền chính xác hon.

+ Một vấn đề quan trọng là phải chú trọng tuyển dụng cán bộ phụ trách công tác phân tích tài chính có kinh nghiệm, trình độ và có hiểu biết để đưa ra các nhận định, tư vấn chính xác cho ban lãnh đạo.

4.2.ỉ.3. Hoàn thiện công tác hoạch định tài chính

Công tác hoạch định tài chính là khâu đầu tiên trong quân lý tài chính có vai trò quan trọng nên Sông Đà Hà Nội cần chú trọng thực hiện các giải pháp để hoàn thiện công tác này nhằm cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty:

+ Xây dựng quy trình lập kế hoạch tài chính

Công ty CP Sông đà Hà Nội đã quan tâm đến công tác hoạch định tài chính, đưa ra các bước công việc cần làm. Tuy nhiên, trên thực tế công ty còn chưa xây dựng quy trình cụ thề các việc cần làm khi lập kế hoạch tài chính. Đe công việc thuận lợi, trôi chảy và tránh sự chồng chéo công ty cần xây

dựng quy trình rõ ràng, phân công rõ trách nhiệm từng bộ phận trong việc lập kế hoạch tài chính.

+ Tăng cường nghiên cứu thị trường

Ke hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng, đặc biệt là phần nghiên cứu tình hình thị trường. Công ty không nên bở sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính bằng cách chuẩn bị và nghiên cứu kỳ tình hình thị trường đế không bị bỡ ngỡ trước những biến đổi và đưa ra quyết định sáng suốt.

+ Chú trọng nâng cao năng lực cán bộ trực tiếp thực hiện công tác hoạch định tài chính

Công việc hoạch định tài chính đòi hỏi sự tham gia của nhiều cá nhân và sự phối hợp của các bộ phận. Để công việc đạt kết quả cao cần phải đảm bảo nguồn nhân lực có đủ trình độ, hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ của phần công việc được giao. Trong quá trình hoạch định kế hoạch tài chính công ty cần bố trí các cán bộ là Trường, Phó các bộ phận để đảm bảo các thông tin có tính bao quát và khả thi, hơn nữa, quá trình thực hiện và kiểm soát tài chính cũng sẽ thuận lợi hơn. Công ty cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ công tác hoạch định tài chính cho cán bộ chuyên trách đặc biệt là các cán bộ phòng tài chính kế toán.

+ Chú trọng giám sát, kiểm tra kế hoạch tài chính

Công ty cần chú trọng theo dõi, kiểm tra, giám sát từng bước trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch tài chính. Các báo cáo về tình hình thị trường, danh mục đầu tư, lựa chọn đầu tư, các bảng báo cáo thuế, cập nhật bảo hiểm...là tài liệu quan trọng cần được theo dõi, kiểm tra cẩn thận nhàm tránh các rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời ban lãnh đạo, nhà quản trị cần chủ động theo dõi thay đổi, thăm dò, quan sát thật nhanh những biến động của thị

trường đế có chính sách phù hợp. Định kỳ có báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch của năm, có biện pháp thay đổi kịp thời.

4.2.1.4. Chú trọng kiêm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, kiểm soát là một trong những nội dung mà Sông Đà Hà Nội còn thiếu sự quan tâm nên trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công ty cần thực hiện các giải pháp:

+ Cần nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính cấp thiết của việc xây dựng hệ thống này.

+ Tổ chức các chương trình bồi dưỡng cán bộ, trao đổi học tập kinh nghiệm về hệ thống kiểm soát.

+ Để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính, công ty cần xác định, xây dựng một hệ thống chỉ tiêu có vai trò làm thước đo đánh giá hiệu quả của Công ty. Hệ thống chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên việc lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất đối với Công ty (căn cứ vào đặc điểm cụ thể của Công ty để xây dựng hệ thống chỉ tiêu và cách thức áp dụng). Ví dụ chỉ tiêu về hiệu quả, chỉ tiêu hoàn thành tiến độ, chỉ tiêu về phù hợp, chỉ tiêu bền vững...

+ Hệ thống thông tin quản lý phải được xây dựng và sử dụng một cách đồng bộ để cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo chất lượng cao nhất. Mặt khác, nhà quản lý cũng cần có đủ năng lực đế điều hành và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin này.

+ Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ đối với các hoạt động tài chính kế toán tại Công ty thông qua việc tăng cường phối hợp giữa ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra vói các phòng nghiệp vụ và với các bộ khác trong Công ty; nâng cao năng lực của các kiểm toán viên. Nghiên cúu xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trực thuộc ban điều hành Công ty để hồ trợ lãnh đạo Công ty trong việc ra quyết định về lĩnh vực tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)